Hôm nay,  

Để Có Được Hôm Nay

22/01/200100:00:00(Xem: 154069)
Bài tham dự số: 246-VB0122

Uyên cầm cây viết trên tay, đắn đo không biết mình nên tham gia cuộc thi “Viết Về Nước Mỹ” hay không. Bởi vì Uyên chưa từng nếm mùi vị tang thương của thời chiến. Uyên cũng không là nhân chứng của cảnh nước mất nhà tan như các bậc sanh thành, chú bác cuả mình. Ngày đất nước đổi dời, Uyên chỉ được 3 tuổi, quá nhỏ để biết rơi lệ cho quê hương, cho mất mát của người thân chung quanh.
Với cá nhân Uyên, tất cả thăng trầm được gói ghém trong một hồi ức. Hồi ức cuả trái tim non, và hai mái tóc hoa râm, đã cùng nhau gánh vác tủi hờn một cách âm thầm trong giai đoạn “vạn sự khởi đầu nan” trên xứ cờ hoa. Tuy nó không thể so sánh với tiếng than thống thiết cuả những vong hồn bị dìm sâu vào lòng đại dương. Nó cũng không ai oán như hình ảnh cuả người Việt tỵ nạn bị cưỡng bức hồi hương dưới mũi dùi cui tàn bạo. Nhưng đối với Uyên, nó là một vết thương không sẹo khó quên nhất trong đời.
Dù gì đi nữa, Uyên vẫn xin được viết. Viết từ lần tha hương 12 năm về trước. . .

Đó là một buổi sáng mưa bay lất phất cuả tháng 10 năm 1989 tại Lancaster, một tỉnh nhỏ thuộc tiểu bang Pennsylvania. Thấm thoát gia đình Uyên đặt chân đến nơi đây được một tháng. Trong khi người và vật còn ngủ say dưới màn sương mờ, Lan Uyên đã quần áo chỉnh tề ngồi đợi cô Kim chở đi gặp ông cố vấn bàn việc sắp lớp học.
Cô Kim là em gái cuả Ba, cũng là người bảo trợ của gia đình Uyên. Cô qua Mỹ từ năm 1975 nên đời sống đã quá ổn định. Cô có hai căn nhà. Cô nhường lại một căn cho gia đình Uyên thuê. Với số tài sản $20 mỹ kim sót lại sau 6 tháng ở trại tỵ nạn chuyển tiếp trước khi bay đến Hoa Kỳ, gia đình Uyên chỉ còn cách trông cậy hết vào cô Kim. Ngay cả việc mua thực phẩm. Cô bảo Ba cần gì cứ viết lên tờ giấỵ. Ba có bệnh đau bao tử nên cần uống nước có chất gas. Chữ “coca cola” Ba ghi trên danh sách được cô gạch ngang thay vào chữ “xa xí phẩm”. Ba mẹ chỉ biết im lặng nhìn nhau. Ánh mắt ươn ướt cuả Ba giúp Người hiểu rõ địa vị người anh cuả mình không còn tồn tại trong lòng cô em gái, dù chỉ sau 14 năm xa cách. Cô Kim đi chợ về với số thực phẩm cần thiết, ngoại trừ chai nước cô gọi là xa xí.
Đến Mỹ tuần đầu tiên, một nhân viên chức trách thông báo sẽ đến tận nhà chào đón 3 thành viên mới đến lập nghiệp tại Lancaster. Nhưng theo lời cô Kim, mục đích chính là họ muốn thăm dò xem cô Kim có chu toàn phận sự của một người bảo trợ không.
Một đêm trước ngày ấy, Uyên nghe cô bảo Ba như một mệnh lệnh, “Điều em luôn tự hào về em đó là những gì em có hôm nay làm nên bằng hai bàn tay trắng. Em chưa nhận một xu tiền welfare. Em expect anh ‘do the same thing’. Ngày mai nếu người ta hỏi anh cần phụ giúp gì không, anh nên nói không. Em không muốn họ look down, nghĩ rằng em không đủ sức lo gia đình anh.”
Theo lời dặn cuả cô Kim, ba mẹ và Uyên, như 3 anh hùng rơm, bảo không thiếu thốn gì cả trước lời hỏi thăm ân cần cuả người thẩm quyền.
Không lâu sau đó, cô Kim báo tin tìm được việc làm cho ba mẹ. Cả nhà phấn khởi trước tin vui, đồng thời trút được mặc cảm ăn bám. Từ nay, ba mẹ có thu nhập trả tiền nhà, tiền ăn phụ cô Kim. Nhưng đồng tiền ở Mỹ không phải dễ kiếm.
Ngày đầu ba mẹ đi làm về, Uyên thấy tay Mẹ đỏ tấy, còn gương mặt Ba trông mệt mỏị Uyên không dám hỏi nhiều. Cho đến khi cô Kim qua hỏi thăm công việc thế nào, đêm đó Uyên nằm khóc một mình. Ba mẹ nhận công việc lau nhà vệ sinh cho một trường tiểu học. “Janitor”, cái từ vô tri vô giác ấy biến thành mũi dao vô hình đâm Uyên một nhát quặn đau. Thương ba mẹ bao nhiêu, áp lực mau học thành tài giúp đỡ cha mẹ thúc hối Uyên bấy nhiêu.
Mặt trời ló dạng trên cao rọi những tia nắng yếu ớt đánh thức vạn vật. Uyên nôn nóng nhìn ra từ chiếc cửa kính lớn, vừa lúc xe cô Kim đang chầm chậm đậu trước nhà. Không đợi cô bấm chuông, Uyên vội mở cửa, chạy thẳng ra ngoài. Bốn tuần nay Uyên cảm thấy mình vô dụng, chỉ ăn không ngồi rồi trong khi ba mẹ đang cực khổ lăn xả vào cuộc sống mới. Uyên muốn gặp ông cố vấn càng nhanh càng tốt, để có thể mau chóng tiếp tục việc học dang dở cuả mình.
Chào cô Kim xong, Uyên mở cửa xe ngồi lọt thỏm vào trong, tay ôm chặt túi học bạ đem theo từ Việt Nam. Với số giấy tờ này, Uyên thầm mong mình được sắp đúng lớp. Chiếc xe lăn đều trong bầu không khí im lặng. Đôi lần Uyên đưa mắt lén nhìn cô Kim, người mà trước đây Uyên chỉ biết qua vài tấm hình cô gửi về. Đối với Uyên, cô vẫn còn xa lạ. Có thể vì cách nói chuyện pha trộn hai thứ tiếng nửa Việt nửa Anh cuả cô.
Khoảng mười phút sau, ngôi trường có tên Lancaster High School đứng sừng sững trước mặt Uyên. Ngôi trường với những chiếc cửa kính sáng sủa trông sang trọng hơn Uyên đã nghĩ. Uyên hồi tưởng ngôi trường Gia Long cuả mình. Tuy nó cũ kỹ, nhưng in đậm khung trời kỷ niệm thời học sinh cuả nhiều thế hệ tiếp nối. Nơi có mẹ, rồi đến Uyên, cùng khoe tà áo trắng tinh khôi dưới vạt nắng lụa Sài Gòn. Uyên len lén buông một tiếng thở dài tiếc nuối, khi bắt gặp mình lạc lõng giữa những đứa học trò Mỹ da trắng như sữa.
Một ông Mỹ già với gương mặt hiền từ, ngước mắt lên nhìn hai người phụ nữ Á Đông vừa bước vào văn phòng cuả mình. Trên bàn ông có bảng tên Mr. Davis Hagerman. Uyên đoán ông là người cố vấn cuả mình. Ông chào hỏi hai cô cháu niềm nở và đón túi giấy tờ từ tay Uyên. Chậm rãi xem từng trang, chợt ông xoay qua cô Kim...
- Tôi cần cô dịch giấy tờ này sang tiếng Anh. Như vậy tôi mới biết em Uyên đã học môn học gì, và cần học thêm môn gì.
Nghe vậy, cô Kim nhanh nhẹn dịch ngay học bạ cuả Uyên một cách lưu loát sang anh ngữ. Một lúc sau, cô trao lại ông cố vấn danh sách dài tên các lớp Uyên đã học qua. Đưa mắt lướt trên danh sách một hồi, ông cố vấn nhìn cô Kim qua chiếc kính lão xề xệ trước mũi, cất lên giọng Mỹ rặc, một thứ tiếng còn rất mới mẻ đối với Uyên.
- Em Uyên ở Việt Nam hoàn tất lớp 10. Để em theo kịp chương trình, em nên học lùi lớp. Tôi sẽ sắp em học lớp 9.
Với vốn anh ngữ Uyên học thêm từ trường tư khi còn ở quê nhà giúp Uyên hiểu điều ông cố vấn vừa nói. Nghe đến đây, Uyên thất vọng vô cùng. Cả một học bạ dày cộm với số điểm thuộc loại giỏi ở Việt Nam chỉ đáng ngồi vào ghế lớp 9 ở Mỹ thôi à" Ngày trước, thầy Đạt dạy thêm sinh ngữ cho Uyên, người từng đi du học ở Mỹ trước 1975, thường nói với Uyên chương trình học ở Việt Nam khó hơn Mỹ gấp bội lần. Nhưng bây giờ sự thật trước mắt là Uyên phải ngồi lại lớp 9, trong khi bạn bè ở Việt Nam học lớp 11. Họ biết được sẽ cười Uyên bao nhiêu" Học lâu như vậy làm sao nhanh chóng giúp ba mẹ đây" Đôi môi Uyên run run sắp mếu. Uyên giả vờ đi tới góc tường rót nước uống, thật ra Uyên lau vội ngấn lệ tủi thân đang chờ chực rơi xuống. Tiếng ông cố vấn vẫn vang lên đều đều.
- Em Uyên có thể bắt đầu đi học ngày mai. Nhớ dặn em ấy đến căng-tin lấy thẻ ăn cơm trưa miễn phí cho diện gia đình có thu nhập thấp.


Bốn chữ “cơm trưa miễn phí” như một ngọn roi quất mạnh vào người Uyên đến ngã quỵ. Ở Việt Nam, Uyên nổi tiếng là đứa con nhà khá giả. Khi bạn bè lọc cọc đạp xe đi học, ba mẹ đã sắm cho Uyên xe gắn máy cỡi đi đây đi đó. Tự nhiên Uyên giận lây ba mẹ với sự đổi đời phi lý nàỵ Uyên không hiểu tại sao ba mẹ đưa Uyên sang đây để làm gì. Ngày trước Uyên hỏi, ba mẹ bảo qua đây là vì Uyên. Ba mẹ qua đến Mỹ có khổ cách mấy cũng không ngại. Ba mẹ chỉ muốn đem Uyên qua Mỹ hấp thụ nền giáo dục văn minh, được thành danh như bao người. Uyên bỗng thấy mọi việc đảo ngược 360 độ.
Về đến nhà kể lại, Uyên đọc từ ánh mắt ba mẹ một sự thất vọng to lớn không kém gì Uyên. Tự nhiên Uyên thấy mình chưa gì đã phụ lòng ba mẹ, không còn xứng đáng với niềm tin ba mẹ đặt lên Uyên.
Mỗi ngày đi học, ăn cơm trưa miễn phí đối với Uyên là một cực hình. Nhìn những đứa con nhà khá giả có tiền sắp hàng mua thức ăn mình thích, nhìn lại mình đứng xếp hàng lưa thưa với những đứa cùng cảnh ngộ, Uyên thấy xấu hổ. Đó chưa kể đến sự mặc cảm về giai cấp khi thấy những đứa trẻ người Việt qua lâu hoặc sinh trưởng ở Mỹ, họ mặc những bộ đồ đắt tiền, ngồi ăn chung, nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh như dân bản xứ, khiến Uyên cảm thấy bơ vơ hơn. Uyên thường ngồi trốn vào góc kẹt vì lo sợ ai hỏi tiếng Anh, Uyên không biết trả lời. Sau này Uyên tìm được một giải pháp để cứu mình đó là ăn thật nhanh rồi vào thư viện đọc sách.
Thời gian dần trôi, số điểm A thường xuyên cuả những bài kiểm tra giúp Uyên lấy lại tự tin. Ba mẹ xin được việc làm mới tốt hơn. Gia đình tràn ngập lại nụ cười hạnh phúc. Nhưng việc bị học sụt lớp, Uyên không cho bất cứ ai haỵ Uyên vẫn cô độc nơi ngôi trường mới, đến một ngày Uyên biết Khánh.
Uyên và Khánh thường gặp trong thư viện nên hai trái tim non trẻ có cơ hội tìm đến nhau, ngày càng gần gũi, thân thiết. Khánh lớn hơn Uyên một tuổi. May mắn hơn Uyên là Khánh chỉ bị học lùi một năm. Khánh cùng gia đình định cư tại Lancaster trước Uyên 2 năm. Trong hai năm qua, Khánh vừa đi học, vừa làm việc bán thời gian giao bánh pizza để trả góp tiền chiếc xe cũ anh đang chạy.
Mùa Đông lặng lẽ đến, tuyết bên ngoài rơi thật đẹp, nhưng thời tiết trở nên khắc nghiệt. Uyên bị chảy máu cam mỗi ngày vì trời quá lạnh. Ba mẹ mỗi sáng gồng mình ngồi co ro ở trạm xe, chờ xe buýt đến đón đi làm. Mãi đến hè năm sau, khi học xong lớp 9 một cách bất đắc dĩ, ba mẹ muốn đem Uyên về San Diego sinh sống.
Qua lời Dì Tư, người chị họ cuả mẹ, San Diego là thành phố biển có khí hậu điều hoà, không bao giờ có tuyết. Nghe vậy, ba mẹ vốc hết số tiền dành giụm mua vé máy bay quyết định thực hiện chuyến di cư thứ hai. Tháng 6 năm 1990, Uyên gạt nước mắt, tạm chia tay Khánh, một lần nữa theo ba mẹ leo lên đôi cánh sắt đưa gia đình ba người đến một phương trời xa lạ khác.
Khoảng thời gian đầu tại San Diego, gia đình Uyên được Dì Tư cho ở chung nhà. Nhờ tấm giấy giới thiệu cuả hội thiện nguyện ở Lancaster, ba mẹ được hội nhà thờ nơi đây giúp đỡ đi học anh ngữ và học nghề cùng một lúc. Hoàn tất khóa huấn luyện nghề, ba mẹ làm thu ngân cửa hàng bán quần áo Good Will. Tuy chỉ lãnh đồng lương thấp, nhưng có đủ quyền lợi bảo hiểm sức khoẻ. Phần Uyên, được anh Hùng, con Dì Tư, chở đi học mỗi ngày vì hai anh em học chung một trường.
Trường học ở San Diego sắp theo tuổi, nên Uyên nghiễm nhiên được học lớp 12. Tuy vẫn dùng thẻ ăn trưa miễn phí, nhưng Uyên không còn mặc cảm bởi quanh Uyên có rất nhiều người bạn cùng trang lứa, cùng màu da dùng thẻ ăn miễn phí hơn là số học sinh con nhà giàu có tiền mua thức ăn riêng. Uyên cảm thấy mình tìm được một quê hương thứ hai nơi miền đất ấm này. Sau khi Ba thi đậu bằng lái xe, và gia đình cảm thấy có thể tự lực cánh sinh, ba mẹ xin phép Dì Tư dọn ra ở riêng.
Dù bận rộn với những bắt đầu mới, Uyên và Khánh vẫn dành thời gian nghĩ về nhau. Mỗi muà hè, anh bay qua San Diego thăm Uyên, và gọi điện thoại thường xuyên. Có một lần nói chuyện trên phone, Uyên cảm giác Khánh rất buồn. Uyên gặn mãi Khánh mới chịu thố lộ tuần vừa rồi trong khi giao bánh pizza, anh bị hành hung, cướp đi số tiền tip. Sợ Uyên lo lắng, Khánh cười bảo không sao. Trong thâm tâm, Uyên không tin Khánh “không sao” nên điện thoại hỏi chị cuả Khánh. Xứ Mỹ tự do đâu ngờ cũng có cảnh 2 người mỹ đen bề hội đồng một chú bé da vàng chỉ vì vài chục đồng tiền mặt. “Tụi nó đánh thằng Khánh sưng mắt, bầm tím hết. Chị kêu nó nghỉ, đi kiếm việc khác làm, nó không chịu”.
Chỉ có Uyên hiểu rõ số tiền tip đó đối với anh quan trọng như thế nào. Anh thường để dành, đổi chúng thành những cuộn tiền kẽm 25 xu. Mỗi buổi tối đi làm, anh gọi thăm Uyên ở một chiếc điện thoại công cộng. Có lần nói chuyện khá lâu, anh vẫn còn tiền bỏ đều vào máy, Uyên ngây thơ hỏi anh, “Mình nói chuyện lâu như vậy, anh lấy tiền lẻ ở đâu ra bỏ vào máy hoài hay vậy "” Khánh cười giòn tan rồi trả lời, “Anh nói chuyện với em đến sáng mai còn được. Tiền lẻ anh thủ sẵn đầy túi, đi nghiêng một bên luôn đây nè.” Uyên cười thật buồn trên điện thoại trước lời pha trò cuả Khánh. Uyên mong sao thời gian có cánh bay thật nhanh giúp Uyên gặp lại anh, để Uyên có thể chia xẻ khó nhọc cùng anh.
Ngày mong đợi ấy đã đến. Cuối cùng, Uyên và Khánh ra trường. Khánh chọn San Diego làm nơi an cư lạc nghiệp, dọn về đoàn tụ cùng Uyên. Để đến hôm nay, hai đôi tay cùng đắp xây một cuộc sống êm ấm trong ngôi nhà do hai vợ chồng tạo dựng nên. Và điều khiến Uyên hạnh phúc hơn hết là được thấy nụ cười hài lòng cuả ba mẹ khi ngắm tấm ảnh hai vợ chồng Uyên chụp chung trong bộ áo thụng đen, đánh dấu cho sự thành công nho nhỏ cuả đàn con trên xứ người.
Cuộc sống cuả Uyên bây giờ lặng im những đợt sóng gió. Nhưng thật ngạc nhiên, trong lúc ngồi kể câu truyện này, Uyên hôm nay, giống như Uyên cuả hơn mười năm trước, vẫn mủi lòng khi nhìn ngược chặng đường mình đã đi qua. Uyên nhớ mãi lời Ba dạy, “Đường đi mà yên lặng phẳng bằng, thì đích đến không có gì là thú vị.”
Thật vậy. Những cơ cực, tủi nhục ban đầu giúp Uyên biết quý trọng hơn hạnh phúc mình đang có. Những gian khổ ấy không phải vô nghĩa. Thử hỏi nếu nước Mỹ không mở rộng vòng tay nhân ái đón nhận gia đình Uyên, cuộc sống cuả Uyên sẽ đi về đâu" Với lý lịch cuả Ba từng phục vụ cho chính phủ Cộng Hoà, có lẽ Uyên đang là một bóng ma vô danh sống lây lất, không biết đến ngày mai trong địa ngục Cộng Sản. Thiên Đàng ở đâu" Đất Hứa ở đâu" Xin thưa, tất cả nằm ở đôi bàn tay không ngại gian khổ, ở khối óc kiên cường không khuất phục trước mọi gian nan của giòng giống Lạc Hồng chúng ta.
Bên ngoài, những búp hoa đào đang hé nụ háo hức đón Xuân. Như mọi năm, Uyên sẽ chọn một cành đẹp nhất dâng hương tổ tiên trong đêm Giao Thừa.
Xuân Tân Tỵ, 01/19/2001
Kiều Miên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện là cư dân Bắc California.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin mời đọc bài viết của Susan Nguyễn. Bà là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, tác giả đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân.
Khiếu.Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến