Hôm nay,  

Nghiệt Ngã

05/01/200100:00:00(Xem: 187797)
"Mỹ trắng, Mỹ đen, Đại hàn, Cam-bốt... cũng chẳng sao, miễn là con phải có được cái giấy kết hôn với một người có quốc tịch Mỹ đem về đây cho cha mẹ, nghe rõ chưa"
- Dạ, dạ...
Câu trả lời chưa dứt thì đầu giây bên kia đã cúp. Vy Vy buông cái phôn, tâm trạng rối bời bời, phần vì áp lực quá nặng nề từ phía bên nhà phần vì những khắc khoải, âu lo trước thái độ lạnh nhạt của Tú trong mấy tháng qua.
Nàng không trách Tú, mà chỉ cảm thấy hối tiếc cho cuộc tình tưởng chừng đã có thểû tốt đẹp như hai người hằng mong ước. Thế nhưng...
Mà làm sao Vy Vy có thể trách Tú cho được, khi mười mươi phần lỗi này chỉ là do những uẩn khúc do chính nàng gây ra. Nàng chỉ có thể tự trách mình đã không có can đảm để nói ra sự thật về bản thân từ những ngày đầu hai người mới gặp gỡ. Nhưng sự thật nào đây" Nhận mình là con cán bộ cao cấp đi du học, để rồi sẽ bị cô lập , bị xa lánh như một số người đã bị à" Hay nhận mình là con của một sĩ quan QLVNCH ,sau một thời gian dài trong ngục tù CS, khi được tha về đã bằng mọi cách tìm đường vượt biên và cuối cùng đã gục ngã trước mũi súng của những tên công an biên phòng, để rồi thực tế tên họ giấy tờ nàng lại là con một cán bộ cao cấp. Làm sao nói được sự thật khó tin ấy"
Trên cái đất Mỹ thời giờ là vàng bạc này, không ai chịu khó ngồi nghe nàng dông dài tâm sự như vậy cả .Mà nếu có ai đó chịu nghe nhưng đã dễ gì chịu tin.
Thế nên , ngay từ ngày mới đặt chân đến ngôi trường này, nàng đã sắm vai cho mình là con của một tiểu thương bình thường, nhưng nhờ có chút ít năng khiếu về điện toán, và lại chăm chỉ, chịu khó, nên chẳng hiểu do một phép lạ nào, nàng lại được chọn đi du học. Mà Vy Vy chăm chỉ, chịu khó thật, và nàng học cũng rất khá. Tất cả các kỳ thi cuối năm nàng đều được điểm cao.
Ban đầu các bạn trong lớp không mấy tin, nhưng dần dà qua cung cách cư xử mềm mỏng, dễ mến của Vy Vy, nhất là với sự chi tiêu dè xẻn của nàng, họ đã không còn tỏ ra nghi ngờ vào những điều nàng nói, bởi vì, nếu là con cán bộ gộc thì cô ta chẳng cần phải chắt chiu đến như thếÀ, họ nghĩ vậy.
Năm học cuối cùng tưởng chừng sẽ trôi qua êm ả.
Nào ngờ, cách nay vài tháng, có một nhóm du học sinh mới sang, trong đó có cô ả con cưng của ông bí thư đảng ủy cơ quan nơi Dượng Ba, người mà Vy Vy gọi là cha- đang làm tổng giám đốc.Thế là câu chuyện như một trái bom,nổ tung trong dẫy apartment mà VyVy đang trọ.
Tất cả mọi người đều xa lánh nàng,ngay cả Tú, là một con người trầm tĩnh và điềm đạm cũng đã tỏ thái độ lạnh nhạt với nàng dù rằng hai người yêu nhau rất tha thiết, họ dự trù sẽ làm lễ cưới sau khi tốt nghiệp và trước khi nàng lên đường về nước.
Cũng phải thôi, vì đại đa số những người bạn trong khối sinh viên Việt Nam mà nàng quen biết ở ngôi trường này đều là con em của những người vượt biên hoặc H.O. Họ đã từng bị đày đọa, tù tội trong chế độ CS. thì làm sao họ có thể thân thiện được với con cháu của những tên cán bộ chóp bu .
Đã thế, nhiều du học sinh sang đây không phải với mục tiêu chính là trau dồi kiến thức mà chỉ với ý đồ dọn chỗ để ẩn thân như yêu cầu củụa Dượng Ba khi lo thủ tục cho Vy Vy đi du học- và dấu diếm tài sản bất chính do vơ vét từ mồ hôi nước mắt của nhân dân.
Trong khi những sinh viên đang định cư tại Mỹ, thường phải vừa đi học vừa đi làm, để hoàn tất học trình, thì những vị con ông cháu cha đỏ ấy cứ phây phây, ăn chơi xả láng, mặc toàn đồ hiệu, vung tiền như nước, tìm cách kết bạn thật nhiều để dễ bề chọn lựa sau này.
Những hoạt cảnh lố lăng ấy, đối với Tú, càng có tác động sâu đậøm hơn bất cứ ai. Sau ngày miền Nam sụp đổ, cha anh phải đi cải tạo, vài năm sau đó, mẹ anh tử nạn giao thông trong một lần ra Bắc thăm nuôi cha. Bơ vơ thân một mình, anh phải về tá túc bên ngoại, vì ngôi nhà cha mẹ anh để lại cũng đã bị tịch thu.
Vừa bán vé số, bán kem, vừa đi học, thế mà anh tốt nghiệp trung học cũng vào loại giỏi. Nhưng không trường đại học nào chấp nhận một sinh viên có lý lịch đen ngòm-theo cách nói của những người CS- như anh, đường học vấn anh gián đoạn từ đó.
Sau hơn mười năm trời trong ngục tù, cha anh được thả về với một thân xác khô đét,bệnh hoạn, và ông chỉ phục hồi lại phần nào sức khỏe sau khi đã được đến định cư tại Mỹ theo diện H. O. cách đây mấy năm.
Và Tú cũng bắt đầu làm lại từ những ngày ấy. Chuyện Tú đang nồng ấm thành lạnh nhạt với tiểu thư con cán bộ cao cấp du học đâu có gì đáng lạ. Vi Vi hiểu điều này rất rõ.
Tiếng mở khóa lách cách cắt ngang giòng suy nghĩ miên man của Vy Vy, giọng Loan, -cô bạn ở chung phòng- vang lên khe khẽ:
-Chưa ngủ sao Vy Vy"
-Mình vừa nhận được phôn bên nhà, không tài nào ngủ được Loan ạ!
Vừa trả lời Loan, nàng vừa gượng ngồi dậy, đầu óc choáng váng như mới trải qua một cơn sốt mê man, nàng nặng nề bước ra phòng khách. Loan vừa cởi áo khoác vừa liếc về phíaVy Vy, chép miệng đầy vẻ thương cảm:
-Vy Vy nên tìm cơ hội nói rõ cho Tú biết mọi chuyệnchứ cứ ấp ủ trong lòng mãi như thế cũng chẳng giải quyết được gì, mà còn có hại cho sức khỏe. Độ nầy Vy Vy sút giữ lắm rồi đó.
-Cảm ơn Loan đã khuyên giải, an ủi mình bấy lâu nay, nhất là Loan đã chịu khó ngồi nghe hết tâm sự của mình. Loan à! Mình hỏi thật điều này nhe -giọng Vy Vy trở nên thân thiết hơn- Loan có tin những điều mình nói là sự thật không"
Loan bước đến ngồi đối diện Vy Vy, nhưng không nhìn thẳng vào gương mặt khả ái của người bạn chung phòng, cô nhỏ nhẹ:
-Ở một góc độ nào đó thì mình tin, nhưng vẫn còn có những lấn cấn khó nói lắm, bởi vì câu chuyện của Vy Vy có quá nhiều tình tiết như một vở kịch được viết bởi một soạn giả tài ba. Mà mình tin hay không thì có tác dụng gì, Tú biết và tin, đó mới là điều quan trọng. Hãy cố gắng lên, thắng lợi nào cũng có cái giá của nó, hạnh phúc cũng vậy. Sự thật nào rồi cũng sẽ phơi bầy dưới ánh nắng mặt trời.
-Mình sẽ cố thử một lần xem sao, cảm ơn Loan nhiều lắm. .
Loan đứng dậy, che miệng ngáp:
-Xin lỗi, hôm nay cuôí tuần nhà hàng khá đông, dọn dẹp đến mệt lả cả người, mình đi ngủ trước đây.
Vy Vy như không nghe được câu nói sau cùng của bạn, vì nàng đang suy tư về những ý kiến vừa rồi của Loan. Tuy hai người ở chung phòng với nhau đã mấy năm rồi, nhưng Vy Vy thật không ngờ cô gái hiền lành, có khuôn mặt phúc hậu, rất ít nói như Loan mà lại có thể cho nàng những lời khuyên minh bạch tới vậy.
Phải nói hết với Tú. Dù thế nào đi nữa. Vi Vi quyết định.
. . .
Họ hẹn gặp nhau vào một chiều cuối tuần, phía sau khuôn viên thư viện trường. Tú đến trước giờ hẹn độ mười phút, ngồi trầm tư trên băng đá.
Đã mấy tháng nay Tú cố tình tránh mặt Vy Vy. Trong giảng đường, cũng như ở thư viện, thấy bóng VyVy đằng xa là anh quay qua hướng khác. Lý trí và tình cảm đang giằng co, đối kháng mãnh liệt trong anh.
- Chào anh Tú!
Tiếng nói dịu dàng của Vy Vy vang lên khiến Tú giật mình ngửng lên, đáp lí nhí:
-Chào. . . cô Vy Vy.
Họ không nhìn thẳng mặt nhau nữa, nhưng cả hai đều thấy rõ những thay đổi của nhau. Trên khuôn mặt trong sáng của Vy vương vất một nỗi buồn vời vợi, phần Tú, có lẽ cũng đã nhiều đêm mất ngủ.
Vy Vy nhẹ nhàng ngồi xuống cạnh Tú, nàng đi thẳng vào vấn đề:
- Vy Vy mời Tú ra đây không phải với ý định thanh minh về những chuyện đã qua. Mà chỉ muốn kểø cho anh nghe sự thật về cuộc đời VyVy. Có lẽ còn bi thảm hơn cả quá khứ của anh nữa, nhưng tin hay không là quyền của anh.
Và lần đầu tiên, Vi Vi nói ra chuyện đời cô bằng lời:
- Sau ngày miền Nam sụp đổ, như tất cả Sĩ Quan QLVNCH, cha em bị tập trung cải tạo,bỏ lại người vợ trẻ, với một đứa con thơ còn nhỏ dại. Không nghề nghiệp, không vốn liếng, mẹ em phải đấu tranh kịch liệt với những nghiệt ngã trong cuộc sống hỗn độn thời ấy, để giữ lại cho được cái địa chỉ hầu liên lạc với ba em.
Ngày ba đi, em còn chưa nói sõi, khi ba được tha về thì em đã gần mười tuổi.
Vì không được phép cư trú trong thành phố, cha em phải đưa cả gia đình lên vùng kinh tế mới thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng tàu. Nơi đó có Dì Ba là chị bà con của mẹ đang sinh sống.
Dì Ba vừa là chị, vừa là bạn học của mẹ em. Thời trung học, dì có yêu một bạn học cùng lớp, sau tết Mậu Thân, người này bỏ vào bưng, và được đưa ra Bắc. Năm 1975 ông ta trở về, làm giám đốc một nông trường ở Vũng tàu. Dì Ba vẫn còn độc thân, nên họ nối lại tình xưa. Năm sau, dì Ba hạ sanh một bé gái. Đặt tên là Vy Vy.
Thật ra thì ban đầu ba em cũng không muốn có một mối quan hệ nào với người bạn cột chèo CS. Nhưng sau cùng ba bằng lòng đi ra vùng đó với mục đích dễ tìm đường vượt biên.
Ngỡ rằng dì Ba có một cuộc sống tương đối ổn định. Nào ngờ, khi về Vũng Tầu, mới thấy những khổ đau của dì. Vy Vy hạ sanh chưa được bao lâu thì có một người đàn bà từ miền Bắc vào nhận là vợ của Dượng Ba với đầy đủ bằng chứng pháp lý. Dì Ba trở thành một người đàn bà không danh phận,sống trong sự đay nghiến, dày vò của người đàn bà kia.
Dượng Ba không bao giờ dám lên tiếng binh vực, vì bà ta là con một nhân vật cao cấp ở Hà nội.
Một thời gian sau gia đình em nhận được hung tin dì Ba đã qua đời.
Sau cả tháng trời cật lực làm việc ba và chú Long -một người bạn rất thân, cùng đơn vị của ba ngày xưa- đã dựng xong một mái tranh nho nhỏ bằng những vật liệu đơn sơ. Cuộc sống gia đình rất chật vật, với một mảnh đất cằn cỗi, thu nhập không đủ nuôi sống ba miệng ăn. Nên ba phải vào rừng đốn củi hầm than.
Thỉnh thoảng chú Long từ Sài gòn ra thăm gia đình, còn đem tiền bạc tiếp tế cho ba mẹ. Chú luôn bị ba cằn nhằn về chuyện này. Những lần như thế, bao giờ chú cũng không quên đem cho Thùy Linh -tên em lúc đó-một món quà nho nhỏ, khi thì một con búp bê, khi thì cái cái cặp mới.
Một lần nọ, chú đem cho em một cái khăn pu loa màu tím, rất đẹp, chú choàng lên cổ em và dặn :
- ÅCon nuôi của bố. -Chú hay gọi đùa như thế vì chú vẫn chưa lập gia đình- phải choàng khăn vào mỗi khi đi học, kẻo gió. Cái khăn này đã đi theo bố không biết bao nhiêu là chiến trường rồi đấy.
Em lớn dần trong sự thương yêu, đùm bọc của cha mẹ và chú Long.
Thời gian sau, nhiều đêm em thấy ba và chú Long hay to nhỏ có vẻ bí mật lắm, đôi khi có cả mẹ tham gia.
Một đêm nọ, em còn nhớ là một đêm trước tết, mẹ đánh thức em dậy vào khoảng 9, 10 giờ, ra dấu em cho em im lặng đi theo. Ra sân đã thấy ba và chú Long chờ sẵn với mỗi người một ba lô trên vai.
Đêm đó không có trăng, nhưng trời cũng không tối lắm. Ba đi truớc, mẹ và em, rồi tới chú Long. Đoàn người lần mò trong bóng tối, đi về hướng bờ biển.

Khoảng một giờ sau thì đến gần bờ biển, ba ra hiệu dừng lại và chọn một lùm cây rậm rạp, nhô ra gần mé biển nhất, ra dấu cho mọi người chui vào đó. Muỗi nhiều vô số kể, gió biển khá mạnh nhưng chúng vẫn cứ sấn vào cắn lấy cắn để. Mọi người ngồi chờ như vậy khá lâu, ba và chú Long có vẻ sốt ruột lắm,vì thấy ba chốc chốc lại xem đồng hồ.
Bỗng, ba nhoài mình ra khỏi bụi cây, vì hình như có bước chân ai đó đang đến gần.
Một tràng súng nổ sát bên chỗ mọi người.
-'Bước ra ngay, nếu không ông bắn bỏ mẹ hết.
Tiếng quát lồng lộng ngay sát bên, không kịp nữa rồi.
Ba nói nhanh với chú Long :
- Long, cậu đưa chị với cháu chạy đi, tớ ở lại cầm chân nó, hình như chỉ có một thằng ở đây.
- Không được.
- Đây là lệnh. Chạy đi. Sau đó ba la lên:
- ÀTôi ra đây, đừng bắn.
Ba từ từ đứng lên, và bước dần ra khỏi lùm cây.
- Còn đứa nào trong ấy nữa không"
- Không! Chỉ có một mình tôi.
- Nói láo ! Ông bắn bỏ hết tụi phản quốc. Đất nước độc lập tự do rồi mà vẫn cứ bám theo chân đế quốc.
Vừa nói, tên Công an mặt búng ra sữa vừa hướng mũi súng về phía lùm cây, toan nhả đạn. Thấy nguy, ba liền nhào vào đẩy mũi súng của hắn chệch sang một bên, một tràng đạn nổ vang, cát văng tung tóe, hai người vật nhau, trên bãi cát, lúc đó có thêm nhiều bước chân chạy đến.
Chú Long đã kéo được mẹ và em ra khỏi lùm cây, chạy thẳng về phía bìa rừng. Nhiều tràng đạn nổ vang phía sau lưng. Chú Long một tay dắt em, một tay lôi mẹ.
Khoảng hơn hai tiếng sau chú Long mới đưa được mẹ và em về đến nhà, quần áo tả tơi, mặt mày xây xát.
- ÀChị và cháu mau thay đổi y phục, lau chùi những vết thương trên mặt và tay đi, tôi sẽ đem những đồ rách này vào chôn trong rừng. Để ngừa chúng có thể đến đây làm khó dễ chị. Nếu chúng có hỏi, chị cứ nói là anh vào rừng làm than từ mấy ngày nay không thấy về. Phần tôi không thể ở lại lâu thêm nữa, vì tôi không có hộ khẩu ở đây.
Xoa đầu em chú nó
i- Bố sẽ ra thăm con khi tình hình yên tĩnh trở lại.
Chú Long đi rồi, em và mẹ ôm nhau khóc sướt mướt.
Sáng hôm sau, khi em đi học về, đã thấy có mấy tên Công an xã trong nhà, mẹ khóc sưng húp cả mắt, vừa thấy em, mẹ òa lên :
- ÀBa con chết rồi, Linh ơi!
Em đứng chết lặng như trời trồng, buông rơi cả tập vở xuống nền nhà, rồi hai mẹ con ôm chầm lấy nhau mà khóc.
Sau khi nhận xác ba về chôn cất xong, mẹ định thu xếp định đưa em về Sàigòn sống . Chưa thực hiện được ý định đó, thì mẹ em ngả bịnh, không tiền bạc, không thuốc men, và thêm phần buồn rầu vì cái chết của ba, mẹ em cũng đã qua đời sau đó không lâu.
Em mồ côi cả cha lẫn mẹ lúc mới hơn mười tuổi đầu.
May sao, lúc ấy Dượng Ba và bà vợ cả xuất hiện. Họ giúp em chôn cất mẹ em, rồiø đưa em về nuôi dưỡng.
Em về ở trong gia đình dượng ba không bao lâu thì dượng xin đổi công tác đến một nông trường khác. Tất cả người làm trong nhà cũng thay đổi hết. Và có một điều rất kỳ lạ là chính con người em cũng bị bắt buộc thay đổi. Dượng dặn em như sau :
-Kể từ nay cháu không còn là Thùy Linh nữa, mà tên cháu là Vy Vy, Lê Vy Vy con của ông Lê Bá và bà Nguyễn thị Liên. Tuy cháu lớn hơn Vy Vy vài tuổi, nhưng tạng người cũng không khác mấy. Đây là những giấy tờ liên quan đến cháu và gia đình này, cháu phải học cho thuộc lòng. Tất cả những gì trong quá khứ tuyệt đối không được nhắc lại, nghe rõ chưa"
Em ngạc nhiên há hốc mồm, trợn mắt nhìn dượng, ấp úng :
- Thưa dượng.
- Còn gọi bằng dượng nữa à! Phải gọi là ba!
Trong hoàn cảnh dở khóc, dở cười đó hỏi em còn làm được gì nếu không là cúi đầu chấp nhận, dù trong lòng vẫn luôn âm ỉ thắc mắc về sự mất tích của Vy Vy.
Vì theo dì dượng đến một nông trường xa lạ, nên từ đó em cũng mất liên lạc hẳn với chú Long. Sau này nghe nói chú đã sang định cư ở Mỹ theo diện H. O.
Thế là từ đó em trở thành Vy Vy, con của dì dượng ba.
Mấy năm sau, do một dịp tình cờ, em khám phá ra những bí ẩn đã làm thay đổi cả cuộc đời và thân phận của em.
Số là, sau khi dì ba mất, Vy Vy không thể sống nổi với bà vợ người Bắc của Dượng Ba. Cô bỏ nhà đi rồi theo bạn lêntầu vượt biên. Chẳng may, chuyến đi ấy bị công an biên phòng phát hiện, đuổi theo. Tài công cố gắng tăng tốc độ để vượt ra hải phận quốc tế. Bọn chúng xả súng bắn thẳng vào tàu, bất kể trên tàu rất nhiều trẻ em và phụ nữ. Mấy người trúng đạn bị thương, trong đó có Vy Vy. Khi lôi được tàu vào bờ chúng nhốt hết vào trong trại giam. Cũng không chạy chữa cho những người bị thương.
Khi công an Xã đến báo tin về chuyện của Vy Vy, dì dượng Ba đã gạt phăng đi -dù có cả lá thư của cô gửi về- và nói rằng con họ đang trọ học ở Saigon, làm gì có chuyện đi vượt biên. Đó chính là lúc em được Dượng Ba mang về nhà để biến thành Vi Vi.
Thất vọng vì thấy cha ruột của mình chỉ vì sợ ảnh hưởng đến đường công danh sự nghiệp mà không nhận con,hơn nữa ngày đêm bị hành hạ bởi vết thương làm độc. Cô đã thắt cổ tự vẫn trong nhà giam, biên bản của công an ghi là xác chết vô thừa nhận.
Sau khi biết được những chuyện khủng khiếp trên, em cảm thấy thật sự ghê tởm những con người mà hàng ngày em vẫn phải gọi bằng ba má. Bấy giờ em mới hiểu được rằng họ cần em làm thế thân cho Vy Vy để tránh ảnh hưởng đến uy tín của Dì Dượng trong đảng, chứ thật ra không phải vì họ có lòng nhân từ thương xót cho hoàn cảnh của em lúc đó. Nhưng em còn làm gì hơn được khi vẫn chưa đến tuổi thành niên, tứ cố vô thân.
Thời gian lần lữa trôi qua, sau ngày em tốt nghiệp trung học, Dượng đã đặt thẳng vấn đề với em là dượng sẽ lo giấy tờ cho em đi du học, và bằng mọi giá em phải lập gia đình với một người có quốc tịch Mỹ, để sau này bảo lãnh dì dượng qua luôn.
Dượng nói em phải làm cho được những chuyện ấy coi như một phần nào đền đáp công ơn nuôi dưỡng của dì dượng.
Ban đầu em cũng đắn đo, nhưng suy nghĩ lại, em thấy đây chính là cơ hội để em có thể tìm lại được chú Long, Ángười cha nuôi yêu quý của em.
Bấy giờ Dượng đã chuyển về làm Tổng Giám Đốc một công ty lớn ở thành phố, nên chỉ một thời gian sau, em có mặt trên đất Mỹ như anh đã biếtÅ. . .
Giọng nói trầm buồn của Vy Vy đã ngừng lại. Câu chuyện làm Tú ngỡ ngàng. Ban đầu anh nghe có vẻ như vì phép lịch sự hơn là thật sự muốn tìm hiểu, nhưng càng lúc tình huống càng cuốn hút anh, nhất là giọng nói của Vy Vy có lúc thật chán chường, có lúc thật xót xa, khiến tâm hồn anh thắt lại, anh muốn xoay người lại ôm chầm lấy Vy Vy, để xoa dịu phần nào những khổ đau mà nàng đã phải chịu đựng từ những ngày còn ấu thơ.
-Tình yêu em dành cho anh như thế nào thì có lẽ anh là người rõ hơn hết. Em cũng đã bị dằn vặt rất nhiều về chuyện này rồi, nhưng em vẫn chưa có được một quyết định dứt khoát. Thực hiện theo yêu cầu của họ, sau đó bảo lãnh họ sang đây để họ sống phè phơnõ bằng những của cải phi nghĩa, là một hành động gây tổn thương đến vong linh người cha quá cố của em. Ngược lại, em sẽ trở thành một kẻ thất tín, lừa lọc. Phải chi có cha nuôi em ở bên cạnh, chắc ông sẽ cho em những lời khuyên quí giá.
-Em đã thử tìm cách liên lạc với cha nuôi chưa" Nếu tìm được ông ấy, mọi việc sẽ sáng tỏ.
-Vâng em đã có thử, nhưng thời giờ eo hẹp, sự quen biết của em lại không nhiều, cho nên vẫn chưa có kết quả gì.
-Thế cha em và cha nuôi ngày xưa ở đơn vị nào, em còn nhớ không"
-Họ phục vụ trong binh chủng Biệt Động Quân, ở Pleiku.
-Thật vậy sao" Cách hỏi của Tú làm Vy Vy giật mình.
- Có chuyện gì vậy anh"
- Không! Không có gì. Bởi vì, cha anh ngày xưa cũng cùng binh chủng vBiệt Động Quân, cũng từng trấn đóng ở cao nguyên. Bây giờ ông vẫn thường xuyên liên lạc với các chiến hữu cũ. Nếu cha nuôi em đã sang định cư ở đất Mỹ, chắc chắn anh sẽ tìm được ông rất mau.
- Nếu thế thì may quá, nhờ anh giúp cho, càng sớm càng tốt. Và đây là tên họ, cấp bậc, đơn vị của cha nuôi, tên họ của cha em và cả số quân nữa. Em không biết số quân của cha nuôi. Anh biết không, em vẫn luôn mang bên mình cái khăn pu loa màu tím của cha nuôi tặng em ngày xưa.
Vừa nói nàng vừa rút ra một cái khăn len cũ, đã phai màu nhưng vẫn được nàng gấp ngay ngắn trong cặp sách.
Thấy Vy Vy thật sự trân trọng đối với tấm khăn cũ kia, lòng Tú trào dâng một niềm cảm thương, anh tự trách mình suýt nữa đã đánh mất một cuộc tình đẹp đẽ mà anh và nàng đã ra công vun xới mấy năm trời.
-Trời cũng sắp tối rồi anh về đi. Cho em gửi lời hỏi thăm bác trai.
-Anh đưa em về nhé!
-Thôi em đi bộ được rồi.
Vy Vy lầm lũi bước đi trong ánh hoàng hôn nhạt nhòa. Những bước chân lẻ loi khua trên đoạn đường dài thăm thẳm của khuôn viên trường Đại học không còn một bóng người.
. . .

-Vy Vy! Vy Vy!
Tú vừa đập cửa, vừa gọi hối hả, có tiếng vặn ổ khóa, cửa vừa mở Tú ào vào như một cơn lốc, suýt ôm chầm lấy Loan.
-Vy Vy đâu" Còn ngủ à"
-Làm gì vậy ông tướng! Mới sáng sớm kêu réo om sòm, chẳng cho ai ngủ nghê gì cả.
-Vy Vy đi đâu rồi"
Loan bước lại sôpha, rút ra một phong thư được dằn dưới cuốøn tự điển để trên bàn, đưa choTú, nói:
-Vy Vy về Việt Nam chiều hôm qua rồi, cô ấy nhờ tôi trao cho anh lá thư này, đọc đi thì hiểu. Nhiệm vụ của tôi đến đây là hết. Anh muốn ngồi đây đọc hay đi đâu đó tùy ý.

Ngày... tháng... năm...
Anh Tú,
Khi anh đọc được những dòng chữ này, có lẽ em đã rời xa nước Mỹ lâu rồi.
Cám ơn anh đã chịu lắng nghe những dài dòng tâm sự của em. Nói hết được với anh, em yên lòng ra đi. Anh tha lỗicho em khi ra đi đã không nói được một câu giã từ. Nhưng em sợ lắm anh Tú ơi! Em sợ em không đủ can đảm để nói những điều mà không bao giờ em muốn nói.
Xin cám ơn anh đã chăm sóc em trong những năm tháng qua. Em đang đứng trước ngã ba đường không biết phải chọn lựa ra sao.
E m không thể nhắm mắt làm theo yêu cầu của dì dượng để kết hôn với một người em không yêu thậm chí không đồng chủng tộc va ø- như em đã nói với anh, để họ đạt được mục đích xấu xa ấy. Em không muốn làm cha mẹ em phải đau lòng. Cho nên em đã chấp nhận ra về, dù có thể sẽ bị coi là kẻ vong ân, bội nghĩa- và để họ xử trí sao cũng được. Còn những gì em nói với anh đều là sự thật, tình yêu em dành cho anh cũng từ một con tim trong trắng, không toan tính, lừa lọc. Tin hay không thì cũng đành tùy vào anh thôi.
Chúc anh dồi dào sức khỏe, cho em gửi lời thăm bác trai.
Thùy Linh

Những hàng chữ trong lá thư đã nhòe dần trước mắt Tú. Và anh thầm thì với lá thư:
- Vi Vi. Không... Thùy Linh. Em thật sự là Thùy Linh. Anh hiểu rồi. Anh tin rồi. Anh đến đây để cho em biết số phôn của chú Long, anh đã có nói chuyện với ông rồi, tất cả đều là sự thật. Anh và chú Long sẽ tìm được em một ngày không xa. Chúng ta sẽ mãi mãi bên nhau.
thuydang

Wichita Cuối Đông 2000

(Bài tham dự số 212-VB1224-25)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,211,196
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến