Hôm nay,  

Phố Nhỏ Tình Thâm

01/01/200100:00:00(Xem: 157795)
Một buổi chiều sau khi đi làm về, tôi đứng nhìn ra khu vườn xinh xắn với đầy đủ các loại hoa cỏ sặc sỡ đầy màu sắc qua một khung cửa kiếng thật lớn. Chợt thấy mình thật may mắn khi được ở trọ trong một căn nhà ấm cúng của ông bà Bush nơi đất lạ.

Tốt nghiệp đại học xong, nhờ có một số điểm kha khá, lại may mắn ra trường đúng lúc nền kinh tế của Mỹ vươn lên sau nhiều năm bị khủng hoảng trầm trọng, tôi được nhiều hãng nhận. Điều làm tôi phân vân không ít là trong các hãng offer jobs không có hãng nào trong thành phố tôi đang sinh sống. Dù trưởng thành ở Mỹ, nhưng tôi còn mang rất nặng đặc tính của người Việt Nam là lúc nào cũng muốn ở gần gia đình. Từ nhỏ đến lớn, tôi chưa bao giờ sống xa gia đình. Tôi không biết mình phải sống làm sao ở một nơi xa lạ không ai quen biết.

Qua nhiều ngày suy nghĩ đắn đo, tôi quyết định nhận công việc tại một hãng sản xuất đầu máy xe vận tải tại thành phố nhỏ bé Columbus, Indianạ. Lý do đơn giản là thành phố này chỉ cách Louisville, KY nơi tôi và gia đình đang sinh sống khoảng hơn 85 dặm. Tuy là phải xa gia đình nhưng tôi có thể chạy xe về nhà bất cứ lúc nào nếu tôi muốn.

Ngày nhận việc gần kề, nhưng tôi vẫn chưa tìm được một nơi ưng ý để ở. Mướn apartment thì tôi cũng không thích lắm vì không quen sống một mình. Hãng có gởi cho tôi một danh sách nhà ở Columbus có phòng cho thuê, tôi nghĩ thế cũng tốt. Không phải sống một mình mà lại ít tốn kém hơn ở apartment.

Lướt mắt nhìn qua danh sách dày đặt những lời giới thiệu về căn nhà, tôi chợt chú ý đặt biệt đến căn nhà của bà Bush. Lời giới thiệu thật đơn giản, nhà có hồ bơi, thoáng mát, sạch sẽ, và có khu vườn đẹp. Hình dung một ngày đi làm về mệt mõi, có khu vườn yên tỉnh để nghĩ ngơi và đọc sách thì không gì thú bằng. Tôi liền cầm điện thoại gọi ngay đến nhà bà Bush. Ông Bush là người trả lời điện thoại. Tôi thất vọng khi ông nói phòng đã có người mướn.

Thế là tôi lại dán mắt vào tờ danh sách, chọn 1 căn nhà, bấm số hỏi. Gọi hơn 10 căn nhà mới có 1 nhà có phòng trống cho thuê. Hẹn ngày đến xem nhà, tôi thất vọng vì nhà xa chổ làm, phòng ốc ẩm ướt, lại nằm dưới basement. Chủ nhà là một bà Mỹ rất lớn tuổi, tay chân run rẩy làm tôi cũng đâm lo. Tôi đành nói với bà là không nhận phòng. Thế là công cốc, chẳng tìm được một nơi vừa ý.

Lần trước nói chuyện với ông Bush, tôi quên không hỏi là khi nào người đang mướn sẽ dọn ra. Nghĩ qua nghĩ lại, tôi cũng vẫn muốn thử một lần nữạ. Lần này thì bà Bush trả lời điện thoại. Bà vui ve cho biết là khoảng một tháng nữa thì phòng sẽ trống. Tôi mừng rỡ nhờ bà giữ phòng cho tôi. Số là hãng tôi sẽ bao tiền nhà hay khách sạn tháng đầu tiên nên tôi ở trong khách sạn Holiday Inn một tháng trong lúc chờ đợi phòng của ông bà Bush.

Ngày đến thăm nhà bà Bush, tôi rất vui. Bà Bush quả là một người vợ đảm đang. Bà tự tay chăm sóc nhà cửa gọn gàng. Vườn trước vườn sau, bà trồng đủ loại hoa cỏ rất xinh. Tôi thích nhất là bà trồng rất nhiều hoa lài trong vườn. Mùi hoa lài thơm ngát, thật dễ chịụ Còn căn phòng thì thiệt là lý tưởng vì bà trang trí phòng rất mỹ thuật. Trong phòng có thể nhìn ra ngoài vườn qua một cưả sổ bằng kiếng thật lớn. Phòng tắm lại sát bên, có cửa thông từ phòng ngủ. Bà còn chu đáo bỏ trong phòng một cái tủ lạnh nhỏ để tôi đựng trái cây hay nước uống.

Thật như ông bà mình thường nói: "An cư, lạc nghiệp". Có chổ ở ổn định rồi thì mới có tâm trí để làm ăn. Thú thật tôi chưa bao giờ sống trong nhà người Mỹ, lại là lần đầu đi xa làm việc, tôi thiệt là bỡ ngỡ. Không biết ý của ông bà Bush ra sao. Nhưng mới vào tôi đã thấy rất mến nên cũng yên tâm. Tuy bà Bush nói tôi có thể sử dụng nhà bếp để nấu nướng, nhưng tôi rất là ngại vì mình nấu thì phải bày nước mắm, và đủ thứ linh tinh. Thường thì cuối tuần về nhà, Má tôi thường làm thịt kho, canh cho tôi mang lên nhà bà Bush để hâm, ăn dần. Va lại, tôi đi chợ, chất đầy tủ lạnh trái cây và TV dinner nên chuyện ăn uống không là vấn đề nữa.

Ngày đầu tiên vào làm, tôi tìm ngay cuốn danh sách công nhân trong hãng để tìm người Việt. Tôi dò theo họ Nguyễn trước, thấy có 3, 4 người họ Nguyễn. Tần ngần, tôi chọn 1 người rồi gọi số. Đầu giây bên kia có tiếng trả lời bằng tiếng Anh, tôi rụt rè hỏi:
- Dạ, có phải chú là người Việt không ạ "
- Vâng

Tôi mừng rỡ:
- Dạ cháu từ tiểu bang Kentucky mới tới, được hãng mới nhận vô làm. Cháu định tìm người đồng hương để hỏi thăm.

Thế là tôi quen được chú Phương, người đã làm cho hãng hơn 18 năm. Chú cùng vợ và 2 người con qua Mỹ năm 1975. Chú thăm hỏi tôi nhiều và mời tôi đến nhà thăm vợ chồng chú. "Xa quê hương, ngộ cố tri", ở cái thành phố bé tí này, dân số đã ít, mà người Việt càng ít hơn. Vì thế, hễ thấy người Việt là mừng, dù chưa quen biết.

Khoảng vài ngày sau, chú Phương gọi tôi ở hãng, mời tôi đến nhà ăn cơm trưa với vợ chồng chú. Tôi đến đúng giờ, mang theo 1 giỏ trái cây để biếu cô chú lấy thảo. Cô Dung, vợ chú Phương ra mở cửa cho tôi. Vừa mới thấy tôi, cô Dung nắm tay tôi, giọng reo vui thân mật:
- Tuyết đó hở. Vào đi con. Chú Phương có kể cô nghe nhiều về Tuyết. Vậy là có thêm người Việt ở đây nữa rồị.

Lần đầu tiên gặp, cô Dung cho tôi những tình cảm rất tốt đẹp. Đâu có gì quý bằng khi tôi đang còn bỡ ngỡ với cuộc sống mới, xa gia đình lại được quen biết cô chú, những người Việt quý mến đồng hương.
Thế là từ ngày quen biết, ít nhất một tuần một lần, tôi ghé đến nhà cô chú Phương Dung để ăn trưa. Tuần nào tôi bận không tới được, cô cũng gọi điện thoại hỏi thăm, rất chân tình.

Qua chú Phương, tôi lại quen được với vợ chồng anh chị Phương-Hương. Chị Hương cũng làm trong hãng của tôi. Anh chị cũng rất hiền và hiếu khách. Và cũng như cô chú Phương Đung, ít nhất 1 tuần 1 lần, anh chị cũng gọi tôi đến để ăn tối với gia đình. Má tôi nói đùa là tôi có số ăn chực. Ở nhà ông bà Bush thì có trái cây, bánh kem. Nhà cô chú Phương Đung thì ăn trưa, nhà anh chị Phương-Hương thì ăn tối. Tôi cứ xoay tua chạy vòng vòng như là ca sĩ chạy sô vậy. Má tôi trồng được rất nhiều cây trái trong nhà, thế là mỗi cuối tuần tôi về nhà thì Má tôi chất đầy xe tôi nào là bầu là mướp và cải xanh để mang lên biếu cô chú Phương và anh chị Hương.

Những ngày ở trong nhà ông bà Bush, sau khi đi làm về, tôi thường ra ăn tối chung với ông bà. Qua những lời thăm hỏi, tôi được biết ông Bush vốn là một Bác Sĩ chuyên khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên, ông mới nghĩ hưu non vì bịnh tiểu đường và sức khỏe kém. Riêng bà Bush là người gốc Ý Đại Lợi. Bà qua Mỹ đã lâu, hơn 35 năm nên tiếng Anh bà rất khá. Có thể nói là lưu loát như một người Mỹ chính cống. Bà Bush tuy tuổi khoảng 45-50, nhưng bà cũng nghĩ hưu để ở nhà chăm sóc ông Bush mỗi khi ông bịnh. Bà dành thời gian còn lại chăm sóc nhà cửa, làm việc cộng đồng như dạy tiếng Ý cho người Mỹ, chăm sóc cây cỏ cho nhà thờ và những chuyện linh tinh không tên tuổi khác.

Tôi vốn không thích nuôi chó trong nhà, dù rằng thấy có những con chó con nhỏ nhắn thật dễ thương. Nhưng nuôi chó ở Mỹ này thật tốn kém và phiền phức. Lúc mới dọn vô, tôi thấy ông bà Bush có nuôi 1 con chó đã lớn. Ông bà Bush đặt tên cho nó là Shashạ. Con Shasha thiệt là dễ thương, lông nó trắng, được cắt tỉa gọn gàng. Điều làm tôi có cảm tình và mến nó là con Shasha rất là hiền. Nó không bao giờ sủa bậy. Cả ngày tôi không nghe nó sủa 1 tiếng. Chỉ có khi nào ông bà Bush đi xa về, nó sủa lên 1 tiếng mừng rỡ rồi ngoáy đuôi liên hồi, mặt mày tươi rói. Những ngày cuối tuần tôi về thăm nhà, tôi vắng nhà khoảng 2 hay 3 ngày, khi tôi về con Shasha chạy ra đầu cửa đón, đuôi ve vẩy mừng.

Có hôm tôi đi làm về muộn, thấy trong nhà đèn tắt tối thui. Tôi vào nhà, với tay mở đèn cho sáng. Tôi thấy con Shasha đang nằm bẹp dưới sàn, mặt mày buồn hiu. Đọc tờ note bà Bush để trên bàn, tôi biết ông Bush mới bị trở bệnh nặng nên bà phải chở ông Bush lên bệnh viện. Bà Bush nhờ tôi cho con Shasha ăn tốị Trước khi tôi bỏ đồ ăn tối vào microwave, tôi lấy đồ ăn và nước cho con Shasha. Tôi gọi tên nó, nhưng nó không ngồi dậy, vẫn nằm bẹp không nhúc nhích. Tôi lại xoa đầu nó, kêu nó lại ăn, nhưng con Shasha vẫn cứ nằm. Nói hoài không được, tôi ăn cơm rồi đi vào phòng nằm nghi.

Khoảng 2 tiếng sau, bà Bush về. Tôi nghe con Shasha sủa mừng 1 tiếng, tôi cũng chạy ra để hỏi thăm tình trạng của ông Bush. Bà Bush nói bác sĩ sẽ giữ ông Bush qua đêm để theo dõi, bà về nhà lấy vài món rồi lên lại bệnh viện. Thấy đồ ăn của con Shasha còn đầy, bả hỏi tôi. Tôi nói con Shasha không chịu ăn, chắc nó buồn. Bà Bush kêu con Shasha lại, nó ăn liền. Ăn một cách ngon lành, vừa ăn vừa phe phẩy cái đuôi.

Tôi thấy thương con Shashạ Dù nó không nói được, nhưng nó biết quan sát. Thỉnh thoảng bà Bush phải gọi xe Ambulance đến chở ông Bush lên bệnh viện. Thấy xe cứu thương đến, nó nép sát người vào tường, đứng 1 chổ khuất để không làm cản đường. Khi ông Bush được đẩy ra, nó đi theo, mắt nhìn buồn vời vợi. Khi ông Bush vào bệnh viện là con Shasha nhịn ăn. Nó chỉ ăn khi nào bà hay ông Bush về nhà. Khi nào nhà có đầy đủ ông bà Bush thì con Shasha rất vuị. Nó đi vòng vòng trong nhà, mặt mày hớn hở. Tôi bảo gì nó cũng nghe và làm theo. Lần đầu tiên, tôi thay đổi thành kiến với mấy con chó nuôi ở Mỹ.

Những ngày ông Bush được khỏe, trong những bữa ăn tối, ông và bà Bush hay kể chuyện cho tôi nghe. Có những thắc mắc gì, tôi cũng hỏi ông bà và được chỉ dẫn tận tình. Tôi nhờ ông bà chỉ dẫn cách phát âm tiếng Anh cho chuẩn và chính xác. Những khi gặp những từ lạ, khó phát âm, tôi đều nhờ đến ông bà. Tôi gọi ông Bush là Dr. Bush, vì ông thích được gọi là Doctor dù rằng ông đã về hưu. Ở với ông bà Bush, tôi thấy rất là thoải mái. Ông bà rất tôn trọng sự riêng tư của tôi. Có những ngày đi làm về mệt mõi, tôi ăn cơm xong, vào phòng nằm xem Tivi. Thỉnh thoảng bà Bush gõ cửa phòng tôi, cho tôi trái cây hay bánh kem bà làm. Thấy tôi không đi ra phòng khách hay phòng ăn là ông bà biết tôi mệt, nên ông bà để tôi yên tĩnh nghĩ ngơi.

Có lúc tôi đi làm về, thấy bà thay hết mền gối trong phòng. Bà dọn dẹp sạch sẽ và giặt sấy từng cái mền, cái gối cho tôi. Tôi nói để tôi tự làm nhưng bà nói là bà thích làm như vậy. Nhiều lúc đi làm về, có mền ấm, nệm êm thật không gì thú bằng. Rồi những ngày mùa đông, tuyết phủ ngập lối. Sáng sớm, tôi thấy ông Bush đứng cào tuyết trên xe cho tôi kịp đi làm. Ông cào tuyết trên xe tôi trước, rồi mới cào tuyết trên xe ông. Từ trong phòng nhìn ra, thấy ông làm, tôi thật là cảm động. Thấy tấm chân tình của ông bà, tôi biết mình rất may mắn, được có cơ duyên quen biết và được ở trọ cho nhà ông bà Bush.

Tuy sống xa gia đình, nhưng ở với ông bà Bush, tôi thấy thật gần gũi và ấm áp vì sự hiếu khách và lòng bao dung của ông bà. Ngày tôi nghĩ việc ở Columbus vì tìm được việc làm mới gần gia đình hơn, tôi rời Columbus, nơi có ông bà Bush phúc hậu và con Shasha hiền hoà, có vợ chồng chú PhươngĐung và anh chị Phương-Hương dễ mến, tôi rất là lưu luyến.

Thành phố Columbus nhỏ bé, nhưng đầy ấm tình ngườị. Lần đầu tiên xa nhà, một mình giữa nơi đất lạ, tôi thật ấm lòng vì lòng hiếu khách của một gia đình người Mỹ và có duyên may được gặp gỡ và quen biết những người đồng hương Việt Nam thật đáng yêu và đáng mến.

08/2000
Đinh Thị Ngọc Tuyết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 841,976,652
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
DAVEMIN.COM
Nhạc sĩ Cung Tiến