Hôm nay,  

Tôi Học Tiếng Spanish

14/03/200100:00:00(Xem: 152320)
Bài tham dự số 209-VB1222


Đang chơi ở cuối sân Vilma chạy đến nắm tay tôi và nói một tràng dài.

Nhìn cặp mắt sáng long lanh với hàng mi cong vút của em, tôi nghe em nói nhưng không hiểu gì cả vì em nói tiếng Spanish. Tôi không thể giải thích cho Vilma hiểu là tôi không nghe được tiếng Spanish. Với một em nhỏ bốn tuổi như Vilma không dễ giải thích cho em hiểu là các cô giáo khác có thể nghe và hiểu được tiếng Spanish nhưng tôi không làm được việc đó.

Trong lớp vườn trẻ với trên hai mươi em, ít ra cũng có ba hoặc bốn em chỉ có thể nghe và nói được một ngôn ngữ duy nhất là tiếng Spanish như Vilma. Tôi suy nghĩ về vấn đề này đã lâu, tôi muốn tìm một lối thoát cho Vilma và cho tôi nên tôi ghi danh học lớp Spanish.

Khi tôi kể với các cô giáo khác ý định của tôi, các cô góp ý muốn khuyến khích tôi. Aida nói:

"Chị cứ học đi, tôi sẵn sàng giúp chị tập nói."

Rocio nói:

"Bắt đầu ngay đi Nga, chuyện đó tốt lắm."

Cecilia nói:

"Hồi tôi học Spanish ở trung học tôi mới biết là tôi phạm rất nhiều lỗi văn phạm khi tôi nói tiếng Spanish. Tôi chỉ học Spanish bằng cách nghe cha mẹ tôi nói, tôi không hề học cách viết Spanish như thế nào, chính những lớp Spanish đó đã giúp tôi nói Spanish một cách tốt hơn."

Từ lớp vườn trẻ nơi tôi làm việc, tôi chỉ việc băng qua đường Cesar Chavez là đến đại học cộng đồng East Los Angeles. Tôi đến đó ghi danh học lớp Spanish I.

Ngày đầu tiên vào lớp khi nghe các sinh viên chung quanh nói tiếng Spanish rào rào làm tôi hoảng. Thầy giáo của lớp là ông Roldan. Ông tự giới thiệu cho chúng tôi biết ông sinh ra và lớn lên ở Tây Ban Nha. Lúc mới vào nước Mỹ ông học đại học cộng đồng như chúng tôi; sau đó ông học lên cử nhân và cao học về Spanish và đi dạy. Ông yêu cầu chúng tôi tự giới thiệu.

Các sinh viên gốc Mễ Tây Cơ, Trung và Nam Mỹ nói một cách dễ dàng vì Spanish là tiếng mẹ đẻ của họ, dù vậy cũng có vài sinh viên gốc Mễ Tây Cơ nhưng từ nhỏ trong gia đình chỉ nói tiếng Anh nên bây giờ nói vài câu cũng khó khăn lắm. Đến phiên tôi, tôi phải dùng tiếng Anh để tự giới thiệu. Ông Roldan viết lên bảng cho tôi:

"Yo soy vietnamita."

(Tôi là người Việt Nam).

Sau khi tất cả các sinh viên tự giới thiệu, tôi biết tôi không phải là người duy nhất không biết gì cả về tiếng Spanish. Ít ra cũng có năm sinh viên khác cùng hoàn cảnh như tôi. Các sinh viên này đến từ China, Turkey, Korea and Taiwan.

Biết được thế yếu của mình trong lớp nên tôi mua sách và bắt đầu học ngay từ ngày đầu tiên. Cũng may là sách vì soạn cho những người chưa biết nên những lời chỉ dẫn đều được viết bằng Anh ngữ.

Tôi bỏ rất nhiều thì giờ để học thật kỹ trước khi đến lớp, nên mỗi khi ông Roldan gọi tôi trả lời những bài tập ứng dụng tôi đều làm đúng dù rằng tôi phải ráp vần từng chữ trước khi phát âm. Tiếng Spanish chỉ cần nối vần, viết sao đọc như vậy, không có những ngoại lệ như cách phát âm của tiếng Anh.

Ba tuần lễ trôi qua đến ngày làm cái test đầu tiên tôi cảm thấy yên bụng vì tôi làm được. Khi ông phát lại bài tôi được điểm tối đa, trong khi nhiều sinh viên gốc Mễ Tây Cơ được ít diểm hơn tôi. Thật sự ra vì lớp học chỉ chú ý đến văn phạm và cách viết tiếng Spanish, nhưng điều này trong sách đã dạy rất kỹ. Nếu lớp học chú ý về đàm thoại và cách phát âm thì chắc chắn tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tôi chỉ có thể hiểu được những gì ông Roldan nói khi ông nói những gì có trong sách. Khi ông nói ra ngoài một chút là tôi chào thua, trong khi các sinh viên gốc Tây Ban Nha có thể hỏi ông về tất cả mọi vấn đề.

Đến giữa khóa, bài học bắt đầu dài ra, ngữ vựng khó hơn, nhưng khúc mắc nhất vẫn là cách chia dộng từ với rất nhiều ngoại lệ. Tôi tự hỏi làm sao tôi nhớ dược hết tất cả những điều này. Lúc này nhiều sinh viên gốc Mễ Tây Cơ bắt đầu gặp khó khăn.

Sau mấy tháng học Spanish lúc này tôi có thể nói một chút ít với các em trong lớp vườn trẻ. Nhiều em không để ý gì, nhưng có những em tròn xoe mắt khi nghe tôi nói tiếng mẹ đẻ của các em. Tôi có thể hát chung với các em vài bài đơn giản bằng tiếng Spanish. Khi các em đếm bằng tiếng Spanish tôi có thể sửa khi các em đếm sai.

Kỳ thi cuối khóa tôi được hạng A. Tôi đã học xong lớp Spanish I, Tôi biết một chút ít về Spanish để dùng với các em ở lớp vườn trẻ. Điều tôi cần là làm sao có thể nghe được các em nói. Muốn như vậy tôi phải chú ý học hỏi trong một thời gian dài, phải can đảm tập nói dù biết mình có thể nói không đúng. Học ngoại ngữ không phải là một điều dễ dàng.

(Thân tặng chị Thu Đào,
Plaza de la Raza Head Start)

ĐOÀN THỊ TUYẾT NGA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến