Hôm nay,  

Giáng Sinh Năm Đó

13/03/200100:00:00(Xem: 235377)
Bài tham dự số 200-VB1213


Tôi đến Mỹ vào tháng 12 tức là vào mùa Đông, giữa lúc thời tiết giá lạnh.

Suốt hai tuần lễ đầu, ngoài những lúc cần phải đi làm thủ tục cần thiết dành cho người mới tới, tôi không bước chân ra khỏi nhà, nhất là về ban đêm. Cho nên chẳng hề hay biết rằng thời gian này người Mỹ đang rộn ràng chuẩn bị cho ngày lễ Christmas sắp đến.

Bỗng một buổi tối có mấy chàng thanh niên đã ở Mỹ trước tôi, đến rủ tôi đi chơi "cho đỡ nhớ nhà". Tôi sợ lạnh không muốn đi nhưng họ cố thuyết phục. Nể lời và cũng muốn đi xem cho biết "người Mỹ chuẩn bị ăn mừng Christmas" ra sao, tôi đã nhận lời đi chơi với họ.

Xe chở chúng tôi vừa ra khỏi nhà một quãng, tôi đã nhìn thấy một quang cảnh tưng bừng, khác lạ. Những ánh đèn màu được trang trí ở các cửa tiệm cũng như ở các tư gia tỏa ra làm cho cả khu vực trở nên rực rỡ như ngày hội hoa đăng. Xe tiếp tục chạy và tôi còn được nhìn thấy nhiều cảnh lạ mắt hơn. Trên một con đường, cây cối hai bên đều được cuốn bóng đèn màu từ gốc đến tận cành. Và xa hơn là những dây đèn đầy màu sắc được trang trí trên một cây thông cao nghều nghệu, trông thật đẹp mắt. Tôi trầm trồ khen đẹp nhưng chàng thanh niên lái xe nói anh ta sẽ đưa tôi đi xem những nơi khác còn đẹp hơn nhiều.

Quả thật chàng thanh niên này nói không sai, tôi đã được chiêm ngưỡng nhiều căn nhà mà chủ nhân chắc chắn đã phải bỏ nhiều công sức và tiền bạc để "tô điểm" cho căn nhà của họ. Tôi đề nghị dừng xe trước một căn nhà mà tôi thấy cách trang trí rất công phu và đầy nghệ thuật. Chủ nhân ngôi nhà này đã kết những dây điện theo những đường dọc theo nóc nhà, mái nhà, đường chéo từ hai đầu hồi, những đường thẳng đứng từ mái nhà theo bón góc tường xuống mặt đất, các khung cửa sổ và cửa đi khiến nhìn vào ta thấy căn nhà như được cấu tạo toàn bằng ánh sáng. Trên sân cỏ trước nhà là một bộ tượng Giáng sinh với Chúa Hài đồng, bà Maria và thánh Giuse được chiếu sáng bởi những dây đèn điện kết thành hình những con nai: con thì như đang ăn cỏ, con như đang uống nước, con khác đang ngơ ngác nhìn lên trời. Trên một nhánh cây cao là một ngôi sao thật lộng lẫy với đuôi dài kéo xuống tới gần mặt đất.

Đây là lần đâu tiên trong đời tôi được chiêm ngưỡng một cảnh trí đẹp đẽ và công phu như vậy. Nhìn quang cảnh này, tôi thấy tâm hồn thật thư thái và cảm nhận được không khí an bình của mùa Giáng sinh. Bỗng tôi nhớ đến một mùa Giáng sinh khác, mùa Giáng sinh mà tôi đang còn lang thang trong rừng, lúc sống ở một trại cải tạo trong vùng núi rừng thuộc tỉnh Lai Châu , Bắc Việt. . .

Sáng sớm hôm đó, sau một hồi kẻng kéo dài, làm kinh động cả một vùng rừng núi là tiếng quát tháo của tên "cán bộ quản giáo" khiến mọi người đều phải bung dậy, "khẩn trương" sắp xếp mùng mền để còn "tranh thủ" làm vệ sinh cá nhân, rồi "nhanh chóng" đi lãnh phần ăn và dụng cụ để bắt đầu một ngày lao nhọc mới.

Phần ăn trong ngày, chúng tôi gọi là phần ăn "màu nhiệm" là vì khó có ai tưởng tượng được với một số thực phẩm ngỏm ngoi ấy, con người có thể chịu đựng được những công việc nặng nhọc kéo dài từ sáng đến tối . Đó là một chiếc bánh tròn dẹp, chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay, được làm bằng 2 lạng bột mì nhồi nước, nặn thành chiếc bánh có hình thù như chiếc bánh dầy, luộc trong nước sôi .

Nhận phần ăn xong, mọi người lục tục kéo nhau đi lãnh dụng cụ. Mỗi người nhận được dụng cụ khác nhau tùy theo công việc được giao trong ngày . Tôi được phát một con dao bầu và một chiếc ba lô cũ để đi lấy măng về "cải thiện" bữa ăn cho anh em tù nhân trong trại. Mỗi lần có dịp "cải thiện" thì tù nhân được một bữa ăn no nhưng đây là dịp hiếm hoi, lâu lâu mới có một lần.

Nhận xong phần ăn và dụng cụ, tôi đi thẳng đến con suối nằm ngay trước trại, tìm một hòn đá nhám để mài dao. Tôi thường làm như vậy mỗi khi xử dụng dao vì theo kinh nghiệm, khi có được con dao sắc trong tay, công việc sẽ trở nên nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn nhiều. Tôi ra khỏi trại giam, tháo đôi dép râu, xâu vào một sợi dây rừng rồi cột chặt vào bụng. Tôi không đi dép vào rừng vì những giọt sương mai đọng trên ngọn cỏ làm ướt quai dép, khiến cho đôi dép trở nên trơn, rất khó di chuyển. Nhưng còn một lý do khác, quan trọng hơn, là cần phải giữ gìn đôi dép để kéo dài tuổi thọ cho nó.

Ở đây việc giữ gìn đôi dép chẳng khác gì gìn giữ của gia bảo. Mỗi người chỉ được phát một đôi dép để dùng trong suốt "qúa trình cải tạo" mà không ai biết sẽ kéo dài bao lâu.

Từ dưới chân một ngọn đồi thấp, tôi đưa mắt nhìn về phía một cánh rừng, nằm trên một ngọn đồi cao hơn, ở phía bên kia ngọn đồi thấp này. Tôi tần ngần một hồi lâu vì không biết nên đi về hướng nào. Cuối cùng, tôi quyết định trèo đồi, hướng thẳng đến khu rừng mà tôi đinh ninh sẽ có nhiều tre mọc ở đó.

Tôi đã tìm được rừng tre đúng như dự đoán, vào khoảng buổi trưa. Tôi chỉ đoán như vậy vì thấy bụng đói chứ làm gì có đồng hồ; hơn nữa trong rừng rậm đâu có nhìn được mặt trời để mà đoán giờ giấc. Tôi thật mừng rỡ, vì tìm được rừng tre là kể như công việc đã xong được một nửa .

Ngồi nghỉ một lúc, lấy bánh ra ăn rồi tôi mới bắt đầu chặt măng. Có lẽ những người lấy măng chưa đi qua khu rừng này cho nên măng còn rất nhiều . Những búp măng non mọc dầy đặc quanh những bụi tre rậm. Tôi chỉ cần chặt trong một khoảng không rộng lắm mà đã được một đống măng. Bây giờ chỉ còn việc bóc măng và đem về.

Bóc măng cũng phải có kỹ thuật. Lần đầu tiên được giao đi lấy măng, tôi không biết bóc măng ra sao; tôi cứ bóc từng bẹ một, vừa lâu mà khi bóc xong, từ một búp măng mập mạp đã trở thành ốm tong teo, cờm cỡ, trông thật xấu xí.

Lần đó tôi đang bóc măng thì có một cô gái Mường đi ngang qua, thấy tôi đang loay hoay với những búp măng, cô gái đứng lại quan sát rồi cười ngặt nghẽo. Sau đó cô gái tiến đến gần, ngồi xuống và như một huấn luyện viên lành nghề, cô gái hướng dẫn cho tôi cách bóc măng. Đầu tiên cô bảo tôi xem cô biểu diễn, sau đó bảo tôi thực hành cho cô coi. Khi thấy tôi đã biết cách bóc măng, cô gái chỉ cho tôi biết cách lựa những búp măng ngon. Từ đó tôi làm công việc này vừa nhanh mà lại "đạt chất lượng".

Công việc của tôi vừa hoàn tất thì trời thình lình đổ mưa tầm tã. Đợi cho hết mưa tôi mới xếp măng vào ba lô để đi về. Tôi không làm sao dồn hết số măng đã chặt vào ba lô . Số măng còn dư lại khoảng gần 1 phần 3. Tôi không đành lòng bỏ lại phần vì tiếc công mình, phần vì nghĩ đến những khuôn mặt sáng rỡ của anh em, khi nhận được một số măng luộc phụ trội, có thêm được một bữa ăn trong cảnh sống rất hiếm khi được no bụng. Tôi nhất định tìm cách đem hết măng về. Không có cách nào khác, đành phải cởi chiếc quần tây dài đang bận dùng làm túi đựng số măng còn dư này. Tôi dùng dây rừng cột túm lưng quần lại, dồn măng vào, cột hai ống dính lại với nhau để mang lên cổ.

Đeo chiếc ba lô phía sau lưng, túi măng kia ở phía trước ngực, tôi lên đường trở về. Lúc đầu thật là khó đi nhưng từ từ cảm thấy dễ chịu hơn. Tôi đã qua được mấy con đường mòn trơn. Khi đến con đường mòn khác vừa dốc lại vừa trơn thì bị trợt chân té nhào. Tôi thấy tối tăm mặt mày, chỉ còn nhớ bị lộn mấy vòng rồi sau đó hòan toàn không còn hay biết gì nữa.

Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang ngồi tựa lưng vào một gềnh đá ở lưng chừng đồi, đầu ngả một bên, hai tay dang ra trên mặt gềnh đá, lưng thì được ngăn cách với gềnh đá bởi chiếc ba lô đầy măng, vẫn còn đeo trên vai . Tôi biết mình vưà thoát chết trong đường tơ, kẽ tóc và lập tức liên tưởng đến tượng Chúa bị đóng đinh. Bỗng tôi sực nhớ đêm nay là đêm Giáng Sinh. Một vị linh mục bị giam cùng trại đã nhắc nhở tôi ba ngày trước đó.

Tôi nhớ lại những dịp Giáng Sinh trước đây. Năm nào tôi cũng làm hang đá cho các con tôi, đi lễ nửa đêm, quây quần với gia đình bên những ánh đèn đủ màu sắc trang hoàng trên cây Nô-en. Bây giờ thì tôi phải thui thủi một mình giũa chốn núi rừng vắng lặng này. Tôi sẽ không bao giờ còn có được cái không khí êm đềm của ngày Giáng sinh" Và sẽ không bao giờ còn được nghe những bài thánh ca thánh thót vang lên vào các dịp Giáng sinh" Nước mắt tôi trào ra. Bất giác, tôi ngước mặt nhìn lên trời, buột miệng đọc nho nhỏ:

Vinh danh Thiên Chúa trên trời

Bình an dưới thế cho người lòng ngay

Tôi bỗng thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn, thanh thản hơn. Tâm trí tôi như đang hướng đến một điều gì cao thượng vượt trên cuộc sống hiện tại. Tôi đứng dậy đi kiếm lại chiếc quần đựng măng, rồi với hành trang trên mình, tôi tiếp tục hướng về phía trại giam. Tôi cảm thấy vui vui trong lòng vì biết rằng ngày mai, ngày kỷ niệm Chúa Giáng sinh, anh em tù nhân trong trại này sẽ có được một bữa măng luộclót lòng...

Đã qua rồi những mùa Giáng sinh trong cảnh tù tội. Cho đến nay tôi đã đón tám mùa Giáng sinh trên đất Mỹ. Tôi cũng đã có lại tất cả những gì tôi khao khát trong những mùa Giáng sinh khi còn ở trong các trại cải tạo. Những mùa Giáng sinh trên đất Mỹ đã thực sự đem lại cho tôi sự an bình và vui tươi.

Sống ở Mỹ lâu dần tôi cũng hiểu thêm về cách đón mừng Giáng sinh của người Mỹ. Không những dùng đèn điện để trang trí phía bên ngoài, người Mỹ còn dùng cây Giáng sinh để trang hoàng bên trong nhà của họ. Tôi được biết hàng năm nước Mỹ đã tiêu thụ khá nhiều cây Giáng sinh. Nghe nói ngoài những cây Giáng sinh nhân tạo được làm bằng chất dẻo, trong những năm gần đây người dân Mỹ đã dùng khoảng 30 đến 40 triệu cây thông tươi cho mỗi mùa Giáng sinh. Những cây thông này không phải chặt ở trong rừng mà có cả một kỹ nghệ trồng thông để cung cấp cây thông tươi cho người tiêu thụ.

Nhận, gửi quà và thiệp cũng là một phần trong cách đón mừng Giáng sinh của người Mỹ. Người ta chen chúc nhau tại các sở Bưu diện để gửi quà và thiệp Giáng sinh cho nhau. Giáng sinh là dịp người ta nhớ đến người thân và bạn bè. Tôi có quen với vài ba người Mỹ trong sở làm. Những người này có kẻ đã nghỉ việc có kẻ đã chuyển đi sở khác cách nay đã ba, bốn năm rồi. Vậy mà năm nào tôi cũng nhận dược thiệp chúc Giáng sinh của họ. Họ quả là những người rất trọng tình nghĩa.

Một lần nữa mùa Giáng sinh lại đến. Nhìn những nét mặt hân hoan của người Mỹ vào mỗi dịp Giáng sinh và nhìn vào cuộc sống sung túc của họ, tôi lại thấy thương cho người dân Việt Nam. Không biết đến bao giờ đồng bào tôi mới có được những ngày vui thực sự"

Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,276,895
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến