Hôm nay,  

Viết Báo Ở Hoa Kỳ

26/11/200200:00:00(Xem: 176575)
Người viết: Nguyễn Kinh Doanh

Bài góp với Việt Báo, không dự thi.

Ông Nguyễn Kinh Doanh là một nhà báo, phóng viên tuần cảnh xa lộ, đồng thời là chuyên viên thông dịch, cố vấn thuế vụ và đại diện địa ốc tại Los Angeles. Ông cũng là tác giả sách "New World Order and Monopoly Power". Nhiều bài viết của ông đã đuọc phổ biến trên Việt Báo. Bài "Viết Báo Tại Hoa Kỳ", theo ông Nguyễn, không phải là một bài dự thi mà chỉ là bài viết hưởng ứng "Giải Thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ."
Kèm bài viết, ông bà Nguyễn còn đặc biệt gửi tặng "Giải Thưởng Việt Báo" 200 đô la để, theo lời ông, "dành cho một giải thưởng đặc biệt viết về đề tài kinh doanh tại Mỹ." Việt Báo trân trọng cám ơn ông bà Nguyễn Kinh Doanh. Ngoài giảøi thưởng chính thức, ban giám khảo sẽ tuyển chọn một bài viết xứng đáng với kỳ vọng của ông bàù.

Hình trên: ông Nguyễn Kinh Doanh tham dự buổi nói chuyện của Bill Gates (mang áo sơ mi, ngồi phía sau, chi tiết xin đọc bài viết)


Tôi sanh năm 1952 tại Nam Định, miền Bắc Việt Nam. Gia đình chúng tôi, theo làn sóng người tỵ nạn, di cư vào Nam hai năm sau. Những ngày còn nhỏ, trong tiềm thức, tôi có hai ước mơ: Thứ nhất là được đặt chân tới Mỹ, một cường quốc mà tôi được đọc và nghe tới nhiều và thứ hai là viết về các vấn đề xã hội.

Một buổi sáng, vào tháng 4 năm 1971, tôi đặt chân tới San Francisco. Thời gian qua đã hơn 29 năm, tuy nhiên, hình ảnh những buổi đầu tới Mỹ vẫn còn in đậm trong tâm tư của tôi. Downtown thành phố Cựu Kim Sơn náo nhiệt và gió nhè nhẹ. Giờ ở Việt Nam nhanh hơn Hoa Kỳ 14 tiếng, cho nên thời gian đầu ban ngày tôi buồn ngủ còn đêm thì thao thức. Xe hơi thật nhiều, thỉnh thoảng mới thấy một xe gắn máy. Khác với Việt Nam là xe hơi ít, có nhiều xe gắn máy và xe đạp. Đêm tôi không nghe tiếng đại bác và thấy hỏa châu chói sáng vòm trời như ở quê hương mình.

Thuở ấy, một bao thuốc lá giá 40 xu và xăng super unleaded một gallon chỉ có 45 xu. Hiện nay, giá một bao thuốc lá lên tới 4 Mỹ kim và vài tháng trước ở California có trạm xăng bán hơn 2 đô la một gallon super unleaded. Giá thực phẩm nói chung 30 năm trước, so với Consumer Price Index hiện nay, cũng gia tăng đáng kể. Một ounce vàng giá trung bình năm 1970 ở Mỹ là 40 đô la. Năm 1980 có lúc lên trên 850 đô la một ounce. Giá vàng tăng hơn 2,000%!

Trong thập niên 1930, kinh tế thế giới ngưng trệ và chánh phủ nhiều quốc gia phải áp dụng những biện pháp cứng rắn nhằm ổn định kinh tế quốc gia.. Năm 1933, Tổng Thống Roosevelt cấm dân chúng tích trữ vàng. Hình luật phạt công dân Mỹ 10 năm tù, phạt vạ 10,000 đô la và cộng thêm tiền phạt bằng hai lần trị giá số vàng bị tịch thâu. Dù Tổng Thống Roosevelt có hứa nhưng thực tế số vàng bị tịch thu này chẳng bao giờ được hoàn lại cho sỡ hữu chủ. Chánh phủ độc quyền lưu trữ vàng, còn dân chỉ lưu hành giấy đô la thôi.

Với biện pháp này, đồng đô la bị xuống giá tới 50%. Trong vòng 42 năm tiếp theo, Hoa Kỳ tuy là một nước tự do nhưng dân vẫn bị cấm mua vàng. Vụ Watergate khiến ông Nixon phải từ chức Tổng Thống. Ông Gerald Ford lên thay thế. Ngày 31 tháng 12 năm 1974, Tổng Thống Ford ban hành Sắc Lệnh số 11825 cho phép dân chúng Mỹ được tự do mua bán và tích trữ vàng. Điều thứ 2 của Sắc Lệnh này minh thị hủy bỏ tất cả những lệnh cấm đoán mua bán và dự trữ vàng do hành pháp đưa ra từ trước tới nay. Chỉ 4 tháng sau, hàng chục ngàn người Việt Nam tỵ nạn ở Mỹ đem theo những quý kim đáng kể.

Năm 1972, di chuyển về Colorado, tôi theo học Arapahoe College. Giáo sư Otto Pfeiff dạy về English Essay rất thích những bài tự thuật Anh ngữ tôi viết. Qua sự giới thiệu của ông, tôi mạnh dạn gởi tới nhật báo The Christian Science Monotor bài LAND OF ENCHANTMENT diễn tả cãm nghĩ của một sinh viên Việt Nam ở Hoa Kỳ. Đây là bài viết đầu tiên của tôi được đăng trên báo Mỹ. Họ gởi tôi một chi phiếu 40 đô la và ghi tên tôi vào danh sách độc giả nhận báo miễn phí sáu tháng.

Thông tin ở Mỹ rất dồi dào chi tiết để viết sưu khảo. Vào những thư viện lớn, người đọc có thể xem Los Angeles Times, Washington Post, Newsweek...từ số đầu tiên trên microfiche. Đây là ưu điểm của một quốc gia tự do và siêu kỹ nghệ.

Nhiều bài viết của tôi được hân hạnh góp mặt trên Việt Báo Daily News như Về Việt Nam Ăn Tết, Một Tuần Ở Trung Quốc, Kỹ Nghệ Du Thuyền Hoa Kỳ: Những Chuyến Hải Hành Carnival, Rockefeller Của Điện Toán: Bill Gates, Từ Những Người Được Thượng Đế Chọn Tới Vụ CIA Tìm Hiểu về Phép Lạ, Võ Phái Kienando, Tiếng Việt Ngày Nay...

"Về Việt Nam Ăn Tết" ghi lại chuyến về thăm quê hương lần đầu tiên của tôi năm 1997 sau 26 năm xa nhà. Mở đầu tôi viết: "Ước mơ của nhiều Việt kiều xa quê hương đã lâu là về Việt Nam ăn Tết. Trở lại Việt Nam để gặp những người thân yêu và đón xuân ở quê cha, đất tổ nhằm tìm vị Tết quê hương. Đồng ý niệm đó. tôi và vợ tôi đã đáp máy bay về quê hương."

"Một Tuần Ở Trung Quốc" nói về chuyến du lịch một tuần của chúng tôi qua Bắc Kinh, Hàng Châu, Tô Châu, và Thượng Hải. Nhập đề có vẻ sống động: "Chiếc phản lực cơ của hãng hàng không Air China từ từ lăn bánh trên phi đạo của Los Angeles International Airport, gia tăng tốc độ, rồi bay bổng lên không. Đồng hồ chỉ 1 giờ 44 phút chiều Chủ Nhật ngày 1 tháng 11 năm 1998. Đọc nhiều và xem một số phim Trung Hoa như Tam Quốc Chí, Đông Châu Liệt Quốc, Thanh Cung 13 Triều, Vị Hoàng Đế Cuối Cùng...nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi du lịch bên Trung Quốc."

Việt Báo Kinh Tế số 1061 đềà ngày thứ bảy 22 tháng 11 năm 1997 đăng phóng sự của tôi về các Chuyến Hải Hành Carnival: "Từ mùa đông năm 1995 tới nay có trên 10,000 người Việt Nam đã chọn đại công ty Carnival để du lịch. Năm trước, hơn nửa triệu khách du hành trên 11 hải vận hạm của Carnival... Ngày thứ sáu 11 tháng 7 năm 1997 chúng tôi có mặt trên du thuyền Holiday để khởi sự cuộc hành trình 3 ngày..."

Sau khi miêu tả những sinh hoạt trên tàu, tôi viết đoạn kết luận: "Sáng thứ bảy, tàu cặp bến Ensenada ở Mễ Tây Cơ. Chúng tôi vào thành phố. Đường xá thật sạch sẽ. Cô hướng dẫn viên cắt nghĩa Mỗi thương mại hay gia đình đều chịu trách nhiệm trước cửa của mình. Nếu Tòa Đô Chánh kiểm soát thấy rác rưới phía trước sẽ phạt. Holiday rời bến Ensenada chiều thứ bảy quay về Los Angeles. Ngày chủ nhật chúng tôi hành trình chậm chạp trên đại dương. Sáng thứ hai 14 tháng 7 chúng tôi trở lại nơi mình đã khởi hành ba ngày trước."

Được mời tham dự cuộc diễn thuyết của Tổng Giám-Đốc Microsoft Corporation Bill Gates ngày 27 tháng 11 năm 1996 là một vinh dự lớn cho tôi. Ông Greg Shaw, Giám Đốc Giao Tế của Microsoft Corporation gởi giấy mời và gọi điện thoại nhắn nhủ tôi: "Sự hiện diện của ông là niềm hãnh diện lớn cho chúng tôi."

Tôi xin ghi lại đoạn cuối bài phóng sự tôi viết đăng trên VIỆT BÁO KINH TẾ, số 818 buổi thuyết trình của ông Bill Gates về sự gia tăng quyền lực của máy điện toán trước sự hiện diện của đông đảo thính giả chọn lọc tràn ngập đại thính đường Ackerman Grand Ballroom ở Đại Học UCLA:

"Một thính giả hỏi ông ta có định viết một quyển sách nói về cuộc đời của mình không" Ông Gates trả lời Bây giờ tôi phải tập trung vào nhiều vấn đề nên chưa làm được chuyện này. Khi lớn tuổi hơn, có lẽ tôi sẽ nghĩ về việc viết hồi ký đời mình.

Ông Gates cũng cho chúng tôi biết cảm tưởng của mình về việc theo đuổi nền học vấn đại học Nếu quý vị nghĩ rằng quý vị có những phương pháp mới mà chưa ai nghĩ tới như là thiết lập một công ty vĩ đại, nếu thật sự quý vị cãm thấy như vậy, quý vị nên theo đuổi ngay. Đối với 99.99% người, có lẽ nên hoàn tất đại học và xin làm việc cho một công ty lớn để thu nhập kinh nghiệm và quan sát hoạt động của họ, rồi tự mình ra làm thương mại riêng. Đại Học là chuyện quan trọng và đầy vui thú. Quý vị có thể học được nhiều và giao tiếp với đủ giới. Khó so sánh chuyện gì với vấn đề theo đuổi học vấn ở đại học cả.

Chúng tôi hỏi ông ta có nhớ trường đại học không, ông Gates phúc đáp: Tôi hăng say với việc làm của tôi, như vậy để nói hiện tại tôi vui nhiều hơn lúc còn ở đại học.

Tháp tùng ông Gates ở-Đại Học UCLA có 4 vệ sĩ, một số phụ tá, và vài viên chức cao cấp của UCLA.

Ông Greg Shaw, Giám Đốc Tế của Microsoft khoe với tôi "I can speak Vietnamese Một, Hai, Ba, Bốn, Năm..." Tôi hỏi ông ta làm sao nói được như vậy, ông ta trả lời: "Tôi có nhiều bạn Việt Nam. Họ rất cần cù, lịch sự và nhã nhặn. Người Việt Nam rất tốt và hy sinh cho gia đình mình."

NGUYỄN KINH DOANH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,087,865
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến