Hôm nay,  

Giàn Thanh Long Trên Đất Khách

13/03/200100:00:00(Xem: 176216)
Bài tham dự số 198-VB1211

Như Ngọc, là tác giả bài "Công Dân Thế Giới", Viết Về Nước Mỹ, đợt I. Hôm thứ bẩy, trong dịp ra mắt sách "Gọng Kìm Lịch Sử" của tác giả Bùi Diễm, cô là người tuổi trẻ được mời phát biểu về thứ "gánh nặng lịch sử" có từ lúc cô chưa ra đời, được trình bầy trong tập hồi ký của vị cựu đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ trước 1975.
Sau đây là bài viết mới nhất của tiểu thư họ Ông, tên là Thụy Như Ngọc góp cho "giải thưởng Viết Về Nước Mỹ" về một đề tài hiếm thấy: cơn đói kiến thức dữ dội của một tuổi trẻ Việt, trước những hiểu biết lớn lao của nhân loại đang được nấu nướng, trưng dọn thành đại tiệc trên đất Mỹ.



Mới năm nào một nhánh thanh long khoảng độ hai gang tay được ba tôi cắm xuống khoảnh đất vườn nhỏ bên bờ tường, giờ đã chỉa thành nhiều nhánh, tươi xanh.

Thanh long là một loại cây thuộc họ xương rồng. Chúng vươn lên mạnh mẽ mà không cần nhiều nước. Tôi ngắm giàn thanh long, nhớ mình có viết một bài dự cuộc thi viết văn do Little Saigon Radio tổ chức khoảng sáu năm trước. Trong đó tôi than là nhớ thanh long như nhớ quê hương Việt Nam và cứ ước ao được thấy lại cây thanh long và nếm lại vị ngọt của trái chín. Lúc ấy, ngoài các siêu thị không thấy bán trái cây này; các gia đình bạn bè ba mẹ tôi cũng không thấy trồng. Bây giờ thì khác. Nhà các bác, các cô chú bạn ba mẹ tôi thường có ít nhất vài nhánh, tuy trái vẫn hiếm. Nhưng mỗi lần đậu, trái nào trái nấy no căng, đỏ tím, vị vẫn ngọt mát. Lâu lâu gia đình tôi lại được may mắn chia nhau một trái từ vườn mình hay vườn của bạn bè.

Hơn tám năm trên đất khách, tôi lại được chiêm ngưỡng giàn thanh long xum xuê, hòa đồng được với phong thổ xứ lạ để tồn tại và lớn mạnh. Phải chăng nó cũng như những người Việt tha hương đã và đang hòa nhập vào cuộc sống của cộng đồng thế giới để phát huy tiềm lực và tài năng của mình"

Dù hai mươi lăm năm hay tám năm trong trường hợp tôi, người Việt hải ngoại đã tìm thấy cái may trong cái rủi sống tha hương như cây thanh long đã hiểu được tính gió và chất đất mới để đâm nhánh nở hoa.

Tôi xuất ngoại sang Hoa Kỳ cùng gia đình năm 1992 vừa kịp lúc để nhập học lớp 10 trường trung học Woodbridge, thành phố Irvine, tiểu bang California.

Năm đầu ở Mỹ, ranh giới giữa ngày và đêm thật rõ rệt. Ban ngày, tôi chạy từ lớp này sang lớp khác, nuốt vội từng mớ kiến thức mới trong suốt bảy giờ đồng hồ liên tục. Chưa bao giờ tôi tham ăn tham uống đến thế, cứ như người bị bỏ đói lâu ngày được thết một bữa tiệc thịnh soạn không bằng. Đêm về, xong bài vở, tôi nằm quay mặt vào tường, đánh rớt mình vào giấc ngủ đầy mộng mị về đất nước bên kia bờ đại dương.

Năm thứ nhì rồi năm thứ ba trôi qua, những giấc mơ về cảnh trí Việt Nam không còn rõ mồn một như ảnh chụp. Chúng nhòa dần. Đến năm thứ tư khi tôi lên đại học, chúng trở thành các bức họa thuộc trường phái ấn tượng, mờ mờ ảo ảo.

Sau ba năm trung học, tôi cũng khôn ra và bắt đầu tìm cách chế ngự cái đầu háu đói của mình. Thoạt tiên, tôi đăng ký vào ngành sinh vật học ở Đại Học Cal State Fullerton, dự tính học dược sau khi tốt nghiệp. Chuyên ngành sinh vật có lẽ là một trong những cách khá hay để thu hẹp ý thích và tạo một định hướng nghề nghiệp rõ rệt cho tương lai. Vả lại, nhìn xung quanh mình, tôi thấy họ hàng, con cái của bạn bè ba mẹ tôi, và nhiều người Việt khác đều chọn những ngành nghề cụ thể, như y dược, kỹ thuật, và điện toán. Phần lớn đều thành công với nghề nghiệp vững vàng. Tôi nghĩ mình nên theo bước chân của họ vì mình ở xứ lạ quê người nên cần tạo một chỗ đứng cho chắc. Và tương tự nhánh thanh long run rẩy, non nớt ba tôi vừa trồng xuống khu đất lạ, tôi thực hiện điều ấy được... một năm!

Đến năm sau, "cơn đói" lại trỗi dậy.

Lý do là tôi thấy có quá nhiều "món ngon vật lạ" bày ra trước mắt mà không "đánh chén" thì uổng. Nào là hàng trăm lớp học, hàng mấy chục chuyên ngành khác nhau. Nào địa lý học, hội họa, âm nhạc, tâm lý học, môi trường học (environmental studies), sử học, đạo giáo học (religious studies), triết học, phụ nữ học (women studies), thiếu nhi và thiếu niên học (child and adolescent studies), sư phạm, chính trị học, Mỹ học (American studies), Á Châu học (Asian studies), người-Mỹ-gốc-Á học (Asian American studies), người-Mỹ-gốc-Latin học (Chicano studies), Phi học (African studies), kinh tế học, v.v. Cái gì cũng có thể học được!

Suy nghĩ mãi, tôi thấy mình không thể chỉ thu mình vào một ngành học duy nhất để ra bán và bào chế thuốc, không quan tâm đến sự đời và cái thế giới càng ngày càng nhỏ lại ở xung quanh. Mà thế giới ngày càng nhỏ thì kiến thức mình lại càng phải được mở mang để đón nhận thế giới. Thế là tôi quyết định đổi sang ngành tâm lý học để gần với con người hơn.

Khi vào ngành, tôi lại thấy một chân trời mới. Tâm lý học không đơn giản như sinh vật học. Có quá nhiều hướng đi và phương pháp nghiên cứu. Theo bảng phân loại của Hội Tâm Lý Hoa Kỳ, có hơn 50 phân ngành trong cái gọi là tâm lý học. Một số phân ngành chú trọng đến sự liên quan giữa bộ óc và hành vi, số khác chuyên giải thích hành vi con người qua các mối giao tế với xã hội, lại có những khối chỉ quan tâm đến một mặt ứng dụng nào đó của các thuyết tâm lý học.

Tôi đứng giữa cái bùng binh có hơn 50 lối đi, hoang mang không biết chọn lối nào. May cho tôi, chương trình học đã được xếp đặt quy củ và khoa học, nên tôi chỉ việc theo để có khái niệm tổng quát về các phân ngành chính trong môn tâm lý học.

Nhưng dù ngành tâm lý có rộng hơn sinh học, tôi vẫn thấy học trình được dựa trên một số tiền đề nhất định, cho dù đó là tiền đề có tính cách khoa học. Như vậy là chấp. Khi nhận ra có chấp ngã là phải phá. Thế là tôi học thêm ngành phụ là triết và âm nhạc. Nhạc lý để hiểu âm thanh. Còn triết để học cách đặt câu hỏi. Cả hai ngành đều có những tiền đề khác với tâm lý học. Riêng triết học giúp tôi rất nhiều trong việc phá cái chấp kiến thức trong ngành tâm lý.

Xong bốn năm cử nhân, tôi đã hoàn tất hai đề án nghiên cứu trong hai phân ngành có ứng dụng hoàn toàn khác nhau, tâm lý giáo dục (educational psychology) và tâm lý người tiêu thụ (consumer psychology).

Đang phân vân giữa hai ngành để đi vào hậu đại học, tôi được một người bạn giới thiệu ngành tâm lý chính trị (political psychology). Trí tò mò trỗi dậy, thế là tôi lại lao vào tìm hiểu phân ngành này. Ngành này mới phôi thai từ trong chính trị học để nghiên cứu về sự liên quan và các ảnh hưởng giữa cá nhân đối với chính thể, tâm lý giữa các quốc thể, v.v. Cuối cùng, tôi đã tìm thấy một ngành học có tính cách liên ngành (interdisciplinary) và ứng dụng được vào viễn ảnh của một cộng đồng thế giới trong tương lai.

Khi lên cao học, tôi quyết định theo ngành tâm lý chính trị. Nhưng trường tôi đâu có lớp dạy ngành này. Tuy nhiên, phân khoa cũng chiều ý học trò; họ cho phép tôi dùng một số tín chỉ (credits) bên chính trị học để lấy bằng cao học về tâm lý.

Mùa hè vừa qua, vị giáo sư bảo trợ luận án đề cử tôi sang khóa tu nghiệp tâm lý chính trị ở Đại Học Tiểu Bang Ohio (The Ohio State University). Tôi may mắn được là một trong số 42 sinh viên hậu đại học, nhân viên chính phủ, và giáo sư đại học từ các châu Á, Aâu, và Phi, tham dự khóa học ấy.

Các buổi học do các bậc thầy đứng đầu trong ngành thuyết giảng. Tôi vừa được thêm kiến thức vừa được tiếp xúc trực tiếp với các vị giáo sư này nên nhiều đề tài nghiên cứu lại nảy sinh. Không như hồi trung học, tôi "nhai" kiến thức kỹ hơn bằng cách đặt nhiều câu hỏi và phân tích, tổng hợp những khía cạnh của một vấn đề... trước khi "nuốt". Aâu đó cũng là một cách phá chấp.

Ngoài việc thực tập nghiên cứu một số đề tài tâm lý chính trị, tôi vẫn không "tha" các "món" khác trong "thực đơn" nghiên cứu trong ngành tâm lý. Với học bổng và các ngân khoản khác của nhà trường và một vài mạnh thường quân, tôi tiếp tục loay hoay chuẩn bị xuất bản hoặc thuyết trình tại các hội nghị chuyên môn về kết quả học sinh chấm điểm thầy cô giáo, những cuộc thí nghiệm ảo giác (visual illusions), cái nhìn của người tiêu thụ về các mặt hàng giảm giá, tác dụng của âm nhạc lên khả năng suy luận không gian (spatial reasoning), những giải thích về các vụ tự tử.

Nhưng kiến thức có ích gì nếu không chuyển tải được vào cuộc sống"

Khi chọn ngành tâm lý chính trị, tôi nghĩ đến tương lai Việt Nam và vị thế của nước tôi trên chính trường thế giới. Sự đa dạng trong mọi ngành nghề là điều tất yếu để dựng xây lại quê hương nếu có dịp. Học gì thì học, khi ứng dụng vào cuộc sống là lúc lời căn dặn của ba mẹ tôi vang lên bên tai: "Thành nhân khó hơn thành tài".

Tất nhiên, "một con én không làm nên mùa xuân", hay, trong trường hợp của ba tôi, một nhánh thanh long không làm nên một giàn thanh long. Nhưng gặp phong thổ tốt, thanh long Việt Nam vẫn có thể ra hoa kết trái trên đất khách.

Tôi tin tưởng vào những nhân tài Việt Nam ở hải ngoại và vào cái vốn văn hóa đạo đức của Việt tộc./.

Ông Thụy Như Ngọc
Ngày 3 tháng 12 năm 2000

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,920,993
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.