Hôm nay,  

Hành Trình Vào Quốc Tịch Mỹ

26/11/200200:00:00(Xem: 184263)
Người viết: Y Thy
Bài tham dự số 98\VBST

Tên thật Võ Huỳnh Anh Phú, sinh năm 1978 (21 tuổi). Hiện định cư tại Richmond VA. Công việc đang làm: Sinh viên năm thứ hai trường Virginia Commonwealth Uni- versity và làm bán thời gian tại trường Medical College of Virginia.


Sau năm năm kể từ khi tôi định cư tại Mỹ nơi mà hầu hết mọi người đều cho là xứ sở thiên đàng, tôi đệ đơn thi quốc tịch Hoa Kỳ như bao nhiêu người khác. Chờ đợi đơị chờ và vượt qua không biết bao nhiêu chặng đường gian nan tôi trở thành một công dân Mỹ.

Kể từ khi tôi đề đơn cho đến ngày "huy hoàng" trở thành công dân Mỹ phải trải qua gần một năm ròng. Chắc hầu hết các bạn đều đã trải qua cuộc thử thách này rồi nhưng cũng có thể một số bạn còn chưa. Thôi thì để tôi thưa lại chuyện cùng quí bạn cuộc hành trình vào quốc tịch Mỹ nhé.

Vì tôi học xa nhà và địa chỉ cư xá không được ổn định nên ba tôi bảo tôi lấy địa chỉ của nhà tôi ở hiện tại để nộp đơn cho khỏi sợ thất lạc giấy tờ. Tôi nghe lời Ba đề đơn vào cuối tháng chín đính kèm với hai trăm năm mươi đô la cho việc thành công dân Mỹ.

Sau ba tháng trời chờ đợi một hôm tôi nhận được phone của Mẹ tôi gọi từ nhà nói rằng: "Mẹ đã nhận được giấy tờ của sở di trú kêu con đi lăn tay tại sở di trú nào đó."

Và mẹ nói cho tôi biết ngày và giờ để về đi lăn tay. Thời gian mà mẹ tôi đưa cho tôi đúng vào lúc tôi còn đang học cho kỳ thi cuối học kỳ một. Tôi đành phải xin giảng sư (professor) cho lấy bài thi trước khi về lăn tay.

Lái xe từ trường về nhà đúng một tiếng ba mươi phút đồng hồ chỉ để "ịn" vài ba dấu tay rồi phải trở xuống trường học lạị Lăn dấu tay xong vẫn là một câu nói"về nhà rồi chờ đợi giấy của sở di trú" do một vài người làm việc ở đấy bảo tôi như thế.

Về nhà chờ đợị Cũng hơn ba tháng sau khi tôi đi lăn tay tôi lại cũng nhận được điện thoại của nhà gọi xuống bảo tôi đi phỏng vấn (interview) cho quốc tịch. Theo như giấy tờ thì tôi có hẹn vào lúc 11:30 sáng nhưng tôi chờ mãi từ 11:00 cho đến 2:15 thì tôi mới được vào gặp mặt người làm việc ở sở di trú. Tôi gặp người phỏng vấn hôm ấy là một người đàn bà. Bà ta dường như là người Ấn Độ hay là một người gốc Á Châu nào đó có tên là Rumbarạ Gặp tôi bà ta mời ngồi và hỏi vài câu hỏi xã giaọ Xong đưa cho tôi một tờ giấy có sẵn một số câu hỏi về lịch sử Mỹ bảo tôi làm. Tôi loáy hoáy khoảng một phút sau thì xong.

Bà ta ngạc nhiên hìn tôi hỏi "You are done that fast""

Tôi mĩm cười và nói "Yes Ma'am!"

Vừa hỏi bà vừa cầm tờ giấy chỉ vỏn vẹn một mặt giấy viết con số 100 vào.ï Nhìn con số 100 tôi cảm thấy nhẹ nhỏm vì mình đã trải qua một cuộc thử thách mà hầu hết tôi nghe Ba Mẹ và mấy anh lớn trong nhà "hù" là interview "khó ghê lắm". Thi xong bà ta lại bảo tôi về nhà và đợi trong vòng ba tháng để chờ tuyên thệ. Bà ta còn bảo tôi có thể đem theo gia đình và máy ảnh chụp hình nếu tôi muốn trong ngày tuyên thệ.

Rồi ngày ấy cũng đến. Tôi diện áo quần chỉnh tề để lên tòa nhận giấy chứng nhận tôi là công dân có quốc tịch Mỹ (citizenship certificate).

Lên đến toà tôi cùng hơn trăm người khác đứng ngoài hành lang của toà chờ đợi cho đến giờ.

Đúng giờ một số nhân viên của sở di trú đến và hỏi tên họ của từng người. Rồi họ xem danh sách và cho mỗi người một số thứ tự. Sau ấy chúng tôi được xếp theo thứ tự từ số nhỏ nhất đến số lớn nhất rồi từng người từng người một vào vị trí của mình.

Ngồi đâu vào đấy chúng tôi lắng nghe lời chỉ dẫn của nhân viên di trú phải làm gì và làm gì tiếp theo trước và sau khi người quan tòa hôm ấy vào.

Giảng giải xong họ cho chúng tôi giải lao uống nước tiểu tiện... sau mười lăm phút thì trở lại để nghe quan tòa "giảng đạo".

Tôi tự nói với mình là chắc nghe quan tòa nói chuyện là tôi sẽ ngủ liền giống như lần trước khi tôi nghe ông hiệu trươnûg đọc diễn văn nhân lúc ra trường. Nhưng lần này lại khác. Ôâng quan toà lại là một người rất vui tính và biết pha trò nên tôi không buồn ngủ. Mà ngược lại tiếp thu hết những gì ông ta nói.

Ông ta nói đến những quyền lợi và vì sao rất nhiều người muốn trở thành công dân Mỹ. Những lý do ông ta đưa ra tôi đều đồng ý cả nhưng đồng ý nhất vẫn là lý do số bảy của ông: "Nước Mỹ giàu mạnh ngoài sự cơ cấu của chính quyền tốt còn có bàn tay của những người di dân." Ông đưa ra nhiều thí dụ điển hình những người nổi tiếng như nhà bác học Albert Einstein định cư từ Đức Quốc, nhà tỉ phú Andrew Carnigie đến từ Scotland và rất nhiều rất nhiều người đến từ nhiều nước khác nào là Trung Quốc Hàn Quốc Ý Singapore Philippines....

Buồn cười nhất là khi ông ta nhắc về người Việt. Ông không kể được người nào nổi bật nhất ở xứ sở này mà ông ta chỉ nói "Tôi biết được rất nhiều người Việt làm việc rất tích cực và siêng năng. Tôi có quen một gia đình người bạn. Ông ta có ba người con hết thảỵ Người con đầu là nam học được trường cấp học bổng và tốt nghiệp tại trường Harward ngành kỹ sư và hiện đang làm cho NASA. Người con thứ hai là nữ cũng được đầy đủ học bổng của trường Harvard và tốt nghiệp ngành Economic và hiện đang làm cho Federal Reserved Bank ở tiểu bang New York. Người còn lại cũng là nữ vừa mới ra trường nghành bác sĩ với điểm trung bình cộng (GPA) là 4.00 tại trường Yale Universitỵ"

Nói xong ông ta kết luận một câu: "Người Việt tuy rằng làm việc và học hành siêng năng nhưng chưa có một ai nổi bật trong số những người di dân như những chủng quốc khác cả."

Ngồi suy nghĩ lại cảm thấy ông ta nói đúng quá. Sau khi nghe xong bài diễn văn của ông một nhân viên của toà án đọc tên từng người chúng tôi rồi phát citizenship certificate cho chúng tôi.

Cầm tờ giấy chứng nhận tôi là công dân Mỹ trên tay tôi trở về nhà và khoe với Ba Mẹ và các anh. Thấy tôi vui mừng Ba tôi cũng vui lây. Nhưng một lúc sau tôi thấy Ba hình như đang buồn vì tôi đã trở thành công dân Mỹ. Chắc có lẽ ba tôi sợ tôi rồi đây sẽ quên đi nước Việt Nam nhỏ bé của tôi đang nằm lặng lẽ bên kia nửa vòng trái đất, không có một chút gì gọi là tự do nên Ba đã bỏ nước một mình ra đi.

Tôi thầm nói với mình rằng mặc dù tôi có quốc tịch Mỹ nhưng tôi vẫn không bao giờ quên đi nước Việt Nam thân yêu của tôi mặc dù nó nghèo đói và hiện nay chưa thể có tự do dân chủ.

Y-Thy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến