Hôm nay,  

Cái Tên

01/02/200100:00:00(Xem: 289949)
Bài tham dự số 02-154-VB0202

Hầu như trong chúng ta ai cũng có ít nhiều kỷ niệm vui buồn về "cái tên" mình, "cái tên" do cha mẹ đặt, hay do người khác gán ghép cho. Ngoài ra những "cái tên" chung cũng "theo mệnh nước nổi trôi" mà có những nỗi vui buồn của nó.
Riêng tôi, cái tên bố mẹ đặt cho được xếp vào loại trung bình, nghĩa là không đẹp, và cũng không được xem là xấu. Nhờ sinh vào ngôi sao tốt, nên bạn bè cho rằng số tôi sung sướng nhờ cái tên. Tên lót tôi cũng giống phần đông các tên lót thông thường trai "văn", gái "thị", nên ngày còn bé một đôi lần cũng mơ một chữ lót đẹp đẽ hơn thay cho chữ "văn" quá tầm thường ấy. Đến năm đệ ngũ (lớp 8), không hiểu sao bạn bè trong lớp đặt cho tôi thêm một biệt danh quái ác"Cua Đinh". Tôi buồn thật nhiều từ ngày bị gán ghép cho biệt danh ấy, nhưng vẫn còn thanh tao hơn những "Công ngủ"û, những "Đức cống". . . Ngay cả những tên cha mẹ cũng tạo được những trận cười thoải mái cho cái tuổi học trò. Bạn tôi, Nguyễn văn Mười Hai con ông Nguyễn văn Sáu và bà Trần thị Lục.
Qua đây, những tưởng mất đi cái thú châm chọc "cái tên", không ngờ nó vẫn còn chỗ dựng võ. Con gái bạn tôi, cháu Mai Yến Nhi các bạn trong lớp vẫn gọi "My Knee", nỗi buồn My Knee của cháu chắc cũng bằng cái buồn Cua Đinh của tôi ngày xưa.

Trong chuyến trở về thăm quê lần đầu năm 1995. Ngồi bàn chuyện văn thơ cùng vợ chồng chú em, tôi có nhắc đến nhà thơ Bùi Giáng mà tôi yêu thích. Nhờ vậy mà biết ông chỉ ở cách chỗ tôi trú ngụ vài con hẻm. Tôi lần mò tìm đến thăm ông. Phải nói thật lòng là tôi không đủ khả năng để hiểu văn thơ Bùi Giáng, đọc thơ ông nhiều lúc chẳng hiểu ông muốn diễn tả điều gì, nhưng vẫn đọc, nhờ vậy lâu lâu tìm được những dòng lục bát thật thanh thoát, những vần thơ thật ngây ngô nhưng cho người đọc đôi nụ cười thú vị thoải mái. Chỉ "cái tên" mình thôi, ông nói ngược nói xuôi, lái đi lái lại thành một bài thơ để cống hiến cho đời.
Bùi văn Giáng
Báng văn Dùi
Búi văn Dàng
Giáng văn Bùi. . .
(viết lại qua trí nhớ không mấy tốt)
Hôm đến thăm, lúc ông say lúc ông tỉnh, chuyện trò với người "điên" thì làm gì có đầu có đuôi, hết chuyện trên trời đến chuyện dưới đất, thế rồi đột nhiên ông nghiêm mặt bảo tôi.
- "ngài" (tôi không viết hoa chữ ngài, vì không dám nhận mình là ngài) về sống nơi đây, một thành phố an toàn nhất thế giới, tôi đố thằng nào dám động đến "ngài"
Thấy tôi ngây mặt ra như có vẻ không mấy tin, ông cất tiếng hỏi.
- "ngài" có biết tại sao vậy không"
- Dạ, thưa thầy không!
- Thành phố này mang "cái tên" Bác, chúng nó mà ăn cướp ăn trộm tức là chúng văng cứt vào mặt Bác rồi!
Nói xong ông cười vang, rồi chuyển ngay sang "tông" khác.
- Ông có thuốc không"
- Con không hút thuốc, Thầy cần loại thuốc nào để con mua.
Ông rất tự nhiên thúc dục.
- Đưa tiền đây, tôi nhờ mấy đứa nhỏ chạy đi mua.
Rồi ông lại "tặng" tôi thêm một câu chuyện về "cái tên" nữa.
- Bây giờ nhiều người chạy theo thời, đặt tên con toàn lót chữ "Chí" cho oai. Nếu hồi đó cha mẹ ta, "hắn" đặt tên lót ta là "Chí" thì chết đời ta rồi .
Nói xong ông cười vật ra, nằm ngay xuống cái võng giăng dưới gốc cây ngoài sân ngủ thoải mái, không cần biết khách đang còn ngồi nhìn ngắm ông.
Trước ngày về, tôi trở lại chào từ biệt, ông có làm bài thơ tặng tôi, bút tích thì có nhưng chẳng đọc ra được chữ gì, nói chi đến hiểu được lời ông viết. Nay thì ông đã ra người Thiên cổ, những kỷ niệm vài giờ phút ngắn ngủi bên ông mà tôi viết ra đây, như một nén hương lòng đốt lên để cầu nguyện cho một Thiên tài đã ra đi vĩnh viễn.

Nguyễn văn Hưởng sinh ngày 2 tháng 8 năm 1948 tại làng Tri Chỉ tỉnh Vĩnh Phúc Yên ( Vĩnh Phúc Yên là tên nhập lại của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, sau 1955 sát nhập thêm Phú Thọ để thành tỉnh Vĩnh Phú, đến năm 1997 lại tách Phú Thọ ra và đặt tên tỉnh là Vĩnh Phúc). Đó như một điệp khúc được nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần trong cuộc đời tôi, từ trường học, trong quân ngũ, những tháng ngày tù tội. . . Giờ đây điệp khúc ấy được thêm vào hai chữ Việt Nam thân yêu cho thích hợp với cuộc sống lưu lạc xứ người.
Tôi đã lần mò về thăm quê theo cái địa chỉ trong cái điệp khúc ấy. Tôi yêu thương nơi chôn nhau cắt rốn của mình nhiều lắm, hai tiếng LÀNG NƯỚC như một từ ngữ kép luôn sánh đôi bên nhau, vì vậy Tri Chỉ Việt Nam cũng chỉ là một trong tôi. Đã hơn một lần tôi định lấy tên Làng quê mình đặt cho đứa con đầu lòng. Ngày nhà tôi mang thai cháu, chúng tôi cũng bàn qua chuyện đặt tên cho con, bàn thì bàn, nhưng biết chắc tên con chỉ mình tôi chọn, nên bảo nhà tôi.
- Sinh con em phải nằm một chỗ, đi làm khai sinh anh muốn đặt tên gì mà chẳng được.
Nhưng ngờ đâu, ngày con chào đời, tôi ở trong tù chỉ cách nhà bảo sanh không đầy 200 thước, mà không nghe được tiếng con khóc, không biết gái hay trai thì còn nói chi đến chuyện đặt tên cho con. Anh bạn tù may mắn được chọn làm việc trong nhà bếp, hàng ngày bưng cơm cho tù. Anh trao tôi mảnh giấy nhỏ nhầu nát, nhà tôi ghi vội mấy chữ báo tin. "Con trai, sinh lúc 6 giờ ngày 2- 7- 75, nặng 3 kg, em và con rất khỏe" nhờ vài hàng nhắn tin đơn sơ ấy mà tôi biết mình đã làm cha, nhưng bạn tôi thì rất lo sợ như trao cho tôi đồ quốc cấm, mắt láo liên nhìn trước nhìn sau rồi rất nghiêm chỉnh dặn dò.
- Đọc xong đốt ngay, không lụy đến tao!
Tri Chỉ Vĩnh Phúc Yên, Nơi ấy còn mồ mả tổ tiên, còn đầy đủ chú thím, cậu mợ cùng bà con xa gần của tôi.
Xe rời quốc lộ để rẽ vào đường làng, tôi như tê dại khi nhìn lại con đường đất đỏ mà hơn bốn mươi năm xưa tôi rảo bước theo mẹ tìm đường vào Nam. Xe phải dừng lại đôi ba lần để tôi dọ hỏi đường, tôi không muốn mình lạc Làng quê thân yêu thêm giây phút nào nữa cả.
- Qua cánh đồng này là đến Tri Chỉ.
Lòng tôi rộn lên niềm vui sướng, chỉ còn một cánh đồng nữa là về đến Làng. Từ xa tôi đã nhìn được lũy tre, thấy được những người nông dân lam lũ đang cày cấy để gieo trồng hạt lúa củ khoai. Xe đến địa phận Làng, anh tài đỗ ngay trước một quán bên đường để tôi hỏi đường vào nhà họ hàng. Tôi cúi đầu chào bà cụ bán hàng và hỏi.


- Chào cụ ạï, thưa cụ cho cháu hỏi thăm nhà ông Tịnh ở đâu ạ (tên một người chú tôi).
Cụ ngước mắt quan sát khắp thân người tôi, thay vì trả lời, cụ hỏi ngược lại tôi.
- Anh là Kèn hay Loa"
Tôi bàng hoàng cả người sau câu hỏi ấy. Ngày mới sinh, vì tôi khóc nhiều, nên người làng gắn thêm cho tôi một biệt danh Kèn, còn Loa là tên chú em tôi, đặt hay và vần như vậy thì anh em làm sao lẫn lộn với người khác được. "Cái tên" ấy đã gửi lại làng từ ngày di cư vào Nam. Nay cụ gọi tên Kèn, tôi nghe như tiếng gọi ba hồn chín vía mình trở lại. Rời làng tôi chỉ là một cậu bé mới bảy tuổi đầu, ngày về đã là một trung niên gần năm mươi. Chắc bà cụ không thể nào nhận ra thằng Kèn ngày xưa, nhưng qua vẻ bề ngoài cụ đã đoán ngay được tôi là ai, và từ đâu đến. Như người ngất đi tỉnh lại, tôi nén xúc động trả lời cụ.
- Thưa cụ cháu là Kèn. Cụ và cháu có họ hàng gì không mà sao cụ biết cháu"
- Tôi và anh không có họ, mà bố mẹ anh có khỏe không" Cứ nói bà Khoa có lời hỏi thăm là ông bà cụ biết ngay. Chú Tịnh anh có cửa hàng bán phân, cách đây ngoài trăm thước thôi, cứ cho xe chạy thẳng sẽ gặp.
Ra dấu cho xe chạy trước, tôi muốn được đi bộ trên con đường làng, để bước chân mình tìm lại dấu vết bước chân nhỏ bé của tôi ngày xưa. Cám ơn "cái tên" chân tình mộc mạc của người làng đặt cho ngày còn bé, để tôi bồi hồi quay về với quá khứ với kỷ niệm, với Làng Nước Tri Chỉ Việt Nam. Tôi cũng không còn thù ghét người đặt cùng cái tên "Cua Đinh" đã theo tôi mấy năm trung học. Nếu tình cờ có ai vỗ vai rồi lên tiếng hỏi:
- "Cua Đinh" có khỏe không"
Thì chắc, nào trường, nào lớp, nào bạn bè ngày xưa sẽ đổ ngập hồn tôi, và tôi sẽ vui mừng biết là dường nào.

Mải huyên thuyên chuyện Việt Nam, với những kỷ niệm quá khứ. Giờ trở lại mảnh đất tạm dung, với những "cái tên" nơi quê người.
Biết đàn biết hát, yêu thích âm nhạc, tôi xem như có một vườn hoa trong tâm hồn. Vì vậy các con tôi đều được học đàn từ bé. Một hôm đi làm về, con tôi chạy ra khoe
- Hôm nay thầy dạy bản nhạc "longme" hay lắm, để con đàn bố nghe.
Tôi chưa nghe tên bản nhạc ấy lần nào, nên ngồi lắng nghe.
Đàn trỗi lên mới hay đó là bản "lòng mẹ" của Y Vân. "cái tên" lòng mẹ được Mỹ hóa cách phát âm làm tôi bật cười.
Nhờ năng khiếu và đam mê âm nhạc, nên cháu được chọn vào ban nhạc nhà trường. Một hôm đến tham dự buổi văn nghệ có cháu trình diễn. Khi giới thiệu thành phần ban nhạc tôi nghe được.
- Keyboard Quốc Nguyễn.
Đáng lý khi nghe giới thiệu con mình, tôi phải vỗ tay thật to và la vài câu cổ võ tán thưởng như mọi người. Nhưng dường như tôi nghe được một điều gì không ổn và chướng tai làm sao ấy! Tôi ngồi giữa đám đông, giữa lời ca tiếng nhạc mà hồn tôi lại vẩn vơ suy nghĩ mông lung. Về nhà, tôi gọi con đến và bảo:
- Hôm nay bố muốn nói chuyện với con về "cái tên" của con. Ngày sinh anh Hai, bố ở trong tù nên không được đặt tên cho anh. Mẹ sinh con 4 ngày sau khi gia đình mình đến Mỹ, lại đúng ngày 4 tháng 7, ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ. Bố đứng cạnh mẹ lúc con chào đời, nhưng bố cũng không được đặt tên cho con mình, vì nhường vinh dự ấy cho ông bảo trợ gia đình ta. Anh hai Nguyễn Lập Duy, vì vậy ông bảo trợ đặt con Nguyễn Lập Quốc cho hợp với ý nghĩa ngày con chào đời. Bố tuy không được đặt tên con, nhưng rất thích tên mà ông bảo trợ đặt. Nhưng chữ Quốc trong lòng bố là Việt Nam thân yêu, và Lập Quốc cũng là ước mơ của bố trong những ngày đầu của cuộc sống lưu vong, nhưng không khi nào quên quê hương đang đọa đày trong gông cùm Cộng sản.
Nguyễn Lập Quốc, tên con đẹp từ thanh âm đến ý nghĩa. Nhưng nó chẳng còn một ý nghĩa gì khi đọc là Quốc Nguyễn. Hãy tập và sửa cho bạn, để giới thiệu cho đúng tên con.
Chẳng ai bắt buộc phải đổi ngược đổi xuôi tên họ mìnhï, chính tự mình Mỹ hóa không đúng cách, làm ngọng nghịu tên họ mình thôi.
Chúng ta sẽ thấy ngượng miệng và khôi hài làm sao khi nói.
Tổng Thống Clinton Bill, Cố Tổng Thống Diệm Ngô, Thi hào Du Nguyễn, Nhà Cách mạng Học Nguyễn. . . Dù ngôn ngữ nào thì cũng chỉ Bill Clinton, Ngô đình Diệm, Nguyễn Du, Nguyễn thái Học. . . mà thôi.
Sau phần "cái tên" cá nhân, tôi cũng xin nói đến nhiều "cái tên" chung cũng bị Mỹ hóa không đúng cách. Tôi muốn nói đến các món ăn quê hương đang "tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc" vào thị trường ăn uống xứ sở này. Món ăn thông dụng và nổi tiếng nhất của Mỹ như Hamberger, Pizza, Spaghetti, Hog dog, Taco, Sushi. . . Khi du nhập vào Mỹ, tất cả đều giữ tên cúng cơm của nó. Nhưng món Phở thơm ngon của mình lại bị chính người mình Mỹ hóa thành " Beef noodlle soup", rồi "Chả giò"ø thành Eggroll. . . . . . Thật tội nghiệp và bất công cho những cái tên tuy mộc mạc nhưng "thắm đượm tình quê hương" này.
Rất nhiều cá nhân cũng như đoàn thể kêu gọi bảo tồn văn hóa Việt, "cái tên" riêng mỗi người, "cái tên" chung các món ăn cũng rất cần gọi cho đúng. Vì nó cũng là biểu tượng, là đặc thù của dân tộc mình. Tuy thật nhỏ nhoi nhưng cũng rất cần bảo vệ để khỏi ngọng nghịu và mất đi cái gốc. Kính xin quý vị đánh lên tiếng chuông bảo vệ những "cái tên" để khỏi mai một.
Cô em thứ Năm tôi có hai con, một trai một gái. Có lần tôi gọi điện thoại sang, khi nghe tiếng hello đầu dây bên kia, tôi hỏi:
- Ai đó!
Nhận ra được tiếng tôi, cháu gái tôi trả lời.
- Dạ, Tâm bác Hai.
- Mẹ con đâu rồi"
- Mẹ đi tìm Cu.
Rồi một lần khác gọi sang, tôi vẫn hỏi ai đó như thường lệ, và nhận được câu trả lời.
- Cu bác Hai.
Tội nghiệp cháu tôi, mang tên Cu quê mùa cục mịch đã quen, giờ muốn đổi cũng không được vì đã thành nếp. (có lần tôi đề nghị đổi Cu thành Dick)
Thà rằng như vậy nhưng vẫn còn hơn, một ngày nào đó chẳng may nghe được con cháu khấn vái trước bàn thờ.
- Thưa ông bà, hôm nay ngày giỗ, cháu CAC BUI (xin lỗi ông bà con nói quá tục) mời ông bà về sơi Beef noodle soup, Eggroll và Cá mèo sour soup. Thì những vong linh thế hệ đầu trên đất Mỹ này làm trả lời với tổ tiên nơi chín suối.
NGUYỄN VĂN HƯỞNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến