Hôm nay,  

Tôi Mở Tiệm Dryclean

28/01/200100:00:00(Xem: 151681)
Bài tham dự số: 02-150-VB0127

Tác giả làm việc tại Trung Tâm Không Gian, Florida, đã góp cho Giải Thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị. Cạnh các đề tài về nghề nghiệp chuyên môn, bà đã viết về tình chị em, đời sống gia đình, người bảo trợ... với nhiều chi tiết sống thực và tấm lòng thẳng thắn, tốt đẹp. Đầu năm mới, Việt Báo trân trọng giới thiệu thêm bài viết mới của bà.

*

Tôi đang mong khi bán tiệm xong tôi sẽ thoải mái rong chơi bốn mùa như trước. Thoải mái đây có nghĩa là tôi sẽ chỉ làm một việc thôi, không ôm đồm như đã làm hơn 4 năm qua.
Tất cả chỉ do mình, tôi tự bảo. Không đổ thừa cho ai, kể cả ông chồng hay suy luận tính toán. Mỗi năm, khi phải khai lợi tức thuế thu nhập, chồng tôi thường buông thêm câu than: “phải chi có cái cơ sở thương mại thì đỡ tốn mấy ngàn phải đóng thêm.” Câu than thở đó nó nhập tâm tôi lúc nào không biết, cho đến khi nghe chị bạn mách rằng người chủ (đã sang lại tiệm này từ chị cách đây 5 năm) muốn bán để di chuyển đi nơi khác thì tôi quyết định mua ngay.
Tiệm Dry Clean này cùng nằm trên con đường với sở tôi làm, cách nhau không quá 5 miles. Giờ ăn trưa hay khi tan sở tôi có thể tạt qua trông nom nếu cần. Sau khi bàn với cô em gái bằng lòng đứng ra quán xuyến mọi việc, tôi ký giấy sang nhượng. Tất cả diễn tiến trong vòng 3 tuần. Thật nhanh nhưng tôi cũng đủ khôn ngoan đặt điều kiện bắt chủ cũ phải ở lại để chờ khách quen mặt chúng tôi đồng thời học việc trong 1 tháng. Nghe thì lâu chứ thật ra giống y như câu mưa chưa kịp thấm đất.
Ngay trong ngày đầu tiên, (sau khi closing) việc trước nhất là đến City xin chuyển tên trong giấy phép mở tiệm. Kế đến là đi từng nơi như công ty Điện, Gaz, Nước, Phone để ký tên mở trương mục cho tiệm với tên mình. Sau đó tôi đến ngân hàng mở trương mục, in check để dùng trong những chi phí cho tiệm. Chạy lung tung như thế trong một ngày là đủ hết hơi rồi.
Ngày hôm sau theo luật bắt buộc, tôi lo đóng bảo hiểm cháy, tai nạn cho khách, cho nhân viên trong tiệm phòng hờ khi có chuyện không may. Riêng phần bảo hiểm máy móc tôi không mua vì ỷ y mình nuôi một tay thợ máy thứ thiệt trong nhà. Dàn máy Dry Clean, nặng tiền nhất, do computer điều khiển mới được hai tuổi. Boiler chưa gíà quá bốn tuổi. Hai thứ chính đều ngon lành. Compressor thì cũng chưa quá cũ. Chỉ có cái máy ủi shirt là đã đứng tuổi nhưng vẫn hoạt động tốt. Máy ủi bằng hơi tuy đã cũ nhưng không hề gì. Chịu khó thay mấy cái lò xo, châm dầu nhớt thì cũng xong thôi (ông thợ máy tuyên bố thế). Hai máy giặt, máy sấy đang hoạt động. Tóm lại là bên ngoài vẫn như cũ, chỉ đổi tên chủ trong giấy tờ. Chưa hết, phải ghi danh với chính phủ, đóng thuế ô nhiễm không khí thành phố. Sau khi xin City, phải xin giấy phép hành nghề với cả County và State nữa.
Trước kia, khi nghe Dry Clean tôi cứ nghĩ đơn giản là giặt khô mà không hề thắc mắc tìm hiểu xem giặt khô là giặt như thế nào. Thật ra Dry Clean cũng là giặt ướt. Thay vì giặt bằng nước và sà bông thì ta giặt bằng chất hóa học tên là Perchloroethylene (gọi tắt là perc, màu trằng và lỏng như nước). Nói đến dry clean là phải kể đến hoá chất. Khi mua chất thuốc hóa học để giặt đã phải đóng thuế ô nhiễm, khi đổ hoá chất cặn bã đi lại tốn thêm một lần tiền n"a cho công ty đặc biệt lấy đem đi.
9Ngoài perc để giặt ra, phải mua các chất hóa học để tẩy những vết dơ như thức ăn, dầu mỡ, mực, máu, kẹo cao su, ố vàng... đủ các loại nhưng được dùng đến nhiều nhất vẫn là sà bông đặc chế cho perc., sà bông giặt thường và hồ (làm quần áo thẳng cứng).
Làm sạch quần áo còn đồng nghĩa với làm sạch máy móc. Vì nếu máy dơ sẽ bị hư, không làm việc được. Do đó hai hoá chất không kém phần quan trọng là thuốc để clean boiler và thuốc clean máy ủi phải được xử dụng mỗi ngày. Về phần máy Dry Clean, khi thuốc giặt bị dơ, chỉ việc bơm vào sau máy, nấu lên (như nấu rượu). Cặn bã dơ lấy ra đổ vào thùng sắt chờ công ty riêng lấy đem đi. Chất perc trắng tinh được bơm trở lại máy, cho sà bông đặc chế vào dùng tiếp. Mỗi lần nấu, perc bị hao hụt khoảng 10 gallons. Cần thêm perc mới để châm vào bình chứa thì gọi công ty đem đến.


Ngày xưa luật lệ không khắt khe nên có khá nhiều tiệm dry clean có máy móc. Ngày nay, để bảo vệ môi sinh, chính phủ điều khiển cũng như kiểm soát hóa chất thật kỹ lưỡng. Mỗi thành phố chỉ cho giới hạn số tiệm có máy móc, loại không có máy, còn gọi là Drop off thì tha hồ tự nhiên. Nằm trong sự kiềm chế đó, các tiệm dry clean được lệnh phải bỏ một hộp sắt (bề dày 1 cm) thật lớn dưới sàn nhà, đặt máy dry clean bên trong để ngừa trường hợp máy hư bị chảy perc thì chỉ nằm trong hộp sắt chờ dọn sạch mà không bị thấm xuống sàn nhà hay chảy ra đất.
Tuy chứa toàn hoá chất mà tiệm không hề có mùi như tiệm nail vì ngay bên trong máy dry clean đã có hệ thống máy lạnh để sau khi xấy khô quần áo, hơi nóng bị làm cho lạnh, không còn mùi thuốc nữa hoặc có còn chút ít thì cũng theo ống thoát hơi dẫn thẳng lên mái nhà để bay trên trời.
Mỗi sáng khi mở cửa tiệm, nhận quần áo từ khách hàng, hẹn ngày họ lấy xong, tôi ghi tên họ cùng số điện thoại và số quần áo họ giao cho mình vào tờ hoá đơn. Đưa họ bản hồng làm bằng, giữ bản chính màu trắng và tờ copy màu vàng cho tiệm. Bấm vào hóa đơn và quần áo cùng một mã số được in bằng một loại giấy đặc biệt cho mỗi khách hàng. Loại giấy này giặt không rách cũng như không mất màu. Cất hóa đơn rồi đem quần áo đi giặt.
Loại giặt thường như quần khaki, áo shirt thì lấy sà bông chà những chỗ dơ rồi bỏ máy giặt. Quần áo phải dry clean thì bỏ hóa chất vào những chỗ dơ (tùy loại dơ mà bỏ thuốc), sau đó cho vào máy dry clean, nhấn nút tự động cho máy chạy. Quần áo sạch lấy từ máy ra đem ủi. Các áo shirt cứ để ướt mà ủi. Quần khaki xấy khô ủi bằng máy có hơi nước giống như quần áo dry clean (đã khô sẵn vì được sấy tự động ngay trong máy dry clean).
Xong phần ủi đến phần sắp quần áo để trả cho khách. So sánh mã số bấm trong quần áo và mã số trong hóa đơn là đúng quần áo ai trả lại cho người đó. Sự nhầm lẫn có thể xảy ra chỉ ở lúc này vì đôi khi người sắp nhìn lộn hay bỏ lộn sang số của khách khác. Để giới hạn sự nhầm lẫn, tôi luôn luôn dò số trong hóa đơn và số trong quần áo một lần nữa trước khi bỏ trong bao plastic đem treo qua khu vực lấy hàng. Một đôi khi mã số bị rớt trong máy, tôi nhìn hóa đơn xem hàng là món gì, quần, áo, váy ngắn, dài, shirt hay T-shirt mà trả đúng quần áo cho khách. Đôi khi phải xem sized hay tên hiệu quần áo nếu người nhận quần áo quên hay ghi lộn mã số trên hoá đơn. Với phương pháp này, và cũng nhờ những người làm việc có tinh thần trách nhiệm, tôi may mắn rất ít gặp phiền phức trong hơn 4 năm có tiệm.
Mỗi tuần, tôi tính tiền lương nhân viên, mỗi tháng đóng thuế Ô nhiễm môi sinh 2% của mức thu nhập. Mỗi bốn tháng đóng thuế unemployment cho nhân viên. Chỉ đến cuối năm mới đưa cho người chuyên môn khai thuế lợi tức của tiệm.
Ngay trong tháng đầu tiên sau khi sang tiệm, tôi không bị lỗ vốn. Tiệm tiếp tục hoạt động để rồi chỉ sau 1 năm, mức thu của tiệm đã tăng thêm 20%. Uy tín của tiệm lên đến nỗi các khách sạn điện thoại đến muốn tiệm tôi nhận và giao lại cho họ. Các nơi Drop off cũng muốn tiệm tôi nhận cho họ nhưng tôi đã từ chối tất cả. Nhân viên của tôi biết rõ vì họ là người chuyển những đề nghị của các nơi. Ai cũng biết là tôi chỉ muốn giữ mức thu như thế, để khai thuế. Không muốn nhận thêm vì thêm việc phải thêm người làm. Mà kiếm người làm việc đàng hoàng hơi khó.
Tôi xử dụng nhuần nhuyễn các máy móc, thành thạo với các chất hóa học. Uỉ quần áo chỉ thua thợ chút đỉnh vì không làm thường xuyên. Đôi khi còn được khách hàng đưa sửa quần áo tặng hoa cám ơn. Tóm lại là việc gì tôi cũng làm tuốt luốt (trừ sửa máy). Cá tính thích thử thách (challenge) của tôi trong nghề dry clean này đã đạt. Không còn gì để học nữa nên tôi muốn tìm sang lãnh vực mới mẻ khác. Đó là lý do tôi muốn sang lại tiệm dry clean. Nghề nào cũng là nghề. Trau dồi nghề nghệp để mỗi ngày một tiến bộ là sự thành công của người trong nghề. Tiếc rằng tôi không nằm trong trường hợp này vì dry clean chỉ là nghề tay trái, còn nghề tay mặt, tôi đã theo trên 10 năm, còn quá nhiều thứ để tìm tòi nên tôi chưa chán và còn phải học dài dài.
TRẦN PHƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,324,318
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến