Hôm nay,  

Người Vợ Việt Của Tiến Sĩ Bill

05/01/200100:00:00(Xem: 334655)
Bài tham dự số 131-VB 0105

Tác giả Nguyễn Hữu Thời đã góp cho Giải Thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị. Trước 75, ông dạy học và là Quân nhân QLVNCH. Nguyên Hiệu Trưởng Trường Trung Học Lê Văn Duyệt, tỉnh Quảng Ngãi. Nghề Nghiệp hiện tại: Senior Computer Specialist (Metrum - Datatape Inc. A Sypris Co.) Khi kể về Tiến sĩ Bill và bà vợ Việt, tác giả còn gửi cho Việt Báo cả hình ảnh cảnh rước dâu ở Việt Nam, chứng tỏ chuyện hoàn toàn có thật. Việt Báo trân trọng cám ơn ông.


Tôi quen biết với Tiến Sĩ Bill đã lâu vì trước kia làm cùng sở và thường qua lại chuyện trò. Hiện giờ ông là khoa học gia giúp việc cho cơ quan JPL (Jet Propulsion Laboratory) thuộc NASA (National Aeronautics and Space Administration), ông tổ là dân Irish (Nước Ái Nhĩ Lan-Ireland) di dân qua.

Ông sinh ra và lớn lên ở đây, lại có trình độ học vấn khá, nghề nghiệp vững chắc, lương hậu, lại biết đầu tư vào những “stock” đang lên nên ông có một gia sản khá lớn. Bà Bill lại là con gái độc nhất của một gia đình giàu có ở Santa Barbara, khi cha mẹ bà mất đi để lại cái “wills” tài sản cả trăm triệu Mỹ kim. Có điều lạ là ông Bill không hưởng thụ cái gia tài kết sù đó của vợ và hàng ngày vẫn đi làm, ham mê nghiên cứu, sưu tầm và phát minh. Họ chỉ có một người con gái thì đã lập gia đình và ở tận tiểu Bang Florida, miền đông nam nước Mỹ.

Ông bà Bill mua chiếc máy bay S 112-15 RR loại bốn chỗ ngồi, ông học lái để bay chiếc này một cách dễ dàng vì ông là cựu phi công chiến đấu của Hải quân Mỹ và đã từng bay tham chiến ở Việt Nam trước năm 1975. Nhà ở Santa Monica, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thấy họ dùng máy bay lên San Francisco dùng cơm tối rồi trở về. Bà Bill 43 tuổi, cái tuổi rất năng động của người đàn bà Mỹ.

Ở Mỹ người đàn ông làm được nghề gì thì người đàn bà Mỹ đều làm được nghề đó, kể cả phi hành gia không gian (Astronaut or Spaceflight), thẩm phán tối cao pháp viện hay an táng người quá cố. Bà Bill học lái máy bay và bà cũng đã lái được, nhưng khi bà lấy xong bằng lái cũng là lúc bà và ông Bill chia tay nhau.

Một hôm, như thường lệ, ông Bill ở sở về nhà, bà Bill mời ông ngồi lại nơi phòng khách và nghiêm trang vào đề ngay:
- Em muốn chúng ta chia tay.
- Magaret, em không hài lòng việc gì của anh làm sao!
- Không, anh rất tốt, anh rất tài giỏi, em rất khâm phục, nhưng em đã “fell in-love” với Ron rồi và chúng em dự định sẽ thành hôn sau lễ Giáng Sinh nầy.

Ron là huấn luyện viên lái máy bay cho bà, 36 tuổi, độc thân tại chỗ.
Nghe kể, tôi hỏi Bill:
- Ông có bị “shock”, ngạc nhiên gì không"
- Có chứ, tôi hơi cháng váng một chút, nhưng tôi lấy lại bình tĩnh ngay, đây là lần ly dị thứ ba của tôi, hai bà “ex-wives” trước bây giờ cũng ở gần đây, thỉnh thoảng chúng tôi có gặp nhau ở tiệm ăn hay rạp chiếu bóng và chúng tôi xem nhau như bạn. Maraget nhà tôi, đây là lần ly dị thứ hai của bả đó, đời chồng trước của nàng là một vị dân cử có tiếng ở đây.

Tôi nói đùa:
- Ông có số bị vợ bỏ nhỉ"
- Số mạng gì đâu, người Mỹ khi không hợp nhau về một vấn đề gì trong hôn nhân, trong cuộc sống chung thường là chia tay ngay, đường ai nấy đi êm thấm, không hận thù, không “complaint”, vui vẻ chập nhận và sòng phẳng, ít khi xảy ra chuyện ghen tương, cải cọ, án mạng vì tình! Bà vợ đầu tiên của tôi, Susie, chính tôi xin ly dị đó chứ!

Tôi tò mò muốn biết lý do nên vờ hỏi:
- Bộ hồi đó anh đã mua máy bay rồi sao"
- Bà chỉ tội uống rượu, hút thuốc nhiều quá, tôi đưa đi cai mấy lần, nhưng chứng nào tật ấy, lại còn mê bài ở Las Vagas nữa chứ!


- Người Việt tôi thì khác Bill ạ, thường họ chịu đựng và hy sinh cho nhau, dù tính tình vợ chồng khác biệt và tình yêu như đã phai mờ, chỉ còn lại là nghĩa thôi. Tôi có người anh bà con có tật hút thuốc, uống rượu, đánh bài, tứ đổ tường gần như có đủ, vợ khuyên can riết rồi ông cũng phải nghe theo, bây giờ lớn tuổi ông tính xuất gia vào chùa để nương nhờ cửa Phật tu hành đó. Người Việt cực chẳng đã đến đường cùng rồi, không còn hàn gắn gì được nữa, mới ly dị. Họ thường sống cho người khác, cho con cái, họ hàng, thân tộc, cha mẹ, anh em và bà con làng nước nữa, những nỗi niềm cay đắng nếu có mà họ phải chịu đựng trong hôn nhân, những dằn vặt trong tâm tư, họ nén lại trong lòng, nhẫn nhục, hy sinh rồi thời gian cũng phôi pha đi thôi.
- Do đó, tôi biết, người đàn bà Việt Nam đa số tuyệt vời, tôi đang nghĩ tôi muốn lập gia đình với một người đàn bà Việt Nam đó Tom ạ. Anh có ý kiến gì giúp tôi không"
- Như vậy là anh khôn lắm đó! Nhưng tôi không làm mai vợ Việt Nam cho anh đâu, vì tôi không muốn dính vào một trong bốn cái ngu mà người Việt chúng tôi thường nói: “Ở đời có bốn cái ngu: “Làm Mai, Gánh Nợ, Canh Cu, Cầm Chầu”.

Tuy thì nói vậy, nhưng tôi cũng đem chuyện Bill kể cho cô em gái tôi hiện đang làm cùng sở với Bill là em có cô bạn gái người Việt nào tính nết hiền lành, nhu mì, chân thật và “available” giới thiệu cho Bill đi, anh chàng năm nay đã sáu mươi rồi đó, lại vừa bị vợ bỏ đi lấy chồng khác chỉ vì cái tội đam mê nghiên cứu, tìm tòi, phát minh không làm tròn bổn phận công dân với bà, cứ để phòng không lẻ bóng, lo đi hội họp, thuyết trình, say mê ở phòng thí nghiệm, bà vợ ở nhà đi tập lái máy bay rồi lại đi luôn đấy.

Cô em tôi cười và có hứa là để xem lại thử sao. Bẵng đi mấy tháng, hầu như tôi đã quên câu chuyện đó, một hôm trong giờ nghỉ trưa ở sở, tôi đang ngồi nhắm mắt mơ mơ tính làm một cái “nap” (giấc ngủ trưa ngắn) nơi ghế ngồi, dựa lưng ngã đằng sau, thoải mái thì điện thoại reo, từ đầu dây bên kia giọng Bill vui vẻ bảo:
- Tom ạ! Tôi báo cho anh tin vui. Hồi nảy ở Cafeteria tôi gặp Julie, em gái anh và cô ấy có cho tôi xem cái hình cô bạn thân, hiện ơ Sài Gòn, chưa lập gia đình lần nào, 39 tuổi, tên là Trâm Anh, mới thấy cái hình mà tôi có cảm tưởng như là có một sợi dây vô hình của ông Tơ, bà Nguyệt sắp cột lại tôi với nàng đấy.
- Lạc quan và lãng mạn vừa vừa thôi Bill! Chuyện còn xa quá mà. Phải làm quen nhau và xem tính nết hai người có hợp nhau không đã. “Dục tốc bất đạt đó”, bạn ạ.
- Nhân tháng sau tôi có “vacation” định đi Âu Châu, nhưng tôi sẽ đổi hướng và rủ cô con gái tôi cùng đi Sài gòn xem sao.
- Chúc anh may mắn!

Tháng sau, vợ chồng Julie, Debbie (con gái của Bill) cùng Bill về Việt Nam. Những tháng liền sau đó, Bill một mình qua lại Sài Gòn nhiều lần và sau ngày lễ Thanksgiving năm ngoái họ làm đám cưới, chàng rể Mỹ cũng quỳ lạy bàn thờ gia tiên, lễ nghi phong tục Việt Nam có đủ, lễ cưới tổ chức tại Sàigòn đàng hoàng, tươm tất.

Tháng rồi, hai vợ chồng Bill có đến thăm chúng tôi nhân ngày lễ Thanksgiving. Tôi thấy họ rất vui vẻ, thoải mái và hạnh phúc. Cô Trâm Anh và Bill lúc nào cũng tỏ ra săn sóc cho nhau. Tôi cười hỏi đùa Bill:
- Chừng nào anh định cho bà Bill học lái máy bay đây"
Ông cười trả lời như thật:
- Để bả qua hết mấy lớp học ESL đã, nhưng lần này tôi sẽ là huấn luyện viên cho nàng.
Và ông ta nói tiếp giọng nhỏ hơn có vẻ nuối tiếc:
- Sao tôi không gặp Trâm Anh từ mấy năm trước nhỉ"
- Anh làm tôi nghỉ bài hát của một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng mà trong đó có câu: “Khi anh đã hai mươi thì em mới sinh ra đời”.
Chuyện vợ chồng trên đời nầy đúng là duyên số hay duyên nợ.

Nguyễn Hữu Thời

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,453,135
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến