Hôm nay,  

Lấy Chồng Mỹ

26/11/200200:00:00(Xem: 200740)
Người viết: Phung Q Muoi

Bài tham dự số 97\VBST

Bà Phùng di cư từ Bắc vào Nam, rời miền Nam sang Mỹ từ 1972, hiện đã 70 tuổi, cư trú tại Sunrise, Flodida, USA

Tôi tới tiểu bang Tennessee, Mỹ quốc năm 1972. Ở tuổi tôi, sang Mỹ lúc bấy giờ thì chỉ có cách là lập gia đình với người Mỹ mà thôi. Tôi gặp chàng trong một dịp tình cờ, và duyên số đã khiến chàng chú ý đến tôi rất nhanh chóng.

Lúc đó tôi đang có cơ sở thương mại, việc làm ăn khá phát đạt nên cũng chẳng thích rời quê hương. Nhưng chàng năn nỉ quá, điều kiện nào tôi ra, chàng cũng đều ưng thuận hết. Nào đón con trai duy nhất của tôi lúc bấy giờ đang học ở Pháp sang Mỹ để mẹ con tôi được gần nhau, nào sẽ đưa tôi đi du lịch khắp năm châu, nào sẽ là nơi tôi nương tựa suốt đời... Qua chàng, tôi còn được biết quân Mỹ sẽ rút đi hết và VN sẽ rơi vào tay C.S.

Sau khi đã làm hôn thú chính thức thì chàng hết hạn giao kèo với sở và lên đường về Mỹ trước, còn tôi ở lại lo thanh toán cơ sở thương mại rồi sẽ theo sau. Suốt mấy tháng trời lo bán nhà cửa, thu xếp công việc rồi ngày đi theo chồng cũng tới.

Đến Tennessee, chàng ra đón, tình cảm có vẻ gượng gạo, tôi linh tính chuyện gì đã xảy ra. Và đây: "Anh rất ân hận vì xa em lâu ("), không được tin tức em, anh tưởng em đã thay lòng đổi dạ nên trong lúc quá chán nản, anh đã tìm một người bạn gái khác." Tôi như trên trời rớt xuống, vì tại sao lại không tin tức, thôi thì chỉ là một cớ để nói mà nói đấy thôi.

Đến nước này thì còn van nài gì nữa, để làm gì, chỉ còn cách tìm chỗ để đi mà thôi. Chàng đưa cho tôi 5 ngàn đô để gọi là bồi thường thiệt hại. Tôi ngu dốt, chân ướt chân ráo đến nước người, đâu có hiểu quyền lợi gì, nên nhận tiền rồi liên lạc với con của một người bạn ở San Francisco. Cũng may là trước khitôi rời nước ra đi, cũng có bạn bè tốt, cho địa chỉ con cái du học ở bên này đề phòng khi cần đến.

Cô con gái bạn rất sốt sắng khi nghe tôi kể lể tình cảnh, và chồng cô lúc bấy giờ đang làm tại bộ ngoại giao đã lo gởi vé máy bay cho tôi. Đến nơi anh ta ngỏ ý là có cha mẹ hiện đang ở New Jersey muốn tìm một người Việt để giúp việc trong nhà. Lương tháng rất khiêm nhường, nhưng với tôi, bước đầu vậy cũng là may rồi.

Thế là mấy tháng trước còn là bà chủ một cơ sở, mấy tháng sau đã thành người đi ở đợ. Ông bà chủ đã sang Mỹ từ 1962, công việc ổn định, cuộc sống phong lưu. Nhà có 2 con chó bự, tôi lo dọn dẹp lau chùi nấu nướng và sáng chiều dắt chó đi vệ sinh.

Tiếng Mỹ chưa rành, lái xe không biết, chỉ suốt ngày ở nhà. Mùa Đông đầu tiên trên đất Mỹ sao mà gay gắt. Trời mưa rồi lại gió lạnh tuyết rơi. Những hôm trời chuyển mưa sấm sét cũng phải dắt chó ra đi, chó sợ sấm sét chạy lôi tôi té lên té xuống, té trật chân, chó vẫn cứ kéo giống như trong phim tù nô lệ bị kéo đi vậy. Nước mắt tôi hòa với nước mưa. Cứ ra đường tuyết là té, tôi đâu có biết là cần giầy đi tuyết mà bà chủ cũng không bảo, chỉ có đôi giày bata cũ của ông chủ...

Tiền lương 75 đô một tháng cũng chẳng lên sau 6 tháng như lời hứa. Tôi biết là cứ ở đây mãi thì chẳng đi đến đâu nên phải tính kế. Chợt nhớ khi còn ở Việt Nam tình cờ có gặp một cô cũng sắp đi Mỹ nên trò chuyện với nhau xin địa chỉ. Tôi viết thư cầu cứu với cô ta. Cô ta nói có người bạn tên Liên ở gần chỗ tôi chỉ cách có 3 tiếng xe. Tôi xin phép ông bà chủ nghỉ việc sau khi đã trình bầy tình cảm cho con trai và dâu của ông bà ở San Francisco, tôi lên xe bus đến chỗ cô Liên, người bạn mà tôi chưa hề biết mặt, chỉ gặp nhau qua điện thoại.

Bây giờ người Việt mình đông đảo, đi đâu không lạc lõng chứ hồi đó bơ vơ lắm... Cô Liên vì thương tôi mà nhận lời chứ cô ta đang ở chung với Ông Bà già chồng đâu có dám chứa tôi. Sau một hai hôm thì đưa tôi đến bà bạn Phi có chồng Mỹ và ba con.

Tôi được ở dưới basement dơ dáy hôi hám, bên cạnh lò sưởi cứ kêu ù ù suốt ngày đêm. Bà Phi này mới mở 1 tiệm bán hàng A đông bà thức ăn. Sáng sớm tôi lo dọn dẹp nhà cửa ói bề bộn như chuồng heo, con cái quần áo bì tất vứt từ ngoài cửa vào trong phòng. Mỹ gì mà nhà gạch dơ chỉ thấy đất y nhà đất ở quê mình. Tôi chùi, tôi cọ rồi đến 12 giờ trưa thì lo ra cửa tiệm bán dùm. Không có lương vì mình ở nhờ mà, nấu cho họ ăn còn mình mua đồ lấy mà ăn.

Cũng may, nhờ ra tiệm trong mà tôi được gặp một Cha Công-giáo tên Hứa. Cha thương hoàn cảnh của tôi. Cha nói có một con chiên người Hoa đang làm cho một nhà giàu. Ông này biết người bạn trước cửa là hai vợ chồng Bác-sĩ người Do Thái đang cần một người giúp việc. Thế là may mắn được đến làm với chủ mới.

Hai ông bà già này cho người dạy tôi trong hai tuần, trong khi học việc được lương 30 đô còn tuần ăn ở luôn. Tôi chịu khó và sáng ý nên hai ông bà thương lắm, muốn ăn gì bà cũng chiều ý. Mùa lạnh sắp tới bà mua tặng hai đôi giày đi tuyết hai màu. Lúc đó tôi mới hiểu là phải đi giày tuyết. Đêm còn chở xe cho đi học tiếng Mỹ và được lên lương 50 đô một tuần, rồi 60 đô.

Cha Hứa vẫn liên lạc với tôi mà còn tổ chức những buổi họp các gia đình có chồng con Mỹ và vài sinh viên VN mình. Tôi bớt cô đơn vì được các cô cậu sinh viên thương, cứ hội họp là đem xe đến chở. Có cậu Nghi có vợ Mỹ thường chỉ dẫn cho tôi cuộc sống ở nước ngoài. Tôi thật nhớ ơn Cha Hứa và Cậu Nghị suốt đời.

Kế đến 1975 mất nước. Chúng tôi họp lại khóc như mưa. Trước đó ít ngày có nghe phi cơ chở con lai bị nạn chết hết, tôi thương quá là thương, nghĩ rằng nếu tôi chết ngay thay cho các em ấy tôi cũng sẳn lòng. Rồi di cư ập tới. Dân Mỹ biểu tình chống đối. Tổng Thống Ford phải lên kêu gọi trên tivi, ông ta gạt nước mắt xin với dân Mỹ để cho dân Việt được vào. Dân chúng cảm động êm hết nhưng vẫn còn cần dân ý bỏ phiếu yes/no. Ít người chịu ký tên quá. Cha Hứa tụ tập tụi tôi lại và đi xin chữ ký của khắp bạn bè hàng xóm để gởi đi Washington cho kha khá...

Ở gần nơi tôi, có gia đình Việt mới được bão lãnh đến, tôi lại thăm họ với chai nước mắm và ít gói mì mua ở New-York và thùng quần áo lạnh xin được của ông bà chủ và bạn bè họ. Ở với ông bà chủ thấm thoát cũng được ba năm, dành dụm được chút ít, mấy bạn tôi bàn rằng bây giờ đã tạm hiểu nước người, nêm tìm việc làm trong các hãng cho có lương hưu sau này chứ chả lẽ suốt đời đi ở đợ sao. Một bạn giới thiệu cho đi Florida khí hậu nắng ấm giống Việt-Nam. Có Cô Hoành có nhà ở được, tính cô hay giúp đỡ người sẽ kiếm việc hộ.

Tôi xin với Ông bà chủ nghỉ việc. Hai ông bà mến tôi khóc và nói rằng nhà lúc nào cũng mở rộng cửa, nếu không tìm được việc như ý thì cứ về. Tôi cảm động nhưng tự nghĩ chắc không dám về đâu vì tự ái mà.

Đến Florida, cứ tưởng công việc dễ, ai ngờ mà không tìm được. Tiếp theo đó vợ chồng cô Hoành lại lục đục, số tôi còn khổ nên cứ gặp gian truân.

Một buổi họp bạn, có một chàng Mỹ trắng tên Frank, nhìn tôi như bị nam châm hút, sau mấy tiếng nói chuyện, chàng xin cưới tôi liền. Chàng kể vốn là quân nhân Air Force, vợ thứ 2 mới chết có một gái 9 tuổi ở với họ hàng duới Sacramento. Nay họ thấy con bé khó dạy nên đòi trả lại. Chính phủ bảo nếu Frank không đem về nuôi thì chính phủ sẽ bắt con đi và Frank phải chịu trách nhiệm phí tổn nuôi dạy. Frank phải lo đi tìm việc tại Sacramento, Ca và muốn tôi đi theo làm phép cưới liền.

Việc tôi với chồng cũ khi trước đã xong nên không có gì trở ngại cả. Tôi lúc đó như người chết đuối vớ được cây bám. Thế là mới đến Florida ít tuần đã theo chồng đi Ca. Frank hứa hẹn rất nhiều nhưng khi về với ông ta thì lại là chuyện khác. Frank nghiện rượu và thuốc lá rất nặng. Khi say lên la lối nóng như Trương Phi, rồi thì tát vào má, đấm vào mặt, bóp cổ, bẻ tay cho trật xương.

Thuê apartment ở, nên cãi nhau to tiếng họ kêu cảnh sát nhưng khi cảnh sát đến nơi Frank khéo nói, còn tôi thì tủi thân, nói không ra lời nên rồi họ cũng bỏ đi. Tôi thật không hiểu nổi Frank, tôi tự biết mình chịu khó chăm nom con cho Frank, hầu chồng, không ăn chơi cờ bạc chỉ lo bếp nước nhà cửa mà sao hờ hững hắt hủi cho đến thế. Chả bù với hai vợ trước của Frank rất là hư hỏng rượu thuốc ngoại tình đủ thứ. Thế có phải là số tôi hẩm hịu không chứ bao nhiêu người lấy chồng Mỹ mà họ đâu có khổ như tôi"

Chắc bạn đọc cũng nghĩ rằng sao mà tôi yếu hèn không dám bỏ đi xin ly dị" Thưa có ạ. Nhưng có phải là nợ chàng không nhỉ. Đã hai lần tôi nhất quyết ra đi rồi ly dị thì lần thứ nhất ra vườn làm bị cái gai đâm vào tay, có gì là trọng hệ đâu thế mà suýt nữa tay bị tật, bị đi mổ năm tháng sau mới lành. Lần thứ hai thì tự nhiên lên cơn đau bụng dữ dội, phải vào nhà thương mổ buồng trứng. Đấy cứ thế thôi, đi xin việc thì không được vì cũng lớn tuổi rồi, chữ nghĩa cũng kém...lái xe ban đêm không được...

Còn về tiền bạc thì sao" Cũng không khác gì tình cảm. Mỗi tháng trả cho tôi 400, coi như mướn người làm việc nhà, hắn bảo thế. Mua đồ lấy mà ăn. Sợ không dám đi chợ với tôi. Bữa ăn thì muốn kiếm chuyện sao nấu nhiều để thừa, sao nấu ít không đủ ăn. Thật lấy chồng mà còn khổ hơn thời xưa ông bà kể chuyện làm dâu.

Biết tôi có chút vốn, Frank hành hạ đủ điều để bắt tôi đưa ra mua nhà. Ừ, thì cũng được đi vì nhà là của chung. Sau hơn hai mươi năm cuộc sống vợ chồng mà cũng không cho tôi chung account vì sợ tôi biết về tiền nong riêng của ông ta. Tôi rất tủi thân vì nghĩ mình đâu có đến nỗi hèn hạ để bị đối xử như vậy.

Gần 10 năm nay chồng tôi bị đau nào tim, nào phổi vì rượu và thuốc lá quá mà, tôi hết sức chăm sóc mà cũng chả biết công cho tôi. Đi chùa nghe quý Thầy giảng, tôi tự nghĩ chắc mình nợ chàng nặng quá, thôi cố trả cho xong...

Bây giờ tôi đã gần bảy chục, chồng tôi thì hơn tám chục. Nghĩ lại đoạn đời tôi thật rùng mình ghê sợ. Người đàn bà Việt Nam ở thế hệ tôi, chỉ mong có một mái gia đình mà sao khổ thế" Có phải tại tôi bắt đầu sai không mà về sau không sao sửa lại được nữa. Đúng vậy, cuộc hôn nhân đầu tiên của tôi với người chồng Pháp là do tôi quyết định, bất chấp làm đau lòng cha mẹ. Rồi cũng chả đi đến đâu. Sau đó, có gặp một người tốt nhưng mình cũng như đã lấm bùn rồi, lại mang tật không con mà nhà người ta cần người nối dõi, thế là lại thất vọng. Rồi lai tin người ngoại quốc hứa hươu hứa vượn, có biết đâu tìm được mối tình chung thủy từ người khác quê khác phong tục đâu phải là dễ. Lẽ tất nhiên không thiếu gì người Mỹ tốt, nhưng tôi tự nghĩ đầu óc suy nghĩ của họ khác mình nhiều lắm.

Người Á-Đông mình vốn trọng tình cảm, dám hy sinh lâu dài cho gia đình còn họ thì thiếu kiên nhẫn, hào phóng lúc bấy giờ nhưng rồi hay thay đổi.

Tôi chỉ mong bạn thanh niên bây giờ sửa soạn kỹ càng trong quyết định hôn nhân, phải có căn bản vững chắc về tài chánh nhưng cũng đừng coi trọng tiền tài hơn tình nghĩa. Rồi lại cách đối xử với họ hàng hai bên cũng nên biết trên kính dưới nhường, có hy sinh một chút thì cuộc đời sẽ vui vẻ hơn và con cái mình cũng noi gương mình và đối xử với mình sau này, nhân nào quả nấy không sai khác đâu. Người A-Đông mình dù có thành công giàu có đến đâu nhưng vấn đề thủy chung tình nghĩa vẫn là hàng đầu.

Ước nguyện sau cùng của tôi là nếu một mai thành góa phụ thì sẽ đem chút ít tài sản có được về bên nhà giúp đỡ cho các cháu học được nghề tự túc. Dù chỉ được một người có công ăn việc làm để nuôi gia đình họ tôi cũng hả dạ rồi.

Cám ơn quý vị đã đọc những giòng chữ quê mùa của tôi.

Phung Q. Muoi
Sunrise, Florida, USA


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,062,250
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến