Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Tôi Học Tiếng Spanish

14/03/200100:00:00(Xem: 151734)
Bài tham dự số 209-VB1222


Đang chơi ở cuối sân Vilma chạy đến nắm tay tôi và nói một tràng dài.

Nhìn cặp mắt sáng long lanh với hàng mi cong vút của em, tôi nghe em nói nhưng không hiểu gì cả vì em nói tiếng Spanish. Tôi không thể giải thích cho Vilma hiểu là tôi không nghe được tiếng Spanish. Với một em nhỏ bốn tuổi như Vilma không dễ giải thích cho em hiểu là các cô giáo khác có thể nghe và hiểu được tiếng Spanish nhưng tôi không làm được việc đó.

Trong lớp vườn trẻ với trên hai mươi em, ít ra cũng có ba hoặc bốn em chỉ có thể nghe và nói được một ngôn ngữ duy nhất là tiếng Spanish như Vilma. Tôi suy nghĩ về vấn đề này đã lâu, tôi muốn tìm một lối thoát cho Vilma và cho tôi nên tôi ghi danh học lớp Spanish.

Khi tôi kể với các cô giáo khác ý định của tôi, các cô góp ý muốn khuyến khích tôi. Aida nói:

"Chị cứ học đi, tôi sẵn sàng giúp chị tập nói."

Rocio nói:

"Bắt đầu ngay đi Nga, chuyện đó tốt lắm."

Cecilia nói:

"Hồi tôi học Spanish ở trung học tôi mới biết là tôi phạm rất nhiều lỗi văn phạm khi tôi nói tiếng Spanish. Tôi chỉ học Spanish bằng cách nghe cha mẹ tôi nói, tôi không hề học cách viết Spanish như thế nào, chính những lớp Spanish đó đã giúp tôi nói Spanish một cách tốt hơn."

Từ lớp vườn trẻ nơi tôi làm việc, tôi chỉ việc băng qua đường Cesar Chavez là đến đại học cộng đồng East Los Angeles. Tôi đến đó ghi danh học lớp Spanish I.

Ngày đầu tiên vào lớp khi nghe các sinh viên chung quanh nói tiếng Spanish rào rào làm tôi hoảng. Thầy giáo của lớp là ông Roldan. Ông tự giới thiệu cho chúng tôi biết ông sinh ra và lớn lên ở Tây Ban Nha. Lúc mới vào nước Mỹ ông học đại học cộng đồng như chúng tôi; sau đó ông học lên cử nhân và cao học về Spanish và đi dạy. Ông yêu cầu chúng tôi tự giới thiệu.

Các sinh viên gốc Mễ Tây Cơ, Trung và Nam Mỹ nói một cách dễ dàng vì Spanish là tiếng mẹ đẻ của họ, dù vậy cũng có vài sinh viên gốc Mễ Tây Cơ nhưng từ nhỏ trong gia đình chỉ nói tiếng Anh nên bây giờ nói vài câu cũng khó khăn lắm. Đến phiên tôi, tôi phải dùng tiếng Anh để tự giới thiệu. Ông Roldan viết lên bảng cho tôi:

"Yo soy vietnamita."

(Tôi là người Việt Nam).

Sau khi tất cả các sinh viên tự giới thiệu, tôi biết tôi không phải là người duy nhất không biết gì cả về tiếng Spanish. Ít ra cũng có năm sinh viên khác cùng hoàn cảnh như tôi. Các sinh viên này đến từ China, Turkey, Korea and Taiwan.

Biết được thế yếu của mình trong lớp nên tôi mua sách và bắt đầu học ngay từ ngày đầu tiên. Cũng may là sách vì soạn cho những người chưa biết nên những lời chỉ dẫn đều được viết bằng Anh ngữ.

Tôi bỏ rất nhiều thì giờ để học thật kỹ trước khi đến lớp, nên mỗi khi ông Roldan gọi tôi trả lời những bài tập ứng dụng tôi đều làm đúng dù rằng tôi phải ráp vần từng chữ trước khi phát âm. Tiếng Spanish chỉ cần nối vần, viết sao đọc như vậy, không có những ngoại lệ như cách phát âm của tiếng Anh.

Ba tuần lễ trôi qua đến ngày làm cái test đầu tiên tôi cảm thấy yên bụng vì tôi làm được. Khi ông phát lại bài tôi được điểm tối đa, trong khi nhiều sinh viên gốc Mễ Tây Cơ được ít diểm hơn tôi. Thật sự ra vì lớp học chỉ chú ý đến văn phạm và cách viết tiếng Spanish, nhưng điều này trong sách đã dạy rất kỹ. Nếu lớp học chú ý về đàm thoại và cách phát âm thì chắc chắn tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tôi chỉ có thể hiểu được những gì ông Roldan nói khi ông nói những gì có trong sách. Khi ông nói ra ngoài một chút là tôi chào thua, trong khi các sinh viên gốc Tây Ban Nha có thể hỏi ông về tất cả mọi vấn đề.

Đến giữa khóa, bài học bắt đầu dài ra, ngữ vựng khó hơn, nhưng khúc mắc nhất vẫn là cách chia dộng từ với rất nhiều ngoại lệ. Tôi tự hỏi làm sao tôi nhớ dược hết tất cả những điều này. Lúc này nhiều sinh viên gốc Mễ Tây Cơ bắt đầu gặp khó khăn.

Sau mấy tháng học Spanish lúc này tôi có thể nói một chút ít với các em trong lớp vườn trẻ. Nhiều em không để ý gì, nhưng có những em tròn xoe mắt khi nghe tôi nói tiếng mẹ đẻ của các em. Tôi có thể hát chung với các em vài bài đơn giản bằng tiếng Spanish. Khi các em đếm bằng tiếng Spanish tôi có thể sửa khi các em đếm sai.

Kỳ thi cuối khóa tôi được hạng A. Tôi đã học xong lớp Spanish I, Tôi biết một chút ít về Spanish để dùng với các em ở lớp vườn trẻ. Điều tôi cần là làm sao có thể nghe được các em nói. Muốn như vậy tôi phải chú ý học hỏi trong một thời gian dài, phải can đảm tập nói dù biết mình có thể nói không đúng. Học ngoại ngữ không phải là một điều dễ dàng.

(Thân tặng chị Thu Đào,
Plaza de la Raza Head Start)

ĐOÀN THỊ TUYẾT NGA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,923,999
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.