Hôm nay,  

Pleiku, Cao Nguyên, Việt Nam

20/01/200100:00:00(Xem: 191214)
PLEIKU, CAO NGUYÊN, VIỆT NAM
Ngày 14 / 3 / 1962

“Thưa Thiếu Tá, tôi là Thiếu Tá Hassinger, được cử làm “Cố Vấn” cho Thiếu Tá... Thú thật, tôi xin ‘học nghề với thiếu Tá’. Ông rất sành sỏi về cao nguyên và đây là nhiệm kỳ thứ tư của Ông tại Ban Mê Thuột-Pleiku"”
“Xin chào Thiêu Tá Hassinger và Welcome ông đến Cao Nguyên Việt Nam.” Tôn nhìn thẳng người đối diện.
Đó là một trung niên Mỹ trắng, khoảng trên 40, đeo kính trắng và để râu mép. Đúng là một counterpart (đối nhiệm) theo đúng nghĩa chính và nghĩa bóng: Cả hai đều có tên bắt đầu bằng mẫu từ H, đều mang cấp hiệu Thiếu Tá, đều trên 1 thước 7 và trên 75 ký, đều mang kính trắng và đều có để ria mép(1). Cả hai trung niên đều để tóc ngắn 1 phân, có thân hình rắn chắc và rám nắng.
Hôm ấy là 14 tháng 3, sinh nhật con trai thứ ba của Tôn, vừa được 4 tuổi.
“Thưa Thiếu Tá, tôi có chút quà kỷ niệm đem từ Mỹ qua. Biết là Thiếu Tá thích loại Ropp, nhưng tôi chỉ có cái pipe hiệu Briar này, cùng lon “Captain Black (thuốc pipe) và gói (xì gà) La Havana.”(2)
“Xin Cám ơn Thiếu Tá. Ngày mai, tôi “vào” thăm một đơn vị Thám kích, ở ‘rẫy Gia Long’(3), đang tiếp tay cho SĐ 9 quét Mật khu Kon Hà Nừng.(3)
“OK! tôi sẽ đi với Thiếu Tá”.
Rồi Tôn cho Hassinger biết thêm: Thám kích cũng chỉ là một đơn vị Bộ Binh mà hàng hạ sĩ quan và binh sĩ được tuyển chọn từ các sắc dân Thượng, với nòng cốt là Rhadé, Djarai và H’re. Tôn và Đại Úy Vũ Viết Sinh(4) là tác giả đề án đã khai sinh ra thám kích, căn cứ theo mô hình của Unité Légère de Brousse (Đơn vị vũ trang nhẹ để băng rừng) của Pháp trước 1954, và các toán Eagle Flight Team (đội Diều Hâu) của Mỹ sau này, với nhiệm vụ bám địch trong rừng rậm của Cao Nguyên, với nguyên tắc là, nếu phải giao tranh, thì, đánh nhanh và rút gọn. Đây là phương tiện thiết thực kiểm chứng tin tức (bằng người) trên chiến trường, mà Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 đã thuyết phục được Bộ TTM và US/MACV thành lập riêng cho vùng 2 chiến thuật, và Sư Đoàn 22 và 23 cùng các tiểu khu ở Cao Nguyên trực tiếp điều khiển và sử dụng.
. . .

“Tư râu! Tư râu!(5)
“5 trên 5”
“Sẽ đón “Tư Râu” ở hướng 2 giờ. Có cần khói không" (6)
“Khỏi”
Dăm phút sau, trực thăng “sâu róm” Chinook đưa Tôn và Hassinger cùng vài sĩ quan tham mưu đáp xuống chỗ nghỉ quân của thám kích.

PLEIKU, tháng 7 / 1962

Tôn từ trong nhà bước ra sân trước (dãy nhà sĩ quan, cạnh Tòa Án Pleiku) thì rất ngạc nhiên, thấy Hassinger ngồi chờ trên xe jeep.
“Hello, bạn đi đâu đó" Cần (cái) gì, mà không phone cho tôi"”
“Tôi đến mừng bất ngờ sinh nhật thứ 37 của bạn!”
“Tốt quá, xin mời bạn vào nhà.”
“Nhân tiện, có món quà, và Happy Birthday!”
Đó là chiếc radio panasonic hiệu National 9 băng của Nhật. Sau đó, Hassinger chụp nhiều tấm hình gia đình Tôn, khi thì toàn bộ, khi thì chỉ riêng vợ chồng Tôn.
Buổi chiều tối chủ nhật ấy là buổi tiệc nhỏ cả gia đình Tôn vui vẻ bên Hassinger với con cochin de lait (heo sữa) quay tại nhà. Trong dịp này, Hassinger ngỏ ý xin bớt một trong 3 con trai của Tôn, đưa về Mỹ cho ăn học và trả lại Tôn khi được 18 tuổi, nhưng các con trai của Tôn không chịu đi, mặc dù lúc ấy còn nhỏ (8 tuổi, 6 tuổi, và 4 tuổi) chưa biết gì.
FORT ORD, đầu tháng 5 / 1963.

- “Xin lỗi quý vị trong Phái Đoàn, tôi muốn gặp Thiếu Tá Tôn.
“Dạ, tôi là Tôn đây.
”Tôi là Đại Úy Moorlick, tôi được bà Thiếu Tá Hassinger nhờ đến “đón chuyến xe lửa “ tối nay, để mời Thiếu Tá về dùng cơm tối nay tại nhà Bà; Bà Thiếu Tá nhắn thêm, rằng Thiếu Tá có thể rủ “thêm bạn bè cùng về dùng cơm cho vui.”
Quả thật là một sự ngạc nhiên thích thú đã “phục kích” Tôn trong chuyến Du hành Quan Sát một tháng tại Hoa Kỳ, viếng thăm vài cơ sở chỉ huy và huấn luyện đặc biệt của Hoa Kỳ, trong phái đoàn do vị Cục Trưởng Cục ANQĐ lúc ấy hướng dẫn và Tôn là phụ tá.
Trong phái đoàn, có Thiếu Tá Trần Văn Kính, Cục Phó Cục ANQĐ, Đại Úy Nguyễn Văn Khuyến, Chánh sở 3 ANQĐ và Đại Úy Nguyễn Văn Nghị, làm thông dịch viên cho Trưởng Phái Đoàn (7).
Vị trưởng Phái Đoàn giữ Đại Úy Nghị cùng lên xe Sedan về nhà khách của Fort Ord, còn Tôn cùng với Đại Úy Moorlick; thiếu tá Kính và đại úy Khuyến lên xe Sedan của căn cứ, cùng nhau về nhà bà Hassinger.
Đây là một căn nhà 3 phòng xinh xắn, đèn sáng choang, trong Fort Ord. Và Tôn đã gặp Joan, vợ của Hassinger, một thiếu phụ trên 30, tóc vàng như tơ, mắt đen với nụ cười hiền lành, thân hình gọn gàng, với 2 tay rộng mở, đón chào Tôn và ôm hôn Tôn:
“Welcome Tôn! Welcom aboard!”
Joan dẫn Tôn đi xem nhà, từ phòng ngủ đến ga-ra (2 xe du lịch) Ngay tại phòng khách, trên lò sưởi ở chính giữa phòng, là môt tấm hình 18x 24 của Hassinger và Tôn bá vai nhau, ngậm pipe, chụp tại cổng Đồn chu Dron (là Đồn Đức Cơ, cuối Quốc lộ 19 giữa Pleiku và Bokheo) hồi giáng sinh 1962; Hai chiến hữu cấp Tá, 1 Việt 1 Mỹ, cũng đeo kính (cận) râm và để ria mép. Ảnh chụp lúc chiến Đoàn A (dzù) do Thiếu Tá Bùi Kim Kha chỉ huy đã “link up” (giao tiếp) với chiến Đoàn B (T.Q.L.C) của Thiếu Tá Triệu Văn Yên, hoàn tất giải tỏa biên giới Việt Miên(8).

Buổi ăn tối rất thân mật, mặc dù có chút khó khăn về ngôn ngữ và lúc 11.00 giờ đêm, 3 sĩ quan Việt về nghỉ tại nhà khách của Fort Ord.

PLEIKU, tháng 7 / 1963

“Major Hassinger, tôi nhờ bạn gởi về bà Hassinger món quà này “do vợ tôi gởi biếu: 1 bộ áo quần dài VN và thêm cái món lá Huế nữa“ nhưng, nón là chỉ để treo tường thôi nhé.
Chà, đẹp quá. Tôi và Joan rất appreciate.
Bốn tuần lễ sau, Hassinger trao lại cho Tôn tấm hình mầu của Joan, chụp tại sân cỏ trước nhà, ở Fort Ord: Joan duyên dáng trong chiếc áo dài, mầu cẩm thạch và chiếc quần Mỹ A, bộ áo quần VN do Cát Vàng gởi tặng, tay cầm chiếc “nón bài thơ.”

PLEIKU, 5 / 11 / 1963

“Hello, Major Hassinger, tôi vừa ở phòng General Khánh(9) ra. “Bây giờ là 12 g 15. Ông Tư Lệnh muốn tôi có mặt lúc 02.00 PM và “ngồi tại ghế Tham Mưu Trưởng của Sư Đoàn 22 ở Kontum. Bạn kiếm cho tôi 1 HUI/A và đưa tôi lên Kontum để thi hành lệnh.”
“Great! Ai thay bạn tại đây"”
“Đại Úy Vũ Viết Sinh”(4)
. . .
- “Má à! Ông Tướng(9) đưa anh lên Kontum (Sư Đoàn) 22. Vài hôm nữa, anh sẽ về đón em và các con lên sau. Anh đi ngay bây giờ với Hassinger bằng trực thăng. Chiều anh sẽ phone. Hôn em và các con!”

KONTUM, cùng ngày 5 / 11 / 1963.

“Reng! Reng! Reng!”
Tôn đến Kontum bằng trực thăng (có Hassinger) và jeep vừa đón vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22, vừa trình diện xong với Đại Tá Nguyễn Bảo Trị(10) và vừa mới ngồi vào ghế TMT/SĐ.
- “Thưa Thiếu Tá, có Trung Tướng gọi.”
....
“Dạ, thưa Trung Tướng, tôi nghe.”
“Râu đó hả" Tốt! Làm việc đi.”
“Xin tuân lệnh Trung Tướng, và xin cám ơn Trung Tướng.”
Lúc ấy, chiếc đồng hồ treo tường tại phòng TMT/SĐ 22, chỉ đúng 02.00 giờ chiều.
“Bạn, tôi trở về Pleiku! Good Luck!”
Hassinger từ văn phòng Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn ra, gõ cửa và vào phòng TMT/SĐ bắt tay Tôn.
“Chào bạn Hassinger. Xin cám ơn bạn rất nhiều và cám ơn pilot. Khi nào viết thư, cho tôi gởi lời chào Joan với nhé!”

PLEIKU, tháng 7 / 1968

“Dạ, Đại Tá Tôn, tôi xin nghe.”
- “Dạ, thưa Đại Tá, Dung(11) đây! Vụ phục kích ở Plei Boy rất ngon. Lát nửa, xin mời Đại Tá lên quan sát (chiến trường).”
- “OK, ông Dung.(11)
Plei Boy là một vị trí chiến lược trên QL. 14 tại ranh liên tỉnh Pleiku-Kontum. Thỉnh thoảng, lợi dụng sự lơ là (") tại liên ranh, cộng quân đã qua lại vùng này. Chẳng qua là Quân Đoàn muốn để CS bị lầm tưởng là “Yên tĩnh”, rồi xử dụng. Thiết Đoàn 2 Kỵ Binh làm vài cú phục kích ngoạn mục, “làm cỏ” đấy.
“Sáu râu, nghe!”
Tiếng máy PRC. 25 vang lên, trong phòng TMT/Quân Đoàn 2.
”Mời Thẩm Quyền lên đường”
“Xong ngay!”
. . .
“Col Hassinger! Đây là Thiếu Tá Dung(11) Thiết Đoàn Trưởng, Và đây là Trung Úy Tánh(12). Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn I Kỵ Binh. Mời bạn xem chiến lợi phẩm của vụ phục kích đêm qua... Và tôi xin giới thiệu với các bạn, Trung Tá Hassinger, Cố Vấn của tôi năm 1962. Ông ta ghé thăm tôi trước khi về Mỹ nghỉ ngơi, sau “nhiệm kỳ thứ ba này (tại Việt Nam)”.
Lúc ấy, Tôn đã là Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2.
Đang ngồi, vừa giải quyết công việc tham mưu và vừa theo dõi các báo cáo đặc biệt của Trung Tâm Hành Quân, tại văn phòng; được Thiếu Tá Dung Báo, Tân liền xuống lầu vào văn phòng Tham Mưu Cố Vấn, mời Hassinger (vừa lên Pleiku để thăm Tôn trước khi về Mỹ nghỉ) cùng lên jeep và Tôn tự lái, không cần hộ tống, ra khỏi cổng “Thành Pleime” (Bản doanh BTL/Quân Đoàn 2), chạy lên phía Bắc QL.14, đến quan sát tại chỗ chiến công của Đoàn Kỵ Binh xuất sắc của Quân Đoàn: 20 xác VC tại chỗ, 1 đại liên, 2 AT3 và 10 AK. 47.
Sau vụ này và vài chiến công khác, Dung và Tánh đều được “đặc cách vinh thăng tại mặt trận” trong năm (1968), lên 1 cấp nữa.
Chiến trường Cao Nguyên lần hồi sôi nổi... Quân Đoàn 2 mở cửa biên giới, đón tiếp Chiến Đoàn của Tướng Neak Sam (Miên) qua, vì tái huấn luyện tại Trung Tâm Huấn Luyện Dục Mỹ (Khánh Hòa)
“Bạn Hassinger à, tôi rất tiếc rằng bạn không ở chơi lâu với tôi được. Tối nay, Cát Vàng sẽ thết bạn món tournedos, có cả Chateau Neuf du Pape(13) mà bạn thích đó.
“Thank you! Sau nhiệm kỳ, chắc tôi sẽ qua Tái Lan.”
“Xin chuyển lời thăm của tôi và Cát Vàng đến Joan và các cháu nhé!”.

SAIGON, đầu tháng 4 / 1975

Huế rồi Đà Nẵng lần lượt bị Bắc Việt chiếm. Tình hình đất nước khá lộn xộn.
“Colonel Tôn ơi, hãy xin phép với Thượng Cấp của bạn cho bạn ‘đi phép một thời gian.’ Tôi đã sẵn sàng 1 chiếc 120 để “chở bạn, Cát Vàng và 6 cháu của các bạn.”
Đầu tháng 4/1975, lúc đang phục vụ tại Phủ Đầu Rồng, Tôn đã nhận được 1 lá thơ “confidential” của Hassinger, lúc ấy làm tham mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Mỹ tại Thái (USMAC-Thai)
Và, Tôn đã trả lời:
” Xin cám ơn bạn. Như tôi đã từng thảo luận với bạn nhiều lần: đây là cuộc chiến của tôi, của người Việt Nam muốn sống còn. It’s my War. Xin cám ơn bạn đã nghĩ đến tôi, đến gia đình tôi.”
”Nhưng, “advienne que pourra”(14) và God bless you”.

BẮC VIỆT- TRẠI TÙ “CỐC” NGHĨA LỘ, tháng 10 / 1978

Ngày 30/4/75, Saigon sụp đổ.
Một tháng sau, 2 phi cơ C.119 (chiến lợi phẩm của CS) chở cấp đại tá “trình diện đi tù” từ Tân Sơn Nhất đáp xuống sân bay Nghĩa Lộ, cách Hà Nội nửa giờ bay, trên vùng Thượng Du Bắc Việt.
Một vài đại tá đã lần lượt mệnh chung, vào thời gian này, như quý vị Huỳnh Hữu Ban, Trưởng Phòng 5 Bộ TTM Nguyễn Bá Thìn tự Long, Tỉnh Trưởng Kontum Lê Minh Luân, Đại diện Không quân cạnh Tổng Cục Tiếp Vận.
. . .
Lúc này Tôn ở cùng “lán” với Đại Tá Nguyển Thành Chuẩn(15) từng là một cấp chỉ huy thâm niên của LLĐB đã bị tù Côn Đảo sao đảo chánh bất thành năm 1960. Tôn nằm kế cận Chuẩn và lúc ấy, mới được biết rằng Hassinger có làm cố vấn cho Chuẩn lúc còn ở LLĐB/V 4 CT. Chuẩn cũng đeo kính trắng như Hassinger và Tôn, nhưng không để ria mép cũng như không hút pipe và xì gà.


Các “tù Saigon” được tập trung đắp đập xây hồ nước tại xã Cẩm Giàng, thỉnh thoảng gặp được đồng bào và đã đau đớn khi nghe:
“Tưởng rằng “các quan” ra giải phóng cho chúng tôi, chứ ai ngờ “các quan lại đi tù!”.
Hoặc “Các người có một thiên đàng mà không biết giữ!”
Thời điểm này, không giống như bé con của các gia đình ở Phủ Tỉnh Gia (Thanh Hóa) thì rất lể phép, các trẻ con ở Bắc Việt lại văng tục chưởi bới “mày lại dám xoa đầu bố mày à"”

SANTA CLARA, tháng 6 / 1992

Sau gần 13 năm lao tù CS tại Bắc Việt rồi tại Long Khánh (Việt Nam), Tôn cùng gia đình đến được đất Mỹ vào cuối 1991.
Tháng 2/1992, Tôn gởi thơ cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ để tìm kiếm Hassinger. Vài tuần sau, Bộ Quốc Phòng cho biết đã chuyển thơ đến Hassinger, và chắc chắn Tôn sẽ được tin của Hassinger, qua thơ từ hoặc điện thoại.
“Reng! Reng! Hello, tối muốn được nói chuyện với Đại Tá Tôn.”
“Dạ thưa tôi là Tôn đây”.
....và ở hai đầu dây, hai bạn già, khi nghe tiếng nhau, sau 17 năm bặt tin và xa cách, đã cùng òa lên khóc, khóc vì xúc động, khóc vì sung sướng được nghe lại tiếng nhau.

SANTA CLARA, đệ nhị lục cá nguyệt 1993.

“Hello, old friend! Tháng 9 này, con (trai) đầu lòng của tôi cưới vợ. Xin mời hai bạn già qua ăn cưới.”
“Vậy, bạn cho biết là từ “Port Angeles/tiểu bang Washington State, bạn sẽ về đây “bằng xe hơi, hoặc bằng máy bay"”
“OK, tôi sẽ trả lời bạn sau. Có lẽ tôi qua một mình thôi.”
Ngày 17/9/93, Tôn ra phi trường San Jose đón Hassinger. Gia đình Tôn đã sắp xếp mộtphòng (có phòng vệ sinh) để bạn nghỉ ngơi ở nhà Tôn (thuê) ở 2058 Hoover Drive.
Hassinger ở lại chơi 3 ngày. Và rất thích thú được dành riêng một phòng vệ sinh, vì Hassinger bị “tiểu đường”, và rất khó khăn và lúng túng khi phải đi vệ sinh.
Lúc này, vì là chỗ thân tình, Hassinger bảo Tôn gọi là Bob (từ chữ Robert) cho thân mật hơn. Trong 3 ngày bên nhau, Bob đã tâm tình rằng:
”Bob đã ly thân với Joan và Joan đã mất 20 năm nay. Hai con của Bob- Joan nay đều là sĩ quan cao cấp trong Quân Lực HK, đến 1994 thì sẽ hưu trí: Rick (nam) là 1 Đại Tá Army Aviation (Không Lực Lục Quân) và Jane (nữ) là y sĩ Đại Tá Không Quân. Bob được 2 cháu trai và 2 cháu gái. Cả hai đều ở với gia đình tại Miền Đông và Đông Nam Hoa Kỳ, lâu lâu họ về thăm Bob ở Port Angeles, hoặc Bob phải lái xe đi thăm.
Bob cũng đã tục huyền với Sarint, một thiếu phụ Thái Lan có 2 con gái, đều đã có gia đình và ra riêng: gái đầu, Kim, lấy Roger Nelson Kỹ sư cơ khí Mỹ, và gái Út, Kae lấy Pheng Somsanith 1 kỷ sư điện tử gốc Lào, chưa có con.
Sau 30/4/75, với tư cách là Tham Mưu Trưởng US/Mac. Thai, Bob đã điện cho các cơ quan Mỹ ở khắp nơi, tại Thái Lan và Đảo Guam, còn Joan thì đích thân đến tìm kiếm tại trại Pendleton. Nhưng hoàn toàn bặt tin của Tôn và gia đình Tôn, vì lúc ấy, Tôn đã “ở tù trong” và gia đình Tôn ở “tù Ngoài”
Tôn cũng nhắc tới Nguyễn Thành Chuẩn(15) lúc còn ở tù CS, và kỷ niệm vui là Bob từng là Cố Vấn cho cả hai.
Sáng thứ bảy 18/9/93, Bob “đi họ” bên nhà trai, cùng cụng ly rượu mừng khi con trai và con dâu trưởng của vợ chồng Tôn, trong lễ phục VN đến chúc mừng và dâng ruợu Bob theo phong tục và lễ nghi VN.
Con trai đầu của Tôn năm 1962 ở Pleiku (Việt Nam) mới lên 8 tuổi và năm nay, năm 1993 là một thanh niên khỏe mạnh, với tóc ngắn 1 phân (gợi bao nhiêu kỷ niệm cho Bob và Tôn) là đầu bếp chính (chief cook) của nhà hàng Nhật Nijo Castle tại Pruneyard Shopping Center/Campbell.
Mặc dù rất bận về vụ đám cưới, Cát Vàng đã cho Bob thưởng thức nhiều món ăn lạ miệng, từ xúp măng cua, chạo tôm bún bò Huế, mít xúc với bánh tráng mè, carry dê, đến chateau (Pháp) v.v... Bob rất cảm động về sự tiếp đón và tài nấu nướng và luôn miệng khen Cát Vàng là cordon bleu(16) ngoại hạng.
Tối 18/9, Bob dự dạ tiệc cưới, với 330 thân nhân và bạn bè của gia đình Tôn tại nhà hàng Flourishing Garden ở đường Monterey và lúc cùng về lại 2058 Hoover Drive thì đá quá 12.00 giờ khuya. Hôm sau, Cát Vàng lại thết một bữa “cao lâu” để Bob lót dạ, trước khi Tôn đưa ra phi trường đáp may về lại Port Angeles.
. . .

Các năm kế tiếp, mỗi lần đến ngày sinh nhật của Sarint và Bob, Thì Tôn gởi hoa biếu, và ngược lại, Bob cũng làm như thế, để mừng sinh nhật của Cát Vàng và Tôn.

SANTA CLARA,
đệ tứ tam cá nguyệt 1994
Nhân ngày Lễ lao động (Mỹ) hôm 5/9/94, gia đình Tôn mời người anh cột chèo qua nhà ăn cơm, rồi Tôn nhận thấy bị đau ran ngực.
Nhớ lại lúc còn ở tù CS ở Thượng Du Bắc Việt, rồi ở trại Thanh Phong (Cựu Bắc Trung Việt) Tôn thỉnh thoảng đau như vậy và thường được các thầy, cạo gió và bầu giác cho, thì hết. Bị nhốt chung với các cha và các thầy, nên, khi đau như thế, Tôn được sự giúp đỡ của Hòa Thượng Thích Thiện Chánh (tức là Thầy Đặng Minh Tâm, Tuyên Úy của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, trụ trì Chùa Thới Hòa ở Gò Vấp, là bạn thân của em trai của Tôn. Sau khi ra tù, thầy đã viên tịch ngày 5/12/96, do bệnh tiểu đường), hoặc thầy Thích Thiện Nhẫn (võ sư đai đen, môn đệ của Hòa Thượng Thích Hộ Giác).
Lần này, cậu trai Út (1962 là 4 tuổi lúc Bob xin làm con) 36 tuổi xức dầu rồi cạo gió cho Tôn, mà vẫn không hết.
Hôm sau Tôn đến gặp Y sĩ Mạc Đìa để châm cứu, và Mạc Đìa có dặn là nên đi đo lại cholesterol.
Sáng 9/9/94, cơn đau trở lại. Tôn đến gặp BS. gia đình là BS. Nicole Thái Đông Phương; Sau khi chẩn bệnh cho Tôn, bác sĩ cho bấm ngay 911 đưa Tôn vào bệnh viện San Jose. Tại đây, tôn được BS Nguyễn Xuân Ngãi cấp tốc định bệnh, rồi sau đó, được danh sư BS. Romine khẩn cấp mổ tim vì “chỉ còn 15% sống thôi”.
Tuần lễ sau, đáng lẽ Tôn được xuất viện; nhưng cả 3 lần Bác Sĩ nhắc nhở, Cát Vàng vẫn quên đem áo quần để Tôn thay (và ra về). Và, vào thời điểm ấy, Tôn bị (đứng tim). Được cấp cứu câp thời, đến trưa 17/9/94. Tôn được “cấy” máy trợ tim A.I.C.D. vào bụng, và sống. Tôn đã nằm viện được 15 ngày.
Ngày 10/10/94, sau khi được tin Tôn bị open heart, và biết được Tôn đã được bình yên, Bob cùng Sarint dùng chiếc xe Motor-home, do vợ chồng Kae và Pheng Somsamith lái, từ Port Angeles, qua Seattle, rồi dừng chân tại Redwood City dùng xe hơi (thuê) đến 2058 Hoover Drive (Santa Clara) thăm Tôn, đang trong tháng đầu tiên hồi phục.
Bob có gợi ý là ít lâu nữa, khi đi đứng bình thường, Tôn nên đem Cát Vàng lên Port Angeles ở chơi một thời gian với Bob và Sarint. Port Angeles là một thành phố biển ở trước mặt, núi ở sau lưng, ít dân cư chứ không ồn ào như vùng San José, mặc dù lúc ấy Santa Clara còn thưa người lắm.
Cho đến mùa thu 2000, Tôn và Cát Vàng vẫn chưa lên chơi Port Angeles được, vì chưa thuận tiện cho tim của Tôn.

PORT ANGELES
Saturday 23 September 2000, 23.01 PM

From : Kae Nelson
To: Hung Ton (and others)
Hello from Sarint and Bob Hassingerf. Dad is not doing too well. He’s trying his best to stay well. He would like to hear from every one.
Thanks. Kae.

PORT ANGELES
Saturday 21 October 2000, 21:46PM

From: Kim Som Sanith
To: Hung Ton (and others)
Dad just get back from Hospital today. He’s there 3-4 days. He knows who you are, he’s just lost for words, especially name. He lost lots of weight. Bob and Sarint would like to hear from you all. Please write or phone.

Tóm lược điện thơ ngày 23/9 của Kae Nelson và 21/10 của Kim
1. Sarint và Bob xin gởi lời chào (đến các bạn bè). Ba (là Bob) không được khỏe lắm, mà làm ra bộ “là còn khỏe”.
2. Ba vừa mới xuất viện. Ba đã ở bệnh viện 3-4 ngày. Ba biết người nói chuyện là ai, nhưng Ba lại mất các chữ thôi, đặc biệt là các “tên” (của bạn) Bob và Sarint mong muốn được “nghe” bạn bè. Xin vui lòng viết thơ hoặc điện thoại.
. . .
SAN JOSE
“Má ơi, chắc ông Hassinger không qua khỏi đâu.
”81, 82 rồi. Để anh gọi nữa nhé.”
Và, lần thứ tư trong tháng, Tôn bấm số 1-360-452-2030.

Báo VIỆT NAM số 3639
Thứ Tư 25 tháng 10, 2000

PHÂN ƯU

Nhận được tin
Cựu Đại Tá Quân Lực Hoa Kỳ
Robert Wayne Hassinger
Cựu Cố Vấn Tham Mưu BTL/Quân Đoàn 2/QL. VNCH
Cựu Cố Vấn Lực Lượng Đặc Biệt/Vùng 4 Chiến Thuật/QL. VNCH
Cựu Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh US/MAC- Thái Lan đã vãng phần sáng 23 tháng 10 năm 2000 tại Port Angeles (TB. Washington) Hưởng thọ được 81 niên tuế (1919)
Chúng tôi, một số chiến hữu QL/VNCH xin kính cẩn nguyện cầu cho hương linh cựu chiến hữu Hassinger siêu sinh nơi cõi Tịnh Độ. và xin chia buồn cùng Khum Sarint và tang quyến.
Thành kính phân ưu.
Gia đình Nguyễn Thành Chuẩn (San Francisco, Bắc Cali)
Gia đình Tạ Đình Lương(17) (Phoenix, Arizona
Gia đình Vũ Viết Sinh (Pomona, Nam Cali)
Gia đình Tôn Thất Hùng (San Jose, Bắc Cali)

San Jose, tháng 11 năm 2000
Tôn Thất Hùng

(1) Trong thập niên 60, trong toàn Quân Lực VNCH chỉ có 5 sĩ quan để râu (có giấy phép của Bộ TTM/P3): Tướng Kỳ, 2 Không Quân (Hà Xuân Vịnh và ...Trương) 1 công Binh (Nguyễn Văn Bạch) và Tôn.
(2) Trước 1975, Tôn là “1 cây” pipe và xì gà: 50 cối + (côïng) 25 xì gà/ngày.
(3) Đầu thế kỷ XIX là nơi mà Vua Gia Long đã dừng chân ở Kon Ha Nung... Kon Hà Nừng: ở phía Đông đồn Mang Buk, và phía Nam Quận Ly Chương Nghĩa (Pleateau G.I) thuộc liên ranh 3 tỉnh Kontum-Pleiku-Bình Định.
(4) sau này là Trung Tá, 13 năm lao tù CS, hiện ở Pomona, Nam Cali.
(5) Tôn không dùng các ám danh đàm thoại như vài cấp chỉ huy khác (Soleil, mặt trời, đại bàng...) mà tùy theo cấp bậc của mỗi thời gian, khi thì “Tư râu”, rồi lần hồi “Năm râu” hay “Sáu râu” (Thiếu, Trung, Đại Tá).
(6) Khói (smoke): mầu xanh là “bạn”, mầu đỏ là “địch” mầu vàng là “tản thương”.
(7) Đại Tá Kính, 13 năm lao tù CS, không rõ địa chỉ hiện tại: Đại Tá Khuyến, di tản 1975, hiện ở San Francisco. Thiếu Tá Nghị, không rõ địa chỉ hiện tại.
(8) Đại Tá Bùi Kim Kha, không rõ địa chỉ hiện tại: Trung Tá (") Triệu Văn Yên, đã mất (") trước 30/4/75 (")
(9) Lúc ấy là Trung Tướng Nguyễn Khánh. Hiện, Đại Tướng ở Sacramento.
(10) Sau hết là Trung Tướng, hiện định cư ở Nam Cali.
(11) sau này, là Đại Tá, Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, 13 năm lao tù CS, hiện đã định cư tại Mỹ.
(12) sau hết, là Trung Tá, không rõ địa chỉ định cư ở Mỹ
(13)Tourne dos: steak bò, có da heo (lộn ngược) bọc quanh (món ăn Pháp) chateau neuf du pape: rượu chát đỏ Pháp.
(14) từ ngữ Pháp: mặc kệ cho xảy ra chuyện gì (Hassinger biết tiếng Pháp).
(15) nay định cư tại San Francisco
(16) Cordon bleu: đầu bếp lành nghề (từ ngữ Pháp)
(17) Sĩ quan Kỳ Cựu Quân Đoàn 2. Khi tàn cuộc chiến là Trung Tá cấp Trưởng Phòng tại BTL/SD 25. 13 năm lao tù CS, thường sưởi ấm bạn đồng tù với giọng ca nhẹ nhàng và điêu luyện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,692,029
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến