Hôm nay,  

Tôi Lập 5 Trường Thẩm Mỹ Ở Cali

11/01/200100:00:00(Xem: 161879)
Bài tham dự số 138-VB 0112


Sau ba tháng ở trại tị nạn Camp Pendleton California tôi mới được đoàn tụ với gia đình từ trại tị nạn Fort Chaffee Arkansas qua Hội Hồng Thập Tự.
Cuối tháng Tư 1975, gia đình tôi gồm có bà vợ đang mang bầu và một đứa con trai mới hơn một tuổi, vào tới phi trường Tân Sơn Nhất thì bị pháo kích, trực thăng phải bốc ra tàu mỹ ngoài khơi Biển Thái Bình Dương.

Chúng tôi gặp nhau ở một tỉnh nhỏ Santa Cruz thuộc vùng biển miền Bắc Cali. Khi ra đi mọi người chỉ có một bộ đồ mặc trên người. Việc đầu tiên tôi làm là đưa mọi người đến một tiệm bán quần áo Second hand, mỗi người làm vài bộ, tôi đã đi làm việc được một tuần lễ rồi.

Lúc đầu tôi không biết phải làm gì để nuôi sống gia đình, với cái khả năng hai mươi năm mãi dũng quần nơi học đường cộng với hai mươi năm trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. May mắn khi ra trại tôi được một Công ty Điện tử mướn ngay, qua Chương trình CETA (qua một hợp đồng của Chính phủ và Chủ Nhân, mới đầu mỗi bên trả một nửa lương, sau một thời gian, người chủ phải mướn luôn và trả 100% theo lương ấn định.)

Với Ông Chủ người Do Thái tôi được sử dụng tận tình, thay thế một người rồi hai người vì tôi làm rất hăng hái, làm cho nhanh để được Chủ khen, không ngờ là cái họa. Việc càng lúc càng nhiều. Sau giờ, làm việc tôi phải ra Bưu Điện để bỏ thư và ra nhà Băng để gửi tiền của Công Ty.

Làm việc ở đây khổ nhất là giấc ngủ trưa. Vì đã quen ở Việt Nam, trưa không ngủ vô sở làm việc tôi cứ ngủ gục, mắt mờ đi không đọc không viết được, phải làm đủ mọi cách để tỉnh ngủ, từ rửa mặt nhiều lần rồi tát, bấu, véo... những vẫn ngủ gục. Nghỉ trưa có nửa giờ, tôi phải chọn cách nhịn ăn để ngủ. Trưa ra nằm trong cái hộp sắt (cái ôtô cũ tám máy giá 100 đôla), ngủ được một giấc thì mồ hôi vả ra như tắm, quần áo ướt hết phải đứng phơi nắng một lúc chờ khô rồi mới vô làm việc, cũng may không có ai ngồi cạnh.

Lương cũng tạm đủ sống cho gia đình, tối tôi đi học thêm ở City College, mỗi cuối tuần tôi cũng đi làm thêm để có tiền chi dùng, tôi đi bỏ thuốc lá và nước ngọt vào mấy cái máy bán ở vùng xa thành phố..

Sau khi sinh một bé gái, vợ tôi đi học nghề uốn tóc. Vợ học xong, tôi xin nghỉ việc và đem gia đình về miền Nam Cali. Cả nhà sống trong một khu phố tục gọi là xóm Chùa vùng Los Angeles. Tôi mướn một ghế trong một tiệm uốn tóc Đại Hàn cho vợ tôi làm, tôi in giấy quảng cáo phát ở những nơi đông người Việt: Đại nhạc hội, Chùa, Dạ vũ... Sau đó tôi làm nhân viên Xã hội cho USCC/Los Angeles, tối về đi học thêm nghề uốn tóc.

Khi cả hai vợ chồng đều có nghề tóc, dành dụm được một số vốn là $2000 đôla, chúng tôi quyết định mua một tiệm uốn tóc của Mỹ trị giá $10,000. Một tiệm rất đẹp, chúng tôi đặt cọc $1,500. Còn lại $500 để điều hành rồi trả góp. Sở dĩ tôi mua được với những điều kiện dễ dàng vì tiệm đã đổi tới ba chủ trong vòng một năm, thợ đi hết tiệm không có khách.

Tuần đầu tiên ra tiệm, chỉ có một người khách vô gội đầu tính ra không đủ tiền trả tiền điện nước, còn bao nhiêu chi phí khác như tiền nhà, tiền sinh sống. Có bằng tóc là một chuyện. Điều hành cả cửa tiệm lại là một việc khác. Làm cách nào bây giờ"

Tôi để cho vợ trông coi tiệm, còn tôi sắm hành trang đi xin việc ở mấy tiệm quanh vùng để học hỏi kinh nghiệm. Mới đầu xin việc rất khó, phải nói là mình không đòi hỏi điều kiện gì, sau một tuần nếu không thích thì cho nghỉ. Tay nghề còn yếu, nói tiếng Anh phát âm lại khó nghe chắc chắn là chủ không thích, tôi phải chiều chủ, cứ lúc nào rảnh là tự ý đi lau chùi dọn dẹp. Cũng phải chiều luôn mấy người thợ của tiệm như: đi mua đồ ăn trưa cho họ, lấy vật dụng, thuốc men, làm phụ họ... chiều về trễ với chủ để phụ họ dọn dẹp.

Kết quả cuối tuần, chủ bằng lòng mướn tôi nhưng tôi từ chối nói là không kiếm được chỗ gửi con và tiếp tục xin làm việc ở tiệm khác.

Sau khi làm việc tại ba tiệm, tôi có đủ dữ kiện để nghiên cứu, phân tích thành bại, và hiểu qua được cách điều hành một tiệm uốn tóc trên đất Mỹ. Rồi cứ thế tiệm tôi trên đà thành công, sau tôi mở tiệm thứ hai.

Cơ quan thiện nguyện International Institude của Los Angeles tuyển người, tôi được chọn làm Phối trí viên (Coordinator) cho Chương trình Xã Hội dành cho người tị nạn Đông Dương, Họ ủy-quyền tôi thành lập một Trung Tâm Xã Hội tại La Puente Valley, sau đó tại Pomona Valley do tôi điều hành, nhân viên có 13 người kể cả nhân viên biệt phái, gồm đủ mọi thành phần của các nước Việt, Miên, Lào và người Việt gốc Hoa. Mục đích của trung tam là âđể cung cấp các dịch vụ Xã Hội như: kiếm nhà, kiếm việc làm, đưa đi học nghề, lo cho con cái họ đi học, nói chung là lo cho gia đình dân tị nạn để thích ứng vào đời sống mới ở Hoa Kỳ.

Từ công việc này, tôi nhận thấy người Việt mình chịu khó cần cù, chăm chỉ, chỉ có một trở ngại chính là ngôn ngữ, họ cần ổn định đời sống ở Mỹ càng nhanh càng tốt. Như vậy không gì thích hợp hơn là nghề Nail.

Sau tôi nghỉ việc và xin đi dạy nghề tóc và Nail tại các trường Thẩm mỹ của người Mỹ làm chủ. Gặp cơ hội tôi mua một trường Thẩm Mỹ ở Norwalk, sau di chuyển về Garden Grove ngay trong Little Saigon đổi tên trường là TAMS. Với người Mỹ thì Tams là chữ viết tắt của “Technical & Art Management Systems” với chúng tôi, đó là tên tất cả những người trong gia đình.

Trong tuần, sau khi làm việc 12 tiếng một ngày, từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối lớp ngày và tôi ở lại trường để lau chùi quét dọn, và ngủ đêm ở đó. Ngoài ra tôi viết báo, đi thuyết trình, in truyền đơn, phổ biến ngành Nail trong cộng đồng Việt Nam. Tôi cũng được các báo chí, đài truyền thanh, truyền hình Mỹ phỏng vấn về ngành Nail với người Việt. Tôi đã mở năm (5) trường Thẩm Mỹ tại Nam và Bắc Cali và đào tạo được nhiều chục ngàn chuyên viên Nail người Việt.

Khoảng tháng hai năm 1996 tôi là người Việt Nam duy nhất được tham dự cuộc tranh đấu cho quyền lợi di dân do Trung Tâm Luật pháp của người Mỹ gốc Thái Bình Dương tại miền Nam Cali tổ chức (do Ông Nam Lộc giới thiệu). Có tất cả đến 350 người từ các Cộng Đồng di dân của các Tiểu Bang tập trung về Hoa Thịnh Đốn để đương đầu với phong trào chống di dân “SAVE OUR NATION”.

Lấy lý do gánh nặng trợ cấp Xã hội, Y tế quá cao và nhiều nguyên dân khác, đảng Cộng hòa chiếm đa số trong Quốc Hội lúc ấy đề ra cuộc vận động mệnh danh “Hợp Đồng Với Nước Mỹ” (“CONTRACT WITH AMERICA”), đưa ra hai dự luật HR 2202 luật di trú trong lợi ích quốc gia và S.1394 luật cải tổ hệ thống di trú.

Nếu hai dự luật này thông qua thì ảnh hưởng đến trên hai triệu người di dân không được đoàn tụ với gia đình. Chúng tôi chia ra nhiều nhóm nhỏ đi tiếp xúc với hầu hết các Dân biểu và Nghị sỉ liên bang, chọn những cử tri của các vị Dân biểu hay Nghị Sĩ đó đi trong nhóm. Ngoài ra chọn bốn người gồm có hai vị luật sư và hai nguời đã thành công trên đất Mỹ để họp báo chí, truyền thanh, truyền hình, nói lên nguyện vọng chánh đáng của Di dân. Sau đó tôi cũng được theo một phái đoàn vào Tòa Bạch Ốc để gặp các viên chức chánh phủ. Trong dịp này, tôi cũng được anh Việt Dũng gọi điện thoại viễn liên trực tiếp phỏng vấn về vụ này.

Tôi đã được ghi vào danh sách những danh nhân đã đóng góp cho nền thịnh vượng của Hoa Kỳ như: The Who’s Who in California 1987, The Who’s Who of American Business Leaders 1991, The Who’s Who Worldwire 1993/94.

Đến đúng ngày Giáng Sinh năm 1997 tôi bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người và cấm khẩu. Bác sĩ nói là vì tôi suy nghĩ nhiều quá. Mặc dầu bác sĩ ngăn cắm tôi không cho tôi được tập nhiều và cột tôi vào xe lăn mỗi ngày, ban đêm, tôi vẫn tập. Sau hơn một tháng trời nằm nhà thương tôi được về nhà, ngay hôm sau tôi đến Health Spa tập mỗi ngày, về nhà tối hát karaoke đễ tập nói. Sau một thời gian tôi đã tự khắc phục làm cho Bác Sĩ cũng phải ngạc nhiên.

Tôi cũng được may mắn thành công trong việc dạy dỗ đào tạo thế hệ con em để hy vọng tuổi trẻ về nguồn để tiếp nối Cha anh. Tôi rất bảo thủ. Hai con tôi Thành Tâm & Linh Tâm nói lưu loát tiếng Việt dù đã sanh ra và lớn lên trong Xã Hội Mỹ, sống tại gia luôn theo phong tục tập quán của Việt Nam đến ngay cả vấn đề Hôn Nhân cũng tôn trọng ý kiến của Cha mẹ dàn xếp.

Thành Tâm mới tốt nghiệp Bác Sĩ Y khoa; Linh Tâm hiện thay thế tôi để điều hành Trường Thẩm Mỹ. Linh Tâm đã tốt nghiệp Cử Nhân kinh doanh tại Cal. State Fulleton và sư phạm toàn phần tại UCLA, đã dạy học tại trường công lập học khu Hacienda, trong cộng đồng Mỹ. Linh Tâm cũng đã được mời làm giám khảo cuộc thi Hoa Hậu Miss Teen USA năm 2000 ở Anaheim có tới 166 thí sinh từ 17 đến 23 tuổi tham dự. Linh Tâm cũng mới Thành Hôn với một Bác Sĩ Y khoa con của người bạn.

Tôi nghĩ lại sau 25 năm trên đất Mỹ, tôi đã trải qua nhiều sóng gió, lắm thử thách, nhiều mồ hôi nước mắt, lao tâm khổ trí để được ngày nay.
Tôi vẫn thường nói: “Phải chăng nước Do Thái mạnh, vì cộng đồng Do Thái ở Mỹ giàu mạnh.”

Chung cuộc, là do sự đóng góp của bao nhiêu tài năng ẩn danh, tôi đã may mắn góp phần làm rạng danh ngành nghề Nail, giúp cho nhiều người Việt giàu có, và đã đóng góp cho nền thịnh vượng của Hoa Kỳ.

NGUYỄN MINH TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,773,036
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Nhạc sĩ Cung Tiến