Bài tham dự số 98\VBST
Tên thật Võ Huỳnh Anh Phú, sinh năm 1978 (21 tuổi). Hiện định cư tại Richmond VA. Công việc đang làm: Sinh viên năm thứ hai trường Virginia Commonwealth Uni- versity và làm bán thời gian tại trường Medical College of Virginia.
Sau năm năm kể từ khi tôi định cư tại Mỹ nơi mà hầu hết mọi người đều cho là xứ sở thiên đàng, tôi đệ đơn thi quốc tịch Hoa Kỳ như bao nhiêu người khác. Chờ đợi đơị chờ và vượt qua không biết bao nhiêu chặng đường gian nan tôi trở thành một công dân Mỹ.
Kể từ khi tôi đề đơn cho đến ngày "huy hoàng" trở thành công dân Mỹ phải trải qua gần một năm ròng. Chắc hầu hết các bạn đều đã trải qua cuộc thử thách này rồi nhưng cũng có thể một số bạn còn chưa. Thôi thì để tôi thưa lại chuyện cùng quí bạn cuộc hành trình vào quốc tịch Mỹ nhé.
Vì tôi học xa nhà và địa chỉ cư xá không được ổn định nên ba tôi bảo tôi lấy địa chỉ của nhà tôi ở hiện tại để nộp đơn cho khỏi sợ thất lạc giấy tờ. Tôi nghe lời Ba đề đơn vào cuối tháng chín đính kèm với hai trăm năm mươi đô la cho việc thành công dân Mỹ.
Sau ba tháng trời chờ đợi một hôm tôi nhận được phone của Mẹ tôi gọi từ nhà nói rằng: "Mẹ đã nhận được giấy tờ của sở di trú kêu con đi lăn tay tại sở di trú nào đó."
Và mẹ nói cho tôi biết ngày và giờ để về đi lăn tay. Thời gian mà mẹ tôi đưa cho tôi đúng vào lúc tôi còn đang học cho kỳ thi cuối học kỳ một. Tôi đành phải xin giảng sư (professor) cho lấy bài thi trước khi về lăn tay.
Lái xe từ trường về nhà đúng một tiếng ba mươi phút đồng hồ chỉ để "ịn" vài ba dấu tay rồi phải trở xuống trường học lạị Lăn dấu tay xong vẫn là một câu nói"về nhà rồi chờ đợi giấy của sở di trú" do một vài người làm việc ở đấy bảo tôi như thế.
Về nhà chờ đợị Cũng hơn ba tháng sau khi tôi đi lăn tay tôi lại cũng nhận được điện thoại của nhà gọi xuống bảo tôi đi phỏng vấn (interview) cho quốc tịch. Theo như giấy tờ thì tôi có hẹn vào lúc 11:30 sáng nhưng tôi chờ mãi từ 11:00 cho đến 2:15 thì tôi mới được vào gặp mặt người làm việc ở sở di trú. Tôi gặp người phỏng vấn hôm ấy là một người đàn bà. Bà ta dường như là người Ấn Độ hay là một người gốc Á Châu nào đó có tên là Rumbarạ Gặp tôi bà ta mời ngồi và hỏi vài câu hỏi xã giaọ Xong đưa cho tôi một tờ giấy có sẵn một số câu hỏi về lịch sử Mỹ bảo tôi làm. Tôi loáy hoáy khoảng một phút sau thì xong.
Bà ta ngạc nhiên hìn tôi hỏi "You are done that fast""
Tôi mĩm cười và nói "Yes Ma'am!"
Vừa hỏi bà vừa cầm tờ giấy chỉ vỏn vẹn một mặt giấy viết con số 100 vào.ï Nhìn con số 100 tôi cảm thấy nhẹ nhỏm vì mình đã trải qua một cuộc thử thách mà hầu hết tôi nghe Ba Mẹ và mấy anh lớn trong nhà "hù" là interview "khó ghê lắm". Thi xong bà ta lại bảo tôi về nhà và đợi trong vòng ba tháng để chờ tuyên thệ. Bà ta còn bảo tôi có thể đem theo gia đình và máy ảnh chụp hình nếu tôi muốn trong ngày tuyên thệ.
Rồi ngày ấy cũng đến. Tôi diện áo quần chỉnh tề để lên tòa nhận giấy chứng nhận tôi là công dân có quốc tịch Mỹ (citizenship certificate).
Lên đến toà tôi cùng hơn trăm người khác đứng ngoài hành lang của toà chờ đợi cho đến giờ.
Đúng giờ một số nhân viên của sở di trú đến và hỏi tên họ của từng người. Rồi họ xem danh sách và cho mỗi người một số thứ tự. Sau ấy chúng tôi được xếp theo thứ tự từ số nhỏ nhất đến số lớn nhất rồi từng người từng người một vào vị trí của mình.
Ngồi đâu vào đấy chúng tôi lắng nghe lời chỉ dẫn của nhân viên di trú phải làm gì và làm gì tiếp theo trước và sau khi người quan tòa hôm ấy vào.
Giảng giải xong họ cho chúng tôi giải lao uống nước tiểu tiện... sau mười lăm phút thì trở lại để nghe quan tòa "giảng đạo".
Tôi tự nói với mình là chắc nghe quan tòa nói chuyện là tôi sẽ ngủ liền giống như lần trước khi tôi nghe ông hiệu trươnûg đọc diễn văn nhân lúc ra trường. Nhưng lần này lại khác. Ôâng quan toà lại là một người rất vui tính và biết pha trò nên tôi không buồn ngủ. Mà ngược lại tiếp thu hết những gì ông ta nói.
Ông ta nói đến những quyền lợi và vì sao rất nhiều người muốn trở thành công dân Mỹ. Những lý do ông ta đưa ra tôi đều đồng ý cả nhưng đồng ý nhất vẫn là lý do số bảy của ông: "Nước Mỹ giàu mạnh ngoài sự cơ cấu của chính quyền tốt còn có bàn tay của những người di dân." Ông đưa ra nhiều thí dụ điển hình những người nổi tiếng như nhà bác học Albert Einstein định cư từ Đức Quốc, nhà tỉ phú Andrew Carnigie đến từ Scotland và rất nhiều rất nhiều người đến từ nhiều nước khác nào là Trung Quốc Hàn Quốc Ý Singapore Philippines....
Buồn cười nhất là khi ông ta nhắc về người Việt. Ông không kể được người nào nổi bật nhất ở xứ sở này mà ông ta chỉ nói "Tôi biết được rất nhiều người Việt làm việc rất tích cực và siêng năng. Tôi có quen một gia đình người bạn. Ông ta có ba người con hết thảỵ Người con đầu là nam học được trường cấp học bổng và tốt nghiệp tại trường Harward ngành kỹ sư và hiện đang làm cho NASA. Người con thứ hai là nữ cũng được đầy đủ học bổng của trường Harvard và tốt nghiệp ngành Economic và hiện đang làm cho Federal Reserved Bank ở tiểu bang New York. Người còn lại cũng là nữ vừa mới ra trường nghành bác sĩ với điểm trung bình cộng (GPA) là 4.00 tại trường Yale Universitỵ"
Nói xong ông ta kết luận một câu: "Người Việt tuy rằng làm việc và học hành siêng năng nhưng chưa có một ai nổi bật trong số những người di dân như những chủng quốc khác cả."
Ngồi suy nghĩ lại cảm thấy ông ta nói đúng quá. Sau khi nghe xong bài diễn văn của ông một nhân viên của toà án đọc tên từng người chúng tôi rồi phát citizenship certificate cho chúng tôi.
Cầm tờ giấy chứng nhận tôi là công dân Mỹ trên tay tôi trở về nhà và khoe với Ba Mẹ và các anh. Thấy tôi vui mừng Ba tôi cũng vui lây. Nhưng một lúc sau tôi thấy Ba hình như đang buồn vì tôi đã trở thành công dân Mỹ. Chắc có lẽ ba tôi sợ tôi rồi đây sẽ quên đi nước Việt Nam nhỏ bé của tôi đang nằm lặng lẽ bên kia nửa vòng trái đất, không có một chút gì gọi là tự do nên Ba đã bỏ nước một mình ra đi.
Tôi thầm nói với mình rằng mặc dù tôi có quốc tịch Mỹ nhưng tôi vẫn không bao giờ quên đi nước Việt Nam thân yêu của tôi mặc dù nó nghèo đói và hiện nay chưa thể có tự do dân chủ.
Y-Thy