Hôm nay,  

Người Tị Nạn Cô Đơn

26/11/200200:00:00(Xem: 175975)
Người viết: Nguyên Thanh

Bài tham dự số 94\VBST

Định cư tại Oxnard, California.Nghề nghiệp: Chem lab.

Hắn bước thật chậm, chậm nhất là lúc phải đi qua cái hồ tắm công côïng có bọn nhóc con, Mỹ trắng, Mỹ đen, Mễ. Cứ mỗi chiều đi làm về phải băng qua đoạn đường này là hắn cảm thấy sợ hãi. Thật ra, hắn cũng có thể băng qua lối khác, nhưng đoạn đường này lại dài hơn cả mười lăm phút và có nhiều chó dữ.

Đó. Cố tránh cũng không xong. Một thằng trong bọn nhóc có lẽ đợi hắn về từ lâu, đi sau lưng hắn, làm bộ đóng vai thiểu não như bộ tịch và tướng đi của hắn. Cả bọn cười vang. Cũng có vài ba người lớn tuổi hơn bọn này, nhưng họ cũng chỉ là thiểu số, can thiệp chẳng có ích lợi gì mà đôi khi mang họa vào thân. Chúng nó làm như chưa hề thấy một người Á Châu trong cuộc đời chúng.

Khi hắn đi gần sát hồ tắm, một thằng Mỹ trắng to con nhất trong bọn, làm bộ đụng vào người hắn, và đẩy hắn tới trong khuôn viên của hồ. Hắn bắt đầu bực mình, đưa một cánh tay ra đẩy trở lại. Một thằng nhóc Mỹ trắng khác đang tắm dưới hồ chợt la lên:

"John, he tries to fight with you."

John, thằng bự con hồi nãy, lấy một tay nắm cổ áo hắn, đẩy hắn vào sát mực bờ, một chân gạt hắn té xuống nước. Hắn ướt từ đầu đến chân, lá thư mẹ gửi mà hắn chưa đọc hết, để dành trong túi đã ướt đẫm. Lá thư ướt làm mặt hắn đanh lại. Hắn trèo lên bực thềm. Thằng Mỹ nhóc to con gấp hai hắn đang đứng ưỡn ngực mừng chiến thắng, chẳng coi kẻ vừa bị xô té ra gì. Thình lình, hắn nhào lại nó, đấm vào ngay hạ bộ. Thằng Mỹ nhóc bị đòn bất ngờ không đỡ kịp, lăn hai ba vòng và té xuống nước.

"He has Kung Fu, he has Kung Fu!"

Bọn nhóc quanh hồ la ó ầm ĩ.

Hắn lặng lẽ vuốt lại mái tóc đẩm ướt chậm rãi bước về chung cư.

Hắn thay bộ aó quần uớt, chậm chậm làm khô lại lá thư của mẹ. Chợt hắn khóc nức nở.

Từ nhỏ hắn đã mồ côi cha, hắn chỉ biết mẹ hắn chỉ có một mình hắn. Lúc nhỏ hắn đã bị bịnh ngặt nghèo tưởng chết, ai ngờ hắn lại cao số không chết. Càng lớn hắn càng đẹt, mười tám tuổi mà hắn chỉ nặng hơn 45 kí lô. Hắn chỉ được đến trường năm sáu năm, vừa hết bậc tiểu học. Được bạn bè rủ rê, hắn đăng lính giang đoàn. Năm 75, được lệnh ra chiến đoàn Mỹ ở hải phận quốc tế, cấp trên biểu đi đâu là tụi lính như hắn chỉ việc thi hành, không cãi cọ. Được đi Mỹ hắn cũng chả biết nước Mỹ ở đâu và tại sao hắn phải đi, trong khi mẹ già đang mong mỏi hắn từng giây từng phút.

Qua đến trại tị nạn Mỹ là hắn tìm cách liên lạc cho mẹ, viết vắn tắt thế nào cho mẹ hắn nhận được tin mà khỏi bị các giới chức làng xóm làm khó dễ. Hắn có thằng bạn cùng giang đoàn đi Pháp tị nạn, hắn dù ít học nhưng cũng đủ thông minh nghe thiên hạ đồn đãi là Pháp không phải là cựu thù của Cộïng Sản, gửi thư từ nước Pháp chắc ăn hơn. Lá thư quả nhiên tới tay Me.

Hắn rớt nước mắt khi nhận được lá thư đầu tay của mẹ, hắn đi copy thật nhiều bản để có mất bản này thì còn bản khác. Hắn treo đầy trên tường trong phòng, các đứa bạn gọi đùa là phòng hắn giống một chi thông tin tỉnh lỵ.

Từ khi đánh lộn ở hồ bơi, hắn không dám đi lối đó nữa. Hắn lội vòng qua ngả khác, xa hơn.

Mặt hắn lộ vẻ hân hoan, hôm nay thằng Micheal, Mỹ đen, tóc quăn tít chở hắn đi đổi check ở ngân hàng, hai đứa ghé tiệm rượu mua mỗi thằng một chai rượu nhỏ nửa lít. Trong hãng hắn làm chỉ toàn Mỹ đen. Có vài đứa Mỹ trắng hắn muốn kết bạn thì tụi nó lơ lơ là là. Chỉ có thằng Micheal là chịu nói chuyện với hắn, nghe hắn nói bất cứ chuyện gì dù hắn biết đôi lúc thằng Micheal không hiểu điều hắn muốn tâm sự.

Đôi khi Micheal mượn hắn vài đồng và hắn cũng chả bao giờ đòi. Hắn nghĩ cứ tốn vài đồng đô la mà còn có bạn còn hơn keo kiệt mà chả có ai chơi. Micheal thân mật hỏi hắn ở đâu" Đi làm về bằng cách nào. Đi lối nào" Ở đâu" Tình thiệt hắn khai ra vụ đánh lộn tại hồ bơi và nay thì phải đổi lộ trình vì sợ trả thù. Micheal bảo hắn chỉ mấy thằng Mỹ trắng đó để nó gọi bạn bè Mỹ đen đến cho tụi da trắng đó một trận. Hắn can mãi Micheal mới thôi.

Hôm nay, trong túi vừa mới cash 120 đô la, tiền lương 60 tiếng của hắn. Hắn dự trù sẽ gửi cho mẹ qua thằng bạn bên Pháp, ngày mai hắn sẽ cùng với người bảo trợ đi mua money order ở bưu điện. Hắn sợ cầm hơn trăm đô la mà tiếng Anh ù ù cạc cạc như hắn người ta lại tưởng hắn ăn cắp.

Trời mùa đông nên trời chợt tối sớm hơn, hắn đi vòng qua ngả công viên, cây mùa đông trụi lá thảm thương, điểm lại tuyết đọng lại trên cành trông cũng ngộ nghĩnh.

Đang vui với trời đất, hắn chợt nghe có tiếng người, hai ba thằng đen đang đi về phía hắn. Hắn định rẽ sang ngả khác nhưng hình như không kịp nữa.

"Hê man, you have a buck" Rich Asia guy. We need beer." Cả bọn cùng cười.

Hắn chưa kịp trả lời thì đã nghe một cú đấm vào mặt, rồi hai cú đấm vào cổ, một cú đá ngang hông.

Hắn mê man chả còn biết trời trăng gì nữa. Tỉnh dậy thì trời đã tối hẳn, hắn chợt nghe đau buốt toàn thân, cái bóp nằm lăn lóc cạnh đó, chỉ còn có cái thẻ ID cá nhân. Chai rượu nhỏ hắn và Micheal mua đã bị bể, làm áo quần hắn nặng mùi và đầy mẻ chai.

Lượm cái bóp, hắn lê bước đi về thiểu não. Mẹ cần tiền để xoay sở mà hắn không kịp gửi về. Hai hàng nước mắt hắn chảy xuống. Bỗng hắn chợt thấy một chai rượu giống như chai của hắn, còn vỏ không nằm lăn lóc trên mặt đường do tụi đen để lại. Đúng cái chai của thằng bạn da đen. Hắn thở dài ngao ngán.

Hắn đã không nhắc vụ bị cướp cho ai, mặc dù mặt hắn sưng vù. Hắn chỉ nói là bị tai nạn. Cả thằng Micheal, vị anh hùng của hắn cũng không một tiếng hỏi han.

Rồi câu chuyện cũng vào quên lãng. Một thằng đen bị đâm chết, một thằng mít bị đập đâu phải chuyện quan trọng trong xã hội này"

Mùa hè trở lại, hắn thấy không cần thiết phải đi vòng qua đường park nữa, hắn trở lại ngả hồ bơi.

Đầu mùa hè trời còn lạnh, hồ bơi chẳng có một ai. Càng khỏe. Trời chưa nóng lắm, đi bộ không đổ mồ hôi và thoải mái nữa.

Chiều nay hắn bị cho về sớm, hãng ế ẩm. Đến trưa là đã hết việc. Giống như mọi ngày, vẫn con đường quen thuộc nhưng nắng chói chan hơn, con đường bỗng trở nên lạ.

Cái hồ tắm không còn bơ vơ một mình buồân bã như vào mùa đông rét buốt, hay buổi chiều ảm đạm. Các bãi cỏ chung quanh hồ, vài nàng Mỹ đồ sộ đã nằm phơi nắng, chung quanh vài trẻ em chơi đùa. Chợt ở đàng xa, hắn thấy một bé con chừng hai hay ba tuổi, đang bò gần mép hồ. Hắn cố la lên nhưng hắn ở quá xa, chừng vài trăm mét.

Thằng bé rớt tõm xuống hồ, mẹ nó nằm phơi nắng đâu đó chẳng hay biết gì. Hắn ba chân bốn cẳng chạy thật nhanh nhảy đại xuống hồ.

Khi được hắn vớt lên, thằng bé đã ở dưới nước chừng vài phút, người đã lạnh cóng, thân nhiệt đã mất. Bài học cấp cứu mà hắn học từ giang đoàn được áp dụng. Thằng bé đã ói ra nước, và bắt đầu thở.

Bà mẹ trên tai còn lủng lẳng cái head phone, run cầm cập "Oh my God, Oh my boy". Đợi cho thằng bé có hơi thở điều hòa, và cũng nhiều người bu quanh, lính cứu hỏa đã hụ còi kéo tới, hắn trao đứa bé cho người mẹ và nói " He is OK" và lẳng lặng trốn ra khỏi đám đông.

Sáng hôm sau hắn nhìn thấy ở trang đầu của tờ báo địa phương "An unknown Asian hero rescued a drowned boy at the pool. His ID is still in secret. Thanks from us ."

NGUYEN THANH

Ý kiến bạn đọc
13/02/202000:24:36
Khách
Comprar Cialis Barato En Espana http://buyciallisonline.com/# - Cialis Viagra Super Actif <a href=http://buyciallisonline.com/#>Buy Cialis</a> Progesterone Amex With Free Shipping
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,261,700
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến