Hôm nay,  

Phép Xã Giao Lịch Sự Ở Mỹ

26/11/200200:00:00(Xem: 176445)
Người viết: Nguyễn Văn Hơn
Bài tham dự số 96\VBST


Vào thế kỷ thứ 17, vua Louis thứ 14 của nước Pháp đã phát cho những người đến yết kiến nhà vua một danh mục gồm nhiều điều lệ về cách cư xử có thể chấp nhận được khi đến cung điện nhà vua.

Nghĩ lại thật may mắn thay cho chúng ta những người di dân, tị nạn và du khách đến Mỹ. Người Mỹ không nghiêm khắc về cái đúng sai trong phép xã giao lịch sự, nhưng thiết tưởng chúng ta cũng cần phải biết để hội nhập vào xã hội mới và bớt ngỡ ngàng trong khi tiếp xúc với người bản xứ qua công việc cũng như ngoài xã hội.

Nói chung phép xã giao của người Mỹ rất đơn giản không câu nệ, miễn là chứng tỏ sự kính trọng và quan tâm đến người khác.. Người nào quan tâm đến người đối diện thường được xem là lịch sự mặc dù họ dùng sai từ ngữ tiếng Anh hay cử chỉ không phù hợp. Một học sinh gọi cô giáo là Sir nhưng cô thông cảm và xem người nầy lịch sự. Người Mỹ rất bình đẳng trong cách cư xử và chấp nhận một giới hạn rộng rãi về thái độ xem như phù hợp...

Sau đây là những nét xã giao tổng quát cần thiết trong việc giao tế hằng ngày:

1. Giới thiệu hai người chưa quen: việc làm thường ngày.

* Khi giới thiệu người khác phái, người Mỹ thường giới thiệu người đàn bà trước: Thưa bà An, đây là người hàng xóm của tôi, ông Đôn (Mrs.Ann, this is my neighbor, Mr.Don).

* Nếu người đàn ông trung niên hay có chức vụ thì họ được giới thiệu trước: Thưa ông chủ Tịch, tôi muốn gặp chị tôi, Christine (Mr, President, I'd like you to meet my sister, Christine.)

* Khi hai người cùng phái được giới thiệu thì người lớn tuổi được nêu ra trước. Thưa ông, đây là bạn cháu, Michael (grandpa, this is my friend, Michael) Cách giới thiệu đúng nghi thức về một nhân vật quan trọng thường được bắt đầu: Xin cho phép tôi giới thiệu...(May I present...)

Những câu trả lời thích hợp cho việc giới thiệu bao gồm: Bạn có khỏe không" Rất hân hạnh được gặp bạn (How do you do" It's very nice to meet you.) Đơn giản nhất là Hello rồi kèm theo một cái bắt tay..

* Cuối buổi đàm thoại với người mới quen, chúng ta nói: Tạm biệt. Thật là hân hạnh được biết bạn (goodbye. It was very nice meeting you). Chúng ta có thể thân một vài lời chúc tốt đẹp như: Hãy thích thú với việc thăm viếng thành phố chúng tôi! (Enjoy your visit to our city), chúc may mắn với công việc làm mới. (Goodluck with your new job!)

Tác phong lúc nói và cách xưng hô của người Mỹ cũng khác chúng ta. Tại Mỹ những người cùng nhóm tuổi hoặc khác tuổi nhưng làm chung sở, học chung lớp, người hàng xóm vẫn gọi nhau bằng tên. Tuy nhiên những người lớn tuổi với danh hiệu hay nghề nghiệp như: Dr Nguyễn, Doctor Trần, Mrs Lee, Ms Công... Ms. là danh hiệu dành cho một người dàn bà mà mình không rõ tình trạng gia đình của họ là độc thân hay ly dị. Khi nói chuyện với một người đàn bà mà bạn không biết nên gọi gì thì bạn gọi là Madam hay Ma'am.

Chức vụ Dr. không chỉ dùng cho bác sĩ y khoa mà cả nha sĩ và người đậu tiến sĩ.

2. Chúc mừng, phân ưu, xin lỗi và thỉnh cầu.

Chúc mừng là một từ ngữ tuyệt diệu trong giao tế hàng ngày vì mang đến hạnh phúc cho người được chúc.

Chúng ta nói "Congratulations" bằng một giọng ngọt ngào thiết tha với một người vừa hoàn thành một việc gì như thi đổ, tốt nghiệp, tăng lương, sinh nhật thì người đó thật vui mừng.

Kèm theo lời chúc mừng có những quà tặng thích hợp cho đám cưới, sinh nhật, ngày kỷ niệm nếu bạn được mời.

Khi nhận một thiệp mời có ghi R.S.V.P (Repondez, s'il vuos plait) xin vui lòng trả lời thì bạn nên viết thiệp phúc đáp hay gọi điện thoại trả lời đến được hay không.

Khi nhận được một tin buồn, thái đạo ân cần chia buồn rất phù hợp. Bạn nên bày tỏ sự phân ưu càng sớm càng tốt dù bạn không thích nhưng nên làm.

Không nên dùng từ die hay death để chi sự chết chóc mà nên dùng từ mất mác (loss) hay mãn phần (pass away): I was so sorry to hear your loss (tôi lấy làm tiếc khi hay tin người thân của bạn đã mãn phần...Bạn có thể mua thiệp sympathy hay phân ưu trên báo nhưng không thiết phải nêu chức vụ.

Từ ngữ I'm sorry nói lên một sự thông cảm hay hối tiếc khi bạn quấy rầy hay gây ra một vấn đề gì cho ai. Lời xin lỗi khác như excuse me hay Pardon me có thể dùng khi bạn cần đi trước xin vào một chổ đứng ở thang máy hoặc ngừng người lạ để hỏi đường.

3. Phép xã giao lúc ăn tối

Nếu được mời ăn tối ở nhà người Mỹ bạn cần nhớ một vài nguyên tắc lịch sự căn bản như đến đúng giờ vì người Mỹ thường mong chờ sự sốt sắng của bạn nhưng đừng đến sớm - Bạn có thể trễ 10 hay 15 phút nhưng đừng quá nữa giờ. Bạn nên mang theo một gói quà nhỏ như kẹo hay hoa. Nếu bạn có quà gì hấp dẫn ở quê hương mà bạn biết chủ nhà thích thì cứ mạnh dạn mang đến.

Có những người Mỹ thường không biết thức ăn của những nhóm chủng tộc khác và ngược lại. Bạn phải làm sao khi mà họ dọn những thức ăn mà bạn không ăn được" Không nên quá bận tâm. Bạn nên lấy những thức ăn mà bạn ăn được vì không ai để ý nếu bạn ăn không hết.

Nếu được hỏi tại sao không ăn món nầy thì phải khéo léo trã lời hôm nay tôi kiêng thịt, tôm v.v... nhưng cũng nên lịch sự mà cho họ biết rằng bạn đã thưởng thức nhiều rồi. Bạn đừng làm cho gia chủ hay đầu bếp có cảm tưởng là phải làm thức ăn riêng cho bạn.

Bạn nhớ là khen người đầu bếp về thức ăn mình đang thưởng thức. Ăn xong không nên ra về ngay cũng không nên ở lại quá lâu. Khi chủ nhà mệt và câu chuyện gần cạn đề tài nên cáo lui là thích hợp. Qua ngày sau nên gọi phone hay gửi thiệp cám ơn.

Nếu bạn mời người Mỹ hay Việt tại nhà hàng mà bạn biết nhà hàng đó thường đông khách, bạn nên phone đặt chổ trước, để tránh chờ đợi quá lâu.

Bạn hãy cầm hóa đơn và chuẩn bị trả tiền nhưng nếu người bạn đồng hành muốn chia phần trả thỉ để họ tự nhiên, không bàn luận. Nhiều người Mỹ thích trả phần ăn của họ vì họ không muốn mắc nợ, nhiều nhà hàng thường tính tiền típ chung với hóa đơn là 15% hay hơn nữa.

Lúc ăn người Mỹ không nhét khăn ăn vào cổ hay vào áo gi-lê (vest) mà để trên đùi.

4. Phép xã giao lịch sự giữa nam và nữ.

Vào những thập niên 60s, nước Mỹ đi vào một cuộc cách mạng Xã hội liên hệ đến phong trào giải phóng phụ nữ. Một trong những mục tiêu của phong trào là nâng cao ý niệm nam nữ bình quyền trong lãnh vực nghề nghiệp. Phong trào có lợi thế cho phụ nữ nhất là cơ hội tìm việc làm để tiến thân nhưng nó cũng gây ra nhiều xáo trộn trong cách cư xử giữa nam và nữ.

Trước đây nam giới được xem là phái mạnh nên trong phép xã giao họ có một thái độ bảo vệ người khác phái mệnh danh là phái yếu. Họ giúp đỡ phụ nữ lúc mặc áo, cởi áo, mở cửa xe, châm thuốc lá, nhường chổ cho đàn bà đi trước...

Ngày nay phụ nữ Mỹ được xem là sống lâu hơn nam giới 7 năm vì vậy không nên xem họ là phái yếu cần sự giúp đỡ của nam giới. Thái độ tự lực của nữ giới làm cho nam giới tự hỏi là phép xã giao cổ truyền có còn thích hợp không" Hay là chính nó đã xúc phạm đến sự độc lập và tự tin của người phụ nữ"

Phần lớn nam giới vẫn còn làm những "động tác cổ điển" nhưng cả hai phái đều xem là không quan trọng.

Nếu một người đàn ông quên kéo ghế cho phụ nữ trong nhà hàng không có nghĩa là thiếu lịch sự. Ngày trước người đàn ông chủ động mời người đàn bà ăn tối. Ông ta đến đón, trả chi phí và đưa người phụ nữ về nhà mình người đàn bà ngồi nhà chờ người trong mộng gọi mình.

Ngày nay, người phụ nữ chủ động một bửa ăn tối tại nhà hàng, nếu nàng mời, nàng có thể trả một nửa chi phí nhất là hai bên chưa phải là tình nhân.

Hiện nay, nhiều cơ quan, hảng xưởng ở Mỹ mà người chủ là một phụ nữ. Dưới quyền bà ta là những người đàn ông hay là những đàn ông từ các quốc gia khác đến mà vị trí phụ nữ nước họ vẫn là nội trợ. Chắc là họ cảm thấy khó chịu khi thi hành những chỉ thị từ một người đàn bà. Người lao động mà phụ nữ ở Mỹ cung cấp đã lên 44% nhiều phụ nữ nay là bộ trưởng, bác sỉ, luật sư, thẩm phán...Vấn đề then chốt ở đây là nam hay nử khi làm việc chúng ta nên tôn trọng khả năng điều khiển nắm giữ chức vụ của người lãnh đạo. Thái độ xem phụ nử là thuộc hạ vì đó là đàn bà không những xúc phạm mà còn đi ngược với sự tiến bộ của xả hội.

5. Phép xã giao trong lớp học

Sự liên hệ giữa sinh viên và thầy cô giáo tại Mỹ không quá nặng nề về hình thức như tại các quốc gia khác.

Học sinh không phải đứng dậy khi thầy cô vào lớp, sinh viên, học sinh thường được khuyến khích đặt câu hỏi trong lớp hoặc có thể đến văn phòng giáo sư để được giúp đỡ. Họ có thể gọi điện thoại cho thầy cô để xin nghĩ học và xin bài tập được phân công.

Thầy cô giáo có thể linh động chấp nhận cho học sinh vào lớp trể, ra về sớm nếu có lý do chính đáng. Khi muốn phát biểu hay hỏi điều gì học sinh thường đưa tay và chờ được gọi.

Ngắt lời lúc thầy cô giảng hoặc nói chuyện với người bên cạnh đều được xem là khiếm nhã.

Lúc làm bài thi mà nói chuyện với người bên cạnh không những bất lịch sự mà còn liều lĩnh.

Phần đông các thầy cô giáo Mỹ cho rằng nói chuyện trong lúc làm bài là gian lận (cheating).

6. Thái độ của người Mỹ

Đa số người Mỹ có cách nhìn dân chủ. Họ tin vào sự bình đẳng về giá trị của con người, không ai có đặc quyền không ai không xứng đáng hơn ai thái độ rụt rè nhân tín của chúng ta có thể làm cho người bạn Mỹ không thoải mái. Thái độ lịch sụ và cương quyết là mối quan hệ thích hợp. Dù thân thế của bạn như thế nào, bạn hãy thoải mái nhìn thẳng vào người đối diện và nói lên những ý nghĩ thành thực. Bạn không cần thiết nói theo họ. Thỉnh thoảng bạn cần nó một vài lời nói dối vô tội rạ (white lie) để khen họ như khen cái áo họ đang mặc. Bạn thoải mái dặt câu hỏi và họ sẳn sàng trả lời miền là đừng hỏi về ba vấn đề mà người Mỹ không thích là tuổi, trọng lương và tiền lương.

7. Phép xã giao về ngôn ngữ

Người Mỹ rất thông cảm với người nước ngoài về việc dùng tù và phát âm Anh ngữ nhưng họ lại rất khó chịu khi một người giả vờ hiểu mà thật sự họ không hiểu, rồi sáng tạo nhiều vấn đề do hiểu sai.

Nếu bạn thật sự không hiểu thì nên nhờ người thông dịch hoặc lễ phép yêu cầu họ nói chậm và lập lại.

Thật là bất lịch sự khi nói chuyện với một người bằng tiếng Mẹ đẻ rồi để người bạn Mỹ đứng đó trở nên ngớ ngẩn vì họ không hiểu. Người bạn Mỹ có cảm tưởng bạn đang nói xấu về họ hay nói những gì mà bạn không muốn họ nghe.

Tốt nhất bạn nên dịch những câu nói của mình ra Anh ngữ để người bạn Mỹ hiểu và họ cảm thấy họ không bị bỏ quên.

Chúng ta đã có cái nhìn bao quát về phép xã giao lịch sự của người Mỹ-Dĩ nhiên cũng có nhiều điểm không phù hợp với truyền thống của chúng ta.

Nhập gia tùy tục. Thiết tưởng chúng ta nên tìm hiểu và thực hành để có thể hội nhập vào xã hội chúng ta đang sống, để cái khoảng cách giữa họ và chúng ta cũng như con cháu chúng ta rất ngắn hơn.

Nguyễn Văn Hơn
07/25/2000


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,391,889
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Đây là bài viết cho năm mới của ông.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Nhạc sĩ Cung Tiến