Hôm nay,  

Xây Nhà Tại Mỹ

25/01/200100:00:00(Xem: 173403)
Bài tham dự số: 249-VB0126

Cả tuần nay dân chúng xóm tôi bàn tàn xôn xao. Tôi gọi là xóm chứ thật ra chưa đến 10 nóc gia trong một diện tích cả ngàn mẫu tây. Dỉ nhiên là chuyện bàn tán cũng chỉ qua điện thoại vì khoảng cách giữa mỗi nhà khá xa. Người ít đất nhất là 1 mẫu, kẻ làm chủ 8 mẫu, có những miếng đất trống rộng hơn 40 mẫu, còn những lô đất mà tôi không bận tâm để biết chủ nhân thì nhiều lắm. Riêng chị em tôi là sở hữu chủ của 5 mẫu tây. Đang sinh sống yên lành bỗng dưng tờ báo trong vùng loan tin khu thương mại lớn sắp được xây ở đây. Cái tin chấn động mọi người, không ai bán nhà, đất nữa, chờ xem tình hình ra sao. Ngược lại, chị em tôi đều đồng ý khi tin này trở thành sự thật sẽ bán nhà dọn đi, nếu được giá.
Theo bản vẽ dự định thì ngay đối điện khu nhà tôi sẽ xây một Shopping Center thật lớn, có đến 6 ngàn chỗ đậu xe. Đường sẽ mở rộng, xe sẽ chạy nhiều, người sẽ đông hơn. Nơi này sẽ ồn ào, náo nhiệt, không còn là chốn Thiên Thai của chúng tôi nữa. Khi xưa...
Năm 81, khi chuyển sang làm việc trong Trung Tâm Không Gian, chúng tôi mua 1 căn nhà 4 phòng ngủ gần chỗ làm việc để dọn về từ vùng Đông Bắc lạnh lẽo.
Năm 86, khi phi thuyền Chalenger bị nổ, chương trình không gian bị cắt giảm nặng nề. Không có việc làm, những người Mỹ bán nhà, bán đất, di chuyển đi nơi khác làm ăn. Bảng For Sale treo khắp nơi. Sau những ngày bàn tính, tôi rủ cô em gái có chồng là bạn thân chồng tôi, chung nhau mua miếng đất 5 mẫu. Khi ấy đang làm việc ở ngoại quốc, nghe đất rẻ, em tôi đồng ý ngay vì cũng định sau này chị em sẽ ở gần nhau.
Sau khi để dành đủ tiền xây, tôi lên County xem thủ tục xây cất. Cứ tưởng rằng theo luật chia vùng 1 acre 1 nhà thì mình sẽ xây được 5 căn. Nào ngờ phải tùy theo diện tích mặt tiền, mật độ dân chúng, mực nước cao thấp trong vùng và nhiều thứ linh tinh khác. Tôi phải mang bản đồ miếng đất đi gặp ông Già Trưởng Phòng để nhờ ông xin cho đặc miễn.
Được gọi là Grandpa, ông hăng hái làm hết đơn từ, rồi đại diện cho tôi, ra tòa trình bày để tòa đồng ý cho chia đất làm 3 lô (mỗi lô xây 1 căn nhà) Phí tổn giấy tờ chưa đến 500 đô la so với phần lợi xây 3 thay vì 2 nhà quả là khác biệt. Đất được chia xong, grandpa còn ân cần dặn dò gọi ông ở số điện thoại văn phòng riêng mỗi khi cần giúp đỡ. Đúng là số tôi có quý nhân phù trợ.
Chưa bao giờ xây nhà nên tôi cứ dò từng bước. Chậm nhưng chắc. Trước hết, vào thư viện, tôi mượn một lô sách in các kiểu nhà. Đem về xem xét, cắt chỗ này, thêm chỗ kia cho vứa ý xong tôi giao cho kiến trús sư vẽ thành họa đồ hợp luật lệ Tiểu Bang và thành phố. Kiến trúc sư làm thành 5 xấp bản vẽ, mỗi bản gồm 5 trang: Trang đầu là tờ tổng quát hình căn nhà sau khi xây xong. Trang thứ hai vẽ chính diện, front view. Trang thứ ba là bản vẽ móng, nền nhà, chỗ đặt ống nước, và hệ thống cầu cống. Trang thứ tư gọi là side view, ghi độ dốc của mái để làm cột trụ chống đỡ mái nhà (truss). Quan trọng nhất, và chi tiết nhất là trang thứ năm. Kích thước cũng như vị trí từng phòng , đường giây điện được ghi rõ trong tờ này.
Cầm một bản vẽ trong tay, chúng tôi đi kiếm thợ cho từng phần, ngả giá, ký giao kèo với họ xong là chuẩn bị nộp đơn xin giấy phép tự xây cất (build by owner). Nộp hai bản vẽ và những giao kèo chính như cầu cống, máy lạnh, mái, nền móng nhà và lệ phí xây cất cho County để rồi 2 tuần sau đến lấy giấy phép. Họ giữ lại một bản làm hồ sơ. Bản kia được đóng dấu để chủ nhà niêm yết trước cửa trong suốt thời gian xây cất. Bên cạnh bảng là cái cầu tiêu tạm mướn (cho thợ dùng) bắt buộc phải có.
Trước khi cấp giấy phép xây cất, County cho người kiểm lâm đến xem và cho biết phải giữ lại bao nhiêu cây trong khu rừng thông của chúng tôi rồi mới được ủi đất để làm nhà. Họ đo độ cao của khu đất so với mặt đường để bắt chúng tôi đổ đất cho bằng, bắt đặt ống cống thoát nước thông ra ống của thành phố hầu tránh cho nhà bị lụt sau này.


Công việc xây cất thực sự bắt đầu với thợ làm móng, làm nền. Đào sâu từ mặt đất xuống hơn một thước để xây tường chung quanh, đổ đất làm móng, nện thật chặt xuống, xịt thuốc giết sâu bọ rồi mới đặt hệ thống cầu cống trước khi làm nền nhà. Khi xây tường đủ độ cao cho tầng thứ nhất, các cây đà ngang được đem đến, đặt lên để tiếp tục làm lầu hai. Xong lầu hai là hãng làm mái mang truss đến để lên mái. Những vìên ngói đỏ được câu lên, móc vào những dãy đinh trên mái nhà thành từng lớp.
Thoạt nhìn thì ngôi nhà đã thành hình nhưng thật sự mới chỉ xong môt phần tư công việc. Toán thợ mộc đến, chia nhà thành từng phòng rồi về. Luật Florida cho chủ nhà làm điện lấy và cũng nhờ chồng tôi có cái bằng Master Điện nên mỗi ngày, sau giờ làm việc, chúng tôi chạy đến kéo giây điện cho từng phòng. Nào là giây điện xài trong nhà, giây xài hệ thống âm thanh, hệ thống báo động, hệ thống máy lạnh, máy giặt, sấy quần aó, giây điện thoại, đủ cả.
Kéo toàn bộ giây điện xong, nhờ không bị phản ứng với Fiber Optic, tôi ôm từng tấm chăn chắn nhiệt bỏ vào giữa các bức tướng. Để tiết kiệm tiền điện sau này, chúng tôi tăng những tấm chắn nhiệt lên gấp rưỡi tiêu chuẩn đòi hỏi.
Toán thợ mộc trở lại đóng những miếng dry wall, che kín khung gỗ trong nhà lại thành từng phòng. Những khung cửa phòng, cửa sổ được thợ mang đến gắn lên. Tường được đóng kín lại bằng stucco.
Đến phiên thợ ống nước tiếp tục phần mình thì ông ta bị trở ngại riêng, bỏ ngang giao kèo đã ký. Thế là chồng tôi tự nhiên trở thành plumber thứ thiệt. Anh ráp tiếp ống nước vào bồn rửa mặt, bồn tắm, bồn rửa chén, cầu tiêu và đặt chúng vào các chỗ đã định.
Thay vì gọi thợ, chúng tôi tự lát gach đá hoa. Không phải trả công thợ, chúng tôi dùng tiền này mua loại đá hoa của Italy, hơi đắt nhưng men bóng và bền màu. Trước khi đóng viền quanh nhà, khung cửa (trimming), chúng tôi đánh dầu bóng lên gỗ để khi đóng xong không bị dơ tường. Rồi gắn quạt trần, bóng đèn, tủ bếp, điện thoại, cửa lò sưởi cho kín nhựng chỗ đã để trống. Thế là chúng tôi đã sẵn sàng cho lần kiểm soát điện sau cùng.
Thật hồi hộp, tôi theo sau lưng ông kiểm tra săm soi từng chỗ cắm điện, bật từng công tắc đèn lên, mở điện cho máy lạnh chạy thử. Mọi thứ đều hoạt động tốt, ông ký tên xác nhận rồi bảo chúng tôi gọi xin kiểm tra để lấy giấy phép dọn vào ở (license of occupation). Trước khi về ông còn nhắc nhở phải gắn tay cầm ở cầu thang cho an toàn khi lên xuống.
Người kiểm tra lần cuối đi chung quanh sân bắt buộc phải lát cỏ, vào nhà thử cầu tiêu, thử nước rồi ký tên trong bản vẽ treo trước sân. Xong ông gỡ hết giấy tờ trên bảng đem về bỏ vào hồ sơ tại County và bắt tay chúc mừng, hẹn sẽ gửi giấy trong ngày kế tiếp.
Sau một năm trời khó nhọc, chúng tôi đã xây được căn nhà theo ý muốn bằng bàn tay và trí óc của mình. So với nhà thâù chỉ mất từ 4 đến 6 tháng về thời gian. Ngược lại, phẩm chất của họ thì không thể so sánh được. Chồng tôi đã lựa từng cây gỗ thẳng, không được nối cho framing. Từng viên gạch lát sàn không được vênh, từng miềng ngói cho mái nhà thật kỹ lưỡng, cẩn thận. Nhiều người góp ý: một đời ta, ba đời nó. Ở đây phải đổi là năm đời nó thì mới đúng. Ba đời hay năm đời thì phải chờ sau này mới biết.
Ngay trước mắt, chúng tôi biết là mình đã cắt giảm được 40% trị giá xây căn nhà. Tiền công thợ, tiền công nhà thầu xây cất, tiền vật liệu phí phạm đều bị cắt để tăng phẩm chất của vật liệu và làm đẹp cho khu đất như đào cái ao thật lớn, đường kính 30 feet, sâu 20 feet, thả cá Bass, cá Rô Phi và hoa Sen ngay giữa sân. Chúng tôi xây tường chung quanh và làm cổng để tách biệt khu vực của mình.
Xây nhà bên Mỹ coi vậy mà không khó. Cứ theo luật mà làm thôi. Hai năm sau, chúng tôi xây nhà cho gia đình người em kế, và 5 năm sau, lại xây tiếp cho gia đình người em khác. Đó là 3 căn xây từ chân lên đầu, còn những căn được chúng tôi tiếp sức làm điện, mái, lát gạch thì nhiều quá, kể không hết vì căn nào cùng làm cho vui không ăn tiền, bù lại là những buổi nhậu mừng tân gia thật vui.
Khi viết bài này, chương trình xây khu thương mại nơi tôi ở đã bị hủy bỏ vì nhà thầu không muốn chờ đợi lâu. Thật may mắn cho chúng tôi, những người dại, thích tìm nơi vắng vẻ.
Trần Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,334,575
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến