Hôm nay,  

Trở Lại Quê Hương

07/01/200100:00:00(Xem: 242442)
Bài tham dự số 133-VB 0107

Tác giả tên thật là Lại Thế Lãng, cư trú tại MT, đã góp cho Giải Thưởng Việt Báo nhiều bài viết đặc biệt. Sau đây là bút ký mới của ông, về chuyện trở lại Việt Nam thăm mẹ già.



Có lẽ không có người Việt nào đang sống ở nước ngoài lại không mong muốn có một lần được trở lại quê hương mình. Là một người mang thân phận tha hương, mẹ già còn ở lại Việt Nam, tôi cũng ấp ủ điều đó. Đầu năm 1998 vợ chồng tôi đã thực trong một chuyến đi một công đôi chuyện: vừa về quê hương ăn Tết vừa về thăm mẹ già sau hơn năm năm xa cách .
Khởi hành tại phi trường quốc tế Burlington,VT và sau vài chặng ngừng nghỉ để chuyển phi cơ hoặc tiếp nhiên liệu, cuối cùng chúng tôi đã đến phi trường Kimpo ở thủ đô Seoul của Nam Hàn. Tại đây, theo lịch trình, chúng tôi sẽ được chuyển qua máy bay của Hàng Không Việt Nam để bay về Sài Gòn .
Nhìn hàng chữ Việt Nam Air Lines viết trên thân chiếc phi cơ Boeing 767 và nhất là khi bước vào trong máy bay gặp các nữ tiếp viên phi hành với những tà áo dài màu hồng tha thướt, tự nhiên tôi cảm thấy như đang được gần gũi một cái gì thật quen thuộc . Năm năm trước đây, khi rời Sài Gòn ra đi, tôi không có cái cảm giác này. Phải chăng những ngày tháng dài xa quê hương đã khiến cho tình quyến luyến đối với quê cha đất tổ đậm đà hơn "
Bữa cơm trưa được thết trên chuyến bay này có lẽ là bữa cơm ngon nhất trong suốt chuyến hành trình. Ngon miệng vì những món ăn mang hương vị quê hương, hợp với khẩu vị của người Việt . Sau bữa ăn, hành khách được yêu cầu kéo kín các cửa sổ . Không còn nhìn được ra ngoài, tôi nhắm mắt lại, theo đuổi những ý nghĩ riêng của mình. Chẳng bao lâu tôi ngủ thiếp đi . Tôi chợt tỉnh dậy khi nghe lời loan báo phi cơ đang chuẩn bị đáp xuống phi trưòng Tân Sơn Nhất.
Kéo tấm che lên và nhìn qua khung cửa sổ, tôi thấy rõ những con đường đất nhỏ hẹp quanh co, những căn nhà lụp xụp chen chúc nhau trên những mảnh đất chật hẹp ở vùng ngoại ô Sài Gòn . Bỗng tôi thấy buồn. Nhân loại gần bước sang thế kỷ 21 rồi mà quê hương mình vẫn còn ngập chìm trong cảnh nghèo khó!
Rời khỏi máy bay, chúng tôi được hướng dẫn lên một chiếc xe bus. Chiếc xe chạy chưa đầy hai phút thì tới trạm hành khách phi trường . Tôi vội vã theo dòng người vừa xuống xe đi thẳng vào trạm, không có thời gian để làm bất cứ việc gì khác, kể cả việc quan sát những kiến trúc trong khu vực phi trường. Cho nên nếu có ai hỏi phi trường TSN bây giờ thay đổi thế nào thì tôi không biết sao mà trả lời.
Trước mắt tôi lúc đó là một dãy quày lo về giấy tờ nhập cảnh, mỗi quầy do một người công an phụ trách. Xa hơn một chút là trạm thuế quan mà hành lý của hành khách đều phải qua sự kiểm tra ở đó . Hình như ai nấy đều biết phải làm gì ở các quầy trình giấy và các trạm thuế quan nếu muốn được suông sẻ. Như những người khác, tôi cũng đã làm đầy đủ thủ tục "đầu tiên" cho nên tất cả mọi việc đều trôi chảy, nhanh chóng .
Sau khi hoàn tất mọi việc, hành khách mang hành lý ra cửa trước tìm phương tiện về nhà . Một rừng người đứng phía bên ngoài hành lang đang nhìn vào trong để tìm thân nhân của họ . Có nhiều người cẩn thận đã viết tên họ của mình hoặc của người muốn tìm trên một tấm bìa cứng, giơ lên cao để thân nhân dễ nhận ra . Những tiếng gọi nhau ơi ới, tiếng mời chào của các tài xế taxi xen lẫn với tiếng nạt nộ của nhân viên trật tự đã tạo nên một thứ âm thanh hỗn tạp, ồn ào .
Anh Lan, một người bạn của chúng tôi đã chuẩn bị sẵn một chiếc xe hơi nhỏ đến đón chúng tôi . Gặp nhau, chúng tôi tay bắt mặt mừng. Anh Lan ngỏ ý muốn đưa chúng tôi về nhà ngay. Có lẽ anh biết chúng tôi đã qúa mệt mỏi sau chuyến hành trình dài . Chúng tôi không phản đối . Anh hướng dẫn chúng tôi ra phía trước sân, trong khi chiếc xe đón chúng tôi cũng đang từ từ chạy tới từ phía đối diện .
Bỗng tôi nghe một tiếng còi xé tai. Nhìn về hướng có tiếng còi, tôi thấy một anh công an giao thông to béo, nước da đen sậm, vẻ mặt lầm lì, đang lầm lũi đi tới. Chiếc xe ngừng lại. Anh ta gọi người lái xe (con trai anh Lan) ra một chỗ khác nói chuyện. Một lát sau thì cháu trở lại chỗ chúng tôi . Dưới ánh nắng chói chang của Sài Gòn vào buổi quá trưa, tôi thấy mặt cháu đỏ gay và với giọng nói đầy tức giận, cháu dằn mạnh từng tiếng, nhất là ở 4 tiếng sau cùng:
-Giữ bằng lái, phạt năm trăm ngàn đồng .
Tôi bảo cháu hãy bình tĩnh và không cần bận tâm về số tiền phạt . Chúng tôi rời khỏi khu vực phi trường .
Đường phố Sài Gòn vẫn đông đúc và náo nhiệt như thuở nào . Xe cộ có phần nhiều hơn trước . Khói và bụi đường do xe cộ tạo ra làm cho không khí bị ô nhiễm nặng. Nhiều người khi đi ra đường, nhất là những người chạy các loại xe hai bánh phải dùng khẩu trang để bảo vệ hai lá phổi của họ . Vì lý do đó mà chúng tôi thường dùng taxi trong mọi cuộc di chuyển.
Sau mấy lần xử dụng taxi, tôi chú ý đến một điều: trước mặt tài xế đều có treo hình Chúa, hình Đức Mẹ, hình Phật v.v. Qua những câu chuyện trao đổi với tài xế, tôi được biết phần đông trong số họ đều không phải là tín đồ Phật giáo , Công giáo hay là tín đồ của tôn giáo nào khác. Thậm chí có người là con cháu cán bộ cấp cao ở Hà nội . Tôi mừng thầm vì nhận thấy đây là một thay đổi lớn. Trước đây, những vị trí đó phải là chỗ để hình Hồ Chí Minh, nay hình đó đã biến mất. Tôi nghĩ cho dù tài xế xe làm như vậy với mục đích câu khách hay có lòng thành kêu cầu các đấng vô hình phù hộ thì đó cũng là một dấu hiệu tốt.
Tôi về về Việt Nam đúng vào dịp Sài Gòn mừng ngày lễ lớn, cờ xí tưng bừng. Trước cổng các cơ quan nhà nước và những nơi công cộng đều có treo những tấm biểu ngữ với những hàng chữ lớn: "Kỷ niệm Sài Gòn 300 năm" .
Sau biến cố tháng 4/75, Sài Gòn được thay bằng tên mới . Kể từ ngày đó hai tiếng Sài Gòn hầu như bị rơi vào quên lãng. Người ta không dám nhắc lại cái tên đã có từ lâu đời này vì sợ bị chụp mũ "còn luyến tiếc chế độ cũ". Sài Gòn, "hòn ngọc của Viễn Đông" tưởng sẽ vĩnh viễn không còn nữa và người dân Sài Gòn chỉ còn biết giữ kín niềm nuối tiếc "Sài Gòn ơi ! Ta đã mất người trong cuộc đời". Nay Saì Gòn được phục hồi tên cũ và ngày khai sinh của thành phố lại được kỷ niệm cách rầm rộ. Đúng là chuyện khó tin mà có thật!
Cuộc sống tại Sài Gòn thật phức tạp. Kẻ thì tiền bạc như nước, người thì chạy ăn từng bữa muốn hụt hơi . Mức sống quá chênh lệch giữa người giàu và kẻ nghèo . Trong lúc người lao động làm việc quần quật cả ngày mới đủ tiền mua một ký gạo thì những chàng con nhà giàu dám sử dụng những chiếc điện thoại di động trị gía bằng 7 tấn lúa, chỉ để cầm tay chạy nhong nhong ngoài đường. Bỗng tôi thấy thích xã hội mà mình đang sống vì ở nơi đó không có sự chênh lệch rõ rệt giữa người giàu và người nghèo. Ông giám đốc hay người công nhân đều đi xe hơi, đều ăn thực phẩm như nhau, đều mặc quần áo bán ở các siêu thị v.v.
Theo đúng chương trình đã định trước, chúng tôi ở Sài Gòn vài ngày rồi mới về quê thăm mẹ tôi và ở lại ăn Tết với bà cụ. Trong chuyến đi miền Tây, chúng tôi bao một chiếc taxi để đi cho tiện. Bằng cách đi này, chúng tôi không phải xuống xe lúc qua phà và muốn ngừng lại lúc nào hay ở đâu tùy ý. Khi tới ngã ba Trung Lương tôi đề nghị anh tài xế ghé vào một quán hủ tiếu nằm bên đường để ăn sáng. Vợ chồng tôi và anh tài xế vừa ngồi vào bàn thì đã có người đem khăn ướp lạnh đến cho chúng tôi lau mặt. Mỗi người chúng tôi kêu một tô hủ tiếu còn đồ uống thì ai nấy tự chọn cho mình.
Ăn uống xong xuôi, tôi gọi người tính tiền. Tôi hơi ngạc nhiên vì tiền hủ tiếu và đồ uống đều được tính gấp đôi so với bảng giá treo ở trong tiệm. Còn khăn lau mặt thì tôi nghĩ nếu mua khăn mới chưa chắc đã đến giá đó. Người chủ quán hiểu ý tôi nên tới phân bua:
- Chúng tôi tính theo giá Việt kiều, xin ông thông cảm.
Tôi nhìn ông ta, lập lại hai tiếng "Việt kiều"" với ý thắc mắc tại sao Việt kiều lại bị tính tiền nhiều hơn nhưng người chủ quán lại hiểu ý khác. Ông ta nói ra vẻ từng trải:
- Chúng tôi có cách nhận diện khách hàng Việt kiều mà. Không có lầm đâu.
Thật ra thì có tính tiền cao lên cũng chẳng đáng gì nhưng tôi vẫn muốn biết lý do. Tôi nói với ông ta rằng Việt kiều hay không Việt kiều thì tô hủ tiếu vẫn là tô hủ tiếu kia mà, có khác gì đâu" Ông ta cũng không vừa, nói đáp lại:
- Thì ông cứ coi: đi máy bay, tàu lửa, ở khách sạn . . . nhà nước đều qui định Việt kiều phải trả tiền gấp đôi người thường. Chúng tôi tính tiền gấp đôi đâu có gì lạ"
Thấy ông chủ quán này lý luận có vẻ "lô-gích" quá và cũng chẳng muốn đôi co làm gì cho mất thì giờ, tôi đành chịu thua, móc tiền ra trả rồi tiếp tục lên đường.

Khi xe tới Cái Răng thì trời đã gần về chiều và mọi người cũng đã đói bụng. Tôi đề nghị anh tài xế cho xe chạy thật chậm để có thể tìm một quán ăn tương đối vừa ý. Cuối cùng chúng tôi đi vào một quán ăn khá sạch sẽ. Vì đã hiểu luật "giang hồ" áp dụng cho Việt kiều nên khi nhận hóa đơn tính tiền tôi không hề thắc mắc. Khi chúng tôi rời quán ăn đi ra xe thì thấy có người từ trong quán chạy theo tay cầm một khoanh nem lớn trao cho anh tài xế và cám ơn rối rít. Anh tài xế nhìn tôi như muốn giải thích nhưng tôi khoát tay vì quan sát sự việc tôi cũng hiểu chủ quán tưởng anh tài xế đã đưa chúng tôi đến quán nên có ý "hậu tạ" để còn có lần sau.
Mẹ tôi mừng rỡ khi chúng tôi bước vào nhà. Bà cụ hỏi đủ mọi chuyện, từ chuyện con cái, chuyện làm ăn sinh sống ở bên Mỷ, chuyện đi từ Mỹ về Việt Nam cho đến chuyện đi đường từ Sài gòn về nhà. Tôi đem câu chuyện dọc đường kể lại. Nghe xong mẹ tôi nói:
- Ai cũng nghĩ Việt kiều có nhiều tiền nhiều bạc, khi gặp được Việt kiều ai lại chẳng muốn 'làm thịt'.
Thì ra cả đến mẹ tôi, một bà già ở nhà quê mà cũng biết chi tiền nhiều hơn người khác là bổn phận làm thân Việt kiều!
Sau khi ăn Tết và ở chơi với mẹ tôi một tuần lễ, chúng tôi đi Nha Trang. Nha Trang, nơi tôi đã sinh sống hơn 20 năm có rất nhiều thay đổi. Nhiều con đường đất nhỏ được mở rộng thênh thang, tráng nhựa láng bóng, ban đêm đèn điện sáng choang . Những con đường được mở rộng làm cho nhà, đất hai bên đường phải thu hẹp. Chủ nhân những căn nhà bị cắt xén bắt buộc phải xây cao ốc hai tầng, ba tầng mới có đủ chỗ ở cho gia đình. Nhờ có nhiều nhà lầu mà thành phố có bộ mặt đẹp hơn . Nhưng bộ mặt của chủ nhà thì lại méo xệch vì phải đi vay mượn tiền bạc với bất cứ giá nào để sửa chữa nhà cửa.
Ở chặng cuối cùng trong chương trình thăm viếng, chúng tôi đến thăm bà cô ruột ở Bảo Lộc. Gặp lại chúng tôi cô vui lắm. Cô tôi nói:
- Ở Việt Nam đến thăm nhau còn khó khăn huống hồ gì ở từ bên Mỹ. Vậy mà các cháu vẫn còn nhớ đến cô, thật là quí hóa.
Cô hỏi thăm chúng tôi chuyện ở Mỹ còn chúng tôi hỏi thăm gia đình cô và bà con thân thuộc ở Việt Nam. Chúng tôi ngồi nói chuyện với cô được một chặp thì tôi nghe tiếng chân chạy bình bịch ở sau vườn rồi nghe tiếng gà kêu oang oác. Tôi đứng dậy đi ra xem thì đã thấy Tuấn (con của cô tôi) đem một con gà trống to tướng vào bếp chuẩn bị cắt cổ.
Tôi ngăn lại nhưng cô tôi nói:
- Chẳng mấy khi anh chị về Việt Nam lại đến thăm cô. Anh cứ để cho em nó giết con gà mời anh chị ăn bữa cơm với cô.
Tôi giải thích rằng chúng tôi đã đến đây thì chắc chắn phải dùng bữa với cô và các em nhưng xin cho ăn món có hương vị thuần thúy quê hương như canh cua rau đay, cà pháo mắm tôm hay là rau muống xào. Cô có vẻ tần ngần một chút rồi như đã tìm ra cách giải quyết, cô nói:
- Canh cua nấu rau đay thì phải chờ sáng mai đi chợ sớm mới mua được. Còn rau muống thì muốn ăn bao nhiêu cũng có.
Vừa nói cô tôi vừa đưa mắt nhìn Tuấn. Tôi thấy Tuấn dẫn chiếc Honda ra ngoài ngõ và một lúc sau thì trở về với một giỏ rau muống non như "bún". Chẳng bao lâu tôi đã ngửi mùi rau muống xào tỏi bốc lên thơm phức. Bữa ăn được dọn ra. Mấy người con trai, con gái và dâu, rể của cô tôi đều có mặt. Mọi người ngồi quây quần xung quanh mâm cơm vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ.
Thấy tôi chỉ "chiếu cố" đến đĩa rau muống xào và ăn cách ngon lành, cô nhìn tôi nói nửa đùa nửa thật :
-Rõ số khổ! Thịt gà không thích lại thích ăn rau muống.
Tôi ngừng gắp, nhìn cô định nói điều gì đó nhưng cô tôi đã nói tiếp:
- Cô nghe nói nước Mỹ văn minh lắm, cái gì cũng làm được mà lại không biết trồng rau muống à"
Tôi bỏ đũa xuống và từ từ nói cho cô nghe là ở bên Mỹ, những nơi người Việt mình sinh sống chẳng thiếu thứ gì ngoại trừ thịt chó. Người ta cũng có trồng rau muống nhưng ở chỗ tôi, rau muống đắt hơn thịt gà. Tôi đưa ví dụ nếu gia đình tôi thay vì ăn rau muống lấy tiền đó mua thịt gà thì có thể mua được hai con gà đã làm tươm tất còn nếu chịu khó đến mua ở các "farm" đem về nhà làm lấy thì mua được đến bốn con. Nghe nói vậy, Huyền (con gái của cô tôi) nói xen vào:
- Cứ như em thì em chỉ ăn thịt gà chứ chẳng dại gì lại đi ăn rau muống. Ở Mỹ sao ngược đời vậy"
Nhân Huyền nói đến chuyện ngược đời, tôi vui miệng kể cho mọi người nghe một số việc ngược đời ở Mỹ. Chẳng hạn ở bên Mỹ trai gái ôm nhau hôn hít ở ngoài đường thì không sao nhưng hai chàng trai mà bá vai bá cổ nhau thì lại là việc dị hợm. Người công nhân đi làm bê bối bị chủ đuổi thì có quyền xin tiền trợ cấp trong lúc chưa kiếm được việc làm mới. Còn người làm việc chuyên cần nhưng tự động xin nghỉ thì không có tiền ăn rán mà chịu chứ chính phủ không cho một đồng xu. Ở bên mình những ngày lễ hay Tết hàng hóa lên giá vùn vụt còn ở Mỹ vào những dịp này hàng hóa lại hạ giá, có khi hạ đến gần một nửa. Chuyện buôn bán ở Mỹ cũng khác, người mua hàng đem về nhà rồi nếu đổi ý có thể đem trả lại không cần lý do. Cả đám người nghe coi bộ thích thú với việc mua hàng rồi vẫn được trả lại trong lúc cô tôi thì tỏ ý thương hại những người buôn bán ở Mỹ.
Sau một thời gian vừa đủ để làm những công việc cần phải làm, chúng tôi chuẩn bị hành trang trở về Mỹ. Vài người bà con xa nghe tin chúng tôi về Việt Nam tìm đến thăm. Gia đình người nào cũng đang gặp khó khăn và thật đáng thương.Vì đã gần đến ngày về, tiền xài đã cạn, chúng tôi chỉ còn giữ lại một ít tiền phòng lúc cần đến trên đường về. Tôi đã phải dùng hết số tiền đó giúp đỡ mỗi người một chút. Tôi thấy hơi ngại ngùng vì thấy ít ỏi quá nhưng những người nhận đều tỏ ra vui vẻ, sự mừng rỡ hiện rõ trên nét mặt của họ.Thì ra vài ba chục đô la cũng có thể đem lại niềm vui cho họ. Lúc đó tôi ước gì mình có nhiều thì giờ và sức khoẻ để làm việc nhiều hơn, kiếm thêm tiền cứu giúp những người thân quen đang ở trong cảnh ngộ khó khăn, cần giúp đỡ .
Cuộc hội ngộ nào rồi cũng có lúc chia tay. Chúng tôi đến nhà hoặc gọi điện thoại chào thân quyến và bạn hữu tại Sài Gòn trước khi lên đường trở về Mỹ. Tuy vậy ngày lên đường cũng có một số thân nhân và bạn bè đến tận phi trường đưa tiễn chúng tôi. Tại hành lang phòng hành khách phi trường chúng tôi từ gĩa từng người rồi bước vào bên trong trạm, để lại phía sau những người thân đang nhìn theo chúng tôi với những giọt nước mắt chảy dài trên má.
Sau khi đã làm xong những thủ tục cần thiết, chúng tôi đến phòng đợi ngồi chờ lên máy bay. Tại đây chúng tôi gặp một bà khoảng trên bốn mươi tuổi cũng trên đường về Mỹ . Bà ta ăn mặc khá diêm dúa và thích nói chuyện. Vừa gặp chúng tôi bà đã nói năng thân mật như là đã quen biết từ lâu. Bà nói chuyện của bà rồi hỏi chuyện của chúng tôi. Lúc đầu còn nói chuyện xa xôi rồi lân la đến chuyện gia đình, sau cùng thì bà hỏi chúng tôi có con trai không"
Tôi và vợ tôi nhìn nhau, chưa kịp trả lời thì bà đã mau mắn mở chiếc va li xách tay, lấy ra tấm hình một cô gái được phóng to cỡ tờ giấy 8x11 có bọc plastic cẩn thận. Bà đưa tấm ảnh cho tôi và giới thiệu cô gái trong ảnh là con gái út của bà rồi bắt đầu "quảng cáo" nào nó đẹp, nó ngoan, nó dễ thương, nó học giỏi v.v và v.v. Nể bà ta, tôi cầm tấm ảnh coi qua rồi trả lại bà. Tôi cũng không hỏi bà do đâu mà con gái của bà còn ở lại Việt Nam. Tôi biết bà đang tìm một chàng trai để cho cô gái có nơi trao thân gửi phận và đưa cô ta sang Mỹ.Tôi nói với bà rằng chúng tôi có mấy thằng con trai nhưng rất tiếc chúng nó đã có bạn gái cả rồi. Bà ta tiu nghỉu.
Vừa lúc đó có một chàng thanh niên khoảng hơn hai mươi tuổi đang ngơ ngác tìm một chỗ ngồi. Bà liền kéo chàng thanh niên ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh rồi với cử chỉ vô cùng thân mật, bàhỏi chuyện dồn dập không để chàng thanh niên nói câu nào. Bà cũng đưa tấm ảnh cô gái ra giới thiệu rồi xưng má và gọi chàng thanh niên là con ngọt sớt. Như không muốn để mất cơ hội liên lạc với chàng thanh niên, bà lấy giấy bút ra ghi tên họ, địa chỉ và số điện thoại của cô gái ở Sài Gòn cũng như tên họ, địa chỉ và số điện thoại của bà ở Mỹ đưa cho chàng thanh niên. Bà cũng hỏi tên, địa chỉ và số điện thoại của chàng thanh niên ở Mỹ.
Tiếng nói chuyện của bà bị lấp đi khi loa phóng thanh kêu gọi hành khách ra cổng lên máy bay. Chúng tôi đứng dậy mang hành lý đi theo đoàn người tiến ra sân bay. Từ phía sau, tôi vẫn còn nghe bà dặn dò chàng thanh niên khi về tới Mỹ nhớ liên lạc ngay với con gái của bà.
Máy bay cất cánh . Tôi nhắm mắt ôn lại tất cả những gì đã nghe, đã thấy và đã cảm nhận được trong chuyến về thăm quê hương. Kiểm điểm lại chuyến hồi hương, tôi thấy chuyến đi này vui có, buồn có, bực bội cũng có, và còn có cả những chuyện nực cười nữa. Nhưng dù sao tôi cũng lấy làm mãn nguyện vì đã thực hiện được điều mong ước từ lâu.

Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến