Hôm nay,  

Ba Ếch Ở Mỹ

26/11/200200:00:00(Xem: 273109)
Người viết: Trần Trung Nhã
Bài tham dự số 90\VBST

Tác giả 55 tuổi. Nghề nghiệp: Software Engineer cho một hãng điện tử ở San Diego


Ba Ếch đến Mỹ vào cuối năm 1979 đầu 1980. Đó là thời mà người tỵ nạn chỉ cần là cựu quân nhân hay công chức của Việt Nam Cộng Hòa là có thể dễ dàng được Mỹ nhận.

Chàng ngoài việc là cựu quân nhân còn thêm được cái 'mác' là tù cải tạo mới được tha lại biết khá tiếng Anh nhờ năm xưa từng đi tu nghiệp bên Colorado nên ngay khi phái đoàn Mỹ xuống phỏng vấn chàng được nhận liền.

Khỏi cần phải giới thiệu dông dài, nội cái biệt danh Ba Ếch cũng đủ để bà con biết anh là người gốc gác nông dân dù đã học được vài năm đại học trước khi vào quân đội. Sang Mỹ anh rất thèm được gặp và tiếp xúc với người Việt, đặc biệt là người cùng tỉnh hay cùng quận thì càng tốt hơn. Anh sẽ sung sướng kể chuyện ngày xưa, chuyện quê anh, quê Cái Vồn thuộc tỉnh Vĩnh Long của miền tây nước Việt.

Thế nhưng Ba Ếch đi hết thất vọng này đến thất vọng khác. Hỏi ai cũng nghe trả lời là quê ở Sài Gòn. Có khi còn nghe một câu tiếng Anh xanh dờn: "I'm American" là khác. Ba Ếch ngẫm nghĩ: "Thiệt cũng chẳng lạ. Phần nhiều bà con ở đây là người Bắc di cư năm 1954 nên đa số họ ở Sài Gòn là phải." Tuy nhiên Ba Ếch cũng còn hơi thắc mắc vậy chớ bà con ở Hố Nai, Gia Kiệm, và Cái Sắn không ai qua được hết sao"

Còn người miền Nam như chàng"

Chẳng lẽ mỗi một mình Ba Ếch sang đây thôi à" Chàng nhớ bạn bè quen biết cũng có nhiều đứa đi từ 1975 mà! Không lẽ ở nơi khác hết"" Dần dà chàng cũng chán và phần cũng vì bận bịu ná thở với công việc lao động kiếm sống nên Ba Ếch không mấy quan tâm đến chuyện tìm kiếm đồng hương nữa. Đó là thời chàng ở một thành phố nhỏ rất ít người Việt.

Đến khi dọn xuống gần thành phố Westminster ở California, thủ đô của người Việt Tỵ nạn, thì chàng thấy khỏe hơn nhiều. Phải nói là chàng thấy hết sức sung sướng mới đúng.

Kỷ niệm khó quên nhứt là lần nọ, Ba Ếch ghé qua một tiệm Phở trên đường Bolsa thuộc khu Westminster. Đang ăn bỗng làm rơi chiếc đũa. Ba Ếch cúi xuống lượm thì chợt nhìn phải cặp đùi hấp dẫn hết sức của một phụ nữ ngồi bàn gần đó. Chàng đang ở tuổi trung niên sung sức, nên không thể cầm lòng. Cứ len lén nhìn coi người đàn bà đó ra sao.

Bà ta cũng khá đẹp và đặc biệt là ăn diện rất ư là hấp dẫn. Cái khuôn mặt trông thật là quen lắm. Chàng nhớ đã gặp ở đâu rồi nhưng moi mãi trí nhớ cũng không thể nào nhớ ra được. Chàng bèn đánh bạo bước sang làm quen:

"Thưa cô, xin lỗi cô, tôi thấy cô quen quá mà không nhớ được là ai" Tôi là Long, còn được gọi là Ba Ếch ở Cái Vồn, Vĩnh Long. À ... tôi nhớ ra rồi. Cô học trường Tống Phước Hiệp Vĩnh Long phải không""

Người đàn bà cười hóm hỉnh. Lâu lắm mới nghe lại lối làm quen tán tỉnh hơi "cù lần" của những năm 1960-1970, ánh mắt bà ta long lên một vẻ tinh quái:

"Đúng rồi! Anh nhớ đúng rồi. Tôi tên là Liên, Trần Thị Kim Liên. 'Kim Liên em hỡi Kim Liên! Đẩy xe cho chị qua miền Hà Khê.' Hồi đó bạn bè hay chòng ghẹo em theo lối đó. Anh nhớ không""

Ba Ếch nghe hơi là lạ. Đang cố nhớ xem người đàn bà này có phải đúng như bà ta nói không thì Kim Liên tiếp:

"Em cũng quê rất gần anh đó. Vậy mình là đồng hương rồi. Em ở Cái Dún và cũng xuống Vĩnh Long học như anh vậy."

Ba Ếch thật tình ngẩn ngơ vì chẳng hề biết gần quê mình có chỗ nào gọi là Cái Dún bao giờ. Anh thật thà hỏi:

"Thiệt là trí nhớ tôi dở. Cái Dún ở đâu vậy cô""

"Thì chỉ trên Cái Vồn một chút thôi mà. Đây là tên rất cũ. Có lẽ anh lớn lên ra tỉnh học rồi lên Sài Gòn ít khi về nhà nên không biết nhiều chuyện thôi."

Ba Ếch gật gù:

"Có thể là vậy. Nhưng mà thiệt tình tôi chưa hề nghe gia đình, ông bà cũng như hàng xóm nói qua tên này bao giờ."

Người đàn bà cười cười:

"Để em nhắc qua mấy chuyện này chắc anh sẽ nhớ được. Chỗ em ở người ta trồng nhiều cây khuynh diệp để làm dầu và còn sản xuất rất nhiều dầu Cù Là nữa. Nhưng mà trên em thì ít người. Còn dưới anh thì thiệt là đen nghẹt à nghen! Mà lại có nhiều nhà bảo sanh nữa. Anh nhớ ra chưa""

Ba Ếch đứng ngẩn người không biết người đàn bà này nói gì bỗng anh nghe có tiếng cười ha hả rồi nhiều tiếng cười hô hố. Rồi cả tiệm ai nấy đều cười rần rần. Người đàn bà bước lại bên anh nói nhỏ một cách rất là tỉnh táo:

"Vậy chớ 'Cái Dún' mà chẳng để xức dầu cù là còn 'Cái Vồn' mà chẳng để làm chuyện ... nầy nọ và sanh em bé thì chẳng lẽ để ... thờ sao cha nội""

Bà ta vừa nói vừa kéo Ba Ếch ra ngoài dúi vào tay chàng một tấm danh thiếp với cử chỉ rất là thân thiện:

"Anh rất là dễ thương. Em rất hân hạnh được quen với anh. Bữa nay em có chuyện gấp phải làm nên không mời anh đến em chơi được. Tên em thiệt là Kim Liên đó và cũng ở Vĩnh Long thiệt nữa. Em lấy chồng Mỹ và sang đây trước 75. Thằng chồng em đi bán muối ... lậu rồi nhưng nó để lại cho em gia tài khá lớn. Anh mới sang có cần gì thì em giúp cho. Em mong mình sẽ là bạn tốt với nhau từ đây. Xứ lạ quê người em rất mừng gặp được người đồng hương và lương thiện như anh."

Bà ta nói xong ôm Ba Ếch một cái và vội vã bước đi tay vẫy vẫy lại:

"Nhớ gọi cho em nghen!"

Ba Ếch đứng chết trân tẻn tò. Từ đó anh chẳng màng tìm đồng hương đồng hiết gì nữa. Quyết định này cũng là nhờ Kim Liên. Bà ta cho anh biết là dân mình sang đây toàn là ông lớn bà lớn hết cả dù trong quân đội, hay ở ngoài dân sự, cả đàn ông cũng như đàn bà. Ngoài ra đều toàn là người giàu có sang trọng ở thị thành hết ráo chớ không ai ở đồng ruộng quê mùa như anh đâu, đừng có hỏi mất công. Chỉ biết người nào thật sự ra sao khi mình biết họ trước từ bên nhà thôi. Và Kim Liên cũng nhận định:

"Nhưng mà vậy cũng có chết thằng Tây nào đâu. Mà thằng Mỹ thì có lợi lớn. Hốt hết người giỏi của mình qua đây làm lao động cho nó ráo trọi. Đã thiệt chớ phải không anh""

Ba Ếch vào Mỹ cũng đã vài tháng mà chưa hề lái xe bao giờ. Lý do giản dị là anh chưa mua được xe mà bạn bè quen biết thì người ta ngại không dám giao xe cho mình lái. Chàng thông cảm và chấp nhận điều này nên không hề thắc mắc. Đi đâu anh dùng toàn xe Bus. Hồi tháng đầu ở Houston bên Texas, anh được một người bạn khóa đàn anh đưa cho cuốn cẩm nang hướng dẫn luật lệ lái xe để đọc và thi viết trước. Anh thi đậu. Sau đó thì tập lái sơ qua một lần anh lái khá vững nhờ đã từng có xe trong quân đội trước đây. Bây giờ bên này có số tự động thì càng khỏe hơn nhiều. Hôm đi thi anh được một người đồng hương dẫn đi và cho mượn xe để thi. Houston đặc biệt đòi hỏi phải biết parallel parking (đậu chen vào giữa hai xe: một trước, một sau mình) mới cho bằng lái. Anh đọc kỹ phần hướng dẫn parallel parking trong sách dạy thi viết của Bộ Xe Cộ (DMV) nhưng không biết thực tập ở đâu. Bạn bè và hàng xóm ai nấy đều bận đi làm đâu ai rảnh lo vụ này cho mình.

Phần tập đậu lối này cũng nguy hiểm. Lỡ quẹt xe người ta thì làm sao" Hồi đó anh chưa hề nghĩ ra cách tập đậu lối này cho an toàn, đến khi đi thi anh mới biết. Do đó anh đành lái tưởng tượng vậy.

Anh tưởng tượng cạnh xe mình cách xe phía trước độ một foot (khoảng 3 tấc) và chạy tới khi đuôi xe mình ngang với đuôi xe này thì dừng lại. Sau đó de lại từ từ đồng thời quay hết tay lái qua phải để cho đuôi xe mình lui chéo qua phía phải. Khi đuôi sau của xe phía trước ngang với một phần ba còn lại của xe mình, thì lấy hết tay lái qua phía trái vừa tiếp tục lui. Khi xe bắt đầu song song với lề đường thì dừng lại. Nếu khoảng cách trước sau chưa được đồng đều thì dời tới hay lui một chút. Nếu làm đúng như hướng dẫn này thì ngay khi xe vừa song song với lề đường thì đã vào đúng vị thế hoàn hảo không cần điều chỉnh gì nữa.

Tưởng tượng nhiều lần như vậy xong anh được người hàng xóm chở cho đi thi với lời cảnh cáo trước là anh phải mất nhiều lần mới đậu được. Nội cái parallel parking không thôi cũng đủ mệt rồi. Anh ta từng lái xe từ năm mười tám tuổi bên Việt Nam mà phải thi năm lần bảy lượt mới đậu. Nghe vậy Ba Ếch có hơi lo. Ngay khi đó anh nhận ra chỗ thi parallel parking là trong khu an toàn của sở DMV nên rất yên lòng. Họ chỉ cắt một lõm khuyết vào trong lề đường đủ chỗ cho một xe đậu. Phía trước và phía sau là xe 'tưởng tượng' nên người thi không lo cọ quẹt phải xe thiệt. Và Ba Ếch làm được một chuyện khá đặc biệt. Chàng vào parallel parking trúng ngay vị trí một cách hoàn hảo. Chỉ có vụ này là khó thôi. Phần thi còn lại thì dễ hơn nhiều và Ba Ếch có được ngay bằng lái. Tuy nhiên lái xe trên đất Mỹ khác xa với lái xe của thời chàng lái bên mình.

Bên mình không có vụ free way hay phải đổi lane này nọ và luật lệ cũng giản dị hơn nữa. Do đó phải cần một thời gian thực tập mới thực sự thành thạo.

Qua kinh nghiệm tập tâm lý kỳ này Ba Ếch nhận chân được giá trị của tưởng tượng đưa đến hiệu quả thực sự như thế nào. Chàng áp dụng nguyên tắc này rộng rãi trên nhiều chuyện khác nhau và đều có kết quả tốt.

Sau bước tự học lái tưởng tượng, anh tiến tới bước kế là dợt lái tưởng tượng trên đường phố. Khi đi mua sắm hay đi chơi đây đó với Kim Liên anh đều tưởng tượng như tự mình lái. Anh để ý kỹ khi bà ta đổi lane, khi nào thì chớp đèn hiệu (signal) và khi nào thì thực sự sang lane. Người đàn bà này tánh tình rất phóng khoáng nhưng có học vấn khá, thông minh, tỉ mỉ và cẩn thận.

Ba Ếch nhận ra rất mau chóng là khi xe sau còn thật xa hay gần nhưng khoảng cách nó với xe mình không đổi, tức nó chạy cùng tốc độ với xe mình, thì mình có thể đổi lane an toàn. Khi nó thu ngắn khoảng cách thì là nó chạy lẹ hơn mình không thể đổi lane kịp. Đụng một cái thì là hoàn toàn lỗi mình. Bảo hiểm sẽ tăng tiền lên thật cao để nhanh chóng bù lại tiền đền cho mình. Đặc biệt là kính chiếu hậu bên phải, thường thường kính này làm ta thấy xe còn xa hơn là vị trí thực sự của nó. Ngó ra phía sau vài lần thì Ba Ếch nhận ra khoảng cách thực sự so với khoảng cách mà anh thấy trong kiếng.

Ba Ếch tưởng tượng lái như vậy cả trong thành phố lẫn free way, khi đi với Kim Liên cũng như khi đi với bạn bè hay người quen. Qua một thời gian thì chàng cảm thấy mình có thể tự lái được rất vững vàng. Có lần Kim Liên muốn chàng lái thử thì chàng thực sự lái thành thạo không thua gì người lái lâu và nhiều kinh nghiệm ở Mỹ. Kim Liên rất cảm phục chàng. Cả bà cụ mẹ nàng cũng khen rối rít:

"Tôi chấm ông rồi đó nghen ông Ếch. Ông mới sang mà thành thạo mọi thứ trong vài tháng. Ngon thiệt đó nha. Nghe tên ông tưởng ông cù lần lắm mà sao ông giỏi vậy""

Ba Ếch cho biết anh có biệt danh này là do năng khiếu bắt ếch phi thường của anh chớ đâu phải tại anh cù lần. Thiên hạ cứ có thành kiến sai lầm là người nhà quê thì luôn luôn là dốt nát thôi. Chuyện đó có thể đúng hồi thời Pháp còn cai trị chớ sau này khoảng cách giữa đồng quê và thành thị tuy không gần gũi đến như bất phân ở cái xứ Mỹ văn minh này, nhưng cũng không còn xa cách như thời xưa nữa.

Chỉ ít lâu sau thì Ba Ếch nhận ra nhiều trở ngại người lái xe hay mắc phải nữa là quên lấy chìa khóa khi khóa cửa xe và quên tắt đèn. Đậu xe xong, mồm miệng cứ lo ba hoa chích chòe không chịu lấy chìa khóa ra mà đóng cửa gài khóa cái rầm thì đứng đó gãi đầu bứt tai. Đặc biệt là giữa trời nóng như thiêu đốt hay lạnh đến cắt da. Nếu bãi đậu có nhân viên an ninh tuần trực thì có thể nhờ họ lấy ra dùm. Họ có thanh dụng cụ luồn qua cửa kiếng chỗ giáp với miếng cao su tại khung trên của cửa và vòng vào kéo chốt khóa lên. Gặp chỗ đậu không có nhân viên này thì thực là đổ nợ.

Còn tắt đèn cũng vậy. Ban đêm thì không ai quên vì ánh sáng đèn luôn nhắc nhở người lái. Nhưng lúc ban ngày chúng ta mở đèn vì sương mù và khi đến chỗ đậu trời lại sáng thì chúng ta rất dễ quên tắt đèn. Khi trở ra thì ôi thôi battery đã hết điện. Lại vất vả tìm người nhờ câu bình (jump). Ngày nay thì đỡ rồi. Nhiều xe trang bị bộ phận tự động tắt đèn một lúc sau khi ta tắt máy. Còn thời Ba Ếch mới sang đâu làm gì có.

Ba Ếch quyết tâm tránh nạn này bằng cách luôn luôn thò tay tắt đèn trước khi tắt máy dù đèn có mở hay không. Và khi xuống khỏi xe, luôn luôn rờ vào túi thăm chừng chìa khóa trước khi đóng cửa. Chàng cũng dùng cách này trước khi đóng cửa Apartment để ra đi. Thực hành như thế trong chừng vài tháng thì thói quen đã thấm nhập vào tiềm thức nên dù bận ba hoa chích chòe đi nữa, tiềm thức vẫn thúc đẩy anh tắt đèn trước khi tắt máy và kiểm chìa khóa trước khi đóng cửa. Khám phá này giúp anh đỡ phiền toái rất nhiều cho những năm sau này trên đất Mỹ.

Có điều là Kim Liên không mấy tin tưởng hiệu quả của phương thức này nên đặt một câu hỏi có ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của Ba Ếch về sau. Nàng cho rằng: "Chuyện ảnh hưởng tâm lý mà anh nói thì, nói thực nghe, em không hấp lắm. Biết anh là người thẳng thắn nên em tin là anh nói thực chớ không phải muốn lòe hay là làm trời. Nhưng dẫu sao hiện tại khó chứng minh lắm mà phải đợi thời gian trả lời thì lâu lắc vô cùng. Ngoài cách này ra, có cách nào khác tốt bằng hay tốt hơn không" Và mình có thể có được bao nhiêu cách""

Ba Ếch hơi ngẩn người vì không phải riêng anh mà có lẽ đa số người mình ít ai chịu tốn công tìm tòi đủ thứ như vậy làm chi cho mệt trí. Nghĩ ra một cách giải quyết được vấn đề thì đã là giỏi rồi. Ai quỡn đâu mà nghĩ thêm cách khác cho mệt. Mà còn nghĩ xem có được tất cả bao nhiêu cách thì còn mệt hơn nữa. Dù nghĩ vậy nhưng để chìu ý Kim Liên, chỉ một loáng, anh đưa ra được mấy giải pháp. Về chìa khóa, anh đề nghị sao (copy) thêm chìa thứ nhì và chìa thứ ba, một bỏ trong túi khác hay trong bóp và luôn luôn đem theo bên mình, một bỏ vào trong hộp nam châm, có bán trên thị trường, và dấu đâu đó dưới gầm xe. Dấu lối này có hơi nguy hiểm vì kẻ trộm chỉ lục quanh một hồi thì cũng có thể kiếm ra.

Về đèn xe thì anh đề nghị mua một sợi dây, loại có mắc xích nhỏ chẳng hạn, một đầu gắn vào xâu chìa khóa, đầu kia có khoen tròn tròng vào trong cần signal và tắt/mở đèn. Khi muốn tra chìa khóa vào thì phải tròng khoen vào cần này trước và khi lấy chìa khóa ra thì phải tuột khoen ra khỏi cần. Làm vậy thì chắc không thể nào quên tắt đèn được. Kim Liên cười ha hả:

"Đúng vậy, tròng vào thì không cần tắt đèn. Mà tuột ra thì phải nhớ tắt đèn là cái chắc! Ý kiến này của anh hay tuyệt và chắc chắn ai cũng nhớ."

Rồi ôm hun Ba Ếch một cái nàng tiếp tục cười như nắc nẻ:

"Mà này hỏi thiệt anh nhen. Sao giải pháp nào của anh cũng lẩn quẩn xa gần mấy cái vụ đó hết trơn vậy" Hay là tại 'địa linh nhân kiệt'chăng" Tại quê anh ở 'Cái Vồn' nên mọi tư tưởng anh đều lẩn quẩn bên dưới 'Cái Dún' ráo trọi hay sao""

Vừa cười vừa gặp lúc đèn vừa bật xanh nàng đạp ga vọt xe tới nhưng Ba Ếch la to lên: "Tốp!" và Kim Liên tự động thắng kịp.

Một chiếc xe rán đèn vàng từ phía trái chạy vụt đến thực nhanh, né vội sang trái của nó để tránh xe Kim Liên mới chồm tới và đụng ngay vào xe ngược chiều của nó. Lỗi hoàn toàn về người vượt đèn vàng này nhưng anh và Kim Liên cũng hú hồn hú vía.

Vụ thoát hiểm này mang đến cho Ba Ếch và Kim Liên một bài học nữa cho trường hợp ngừng ở đèn đỏ và đợi đèn xanh. Một khi thấy đèn bật xanh cũng không nên vọt liền mà nên ngó qua phía bên trái mình coi có xe nào đang chạy thẳng góc với đường của mình mà họ đang rán vượt đèn vàng của họ không. Một khi họ rán chạy cho kịp đèn vàng là họ chạy lẹ kinh khiếp. Nếu họ trễ và mình là xe đầu vọt qua thì bị đụng nặng lắm và phía bên tài xế là nguy hiểm nhứt vì đó là phía bị đụng thẳng vào. Dĩ nhiên là họ lỗi nhưng nên nhớ rằng một khi bị tai nạn thì rất phiền toái. Nếu may mắn không bị thương thì cũng phải lo làm giấy tờ, sửa xe, và mất không biết bao thì giờ chờ đợi cực khổ dưới nắng, dưới mưa hay dưới tuyết. Đó là chưa kể trường hợp họ mồm năm miệng mười tráo trở đổ lỗi ngược lại mình là đèn họ còn xanh mà mình vượt đèn đỏ. Xứ lạ quê người, nếu không có ai chịu làm chứng và mình tiếng Anh quờ quạng thì chuyện bị trở trái làm mặt này cũng dễ xãy ra lắm. Cẩn thận thì chắc ăn hơn hết và là giải pháp vẹn toàn hơn hết.

Nghe lý luận này của chàng Kim Liên có vẻ trầm lặng và đằm thắm hơn. Nàng nói:

"Anh thực giống Ba em hết sức. Hồi đó em hay chê ổng cù nhầy cù nhằn và cổ lổ nhưng mà ngày một lớn em càng thấy ổng đúng. Nhứt là từ khi ổng qua đời em thương nhớ ổng hết sức. Nhớ lối sống khiêm tốn hiền hòa mà chan chứa tình thương người của ổng. Nhớ khả năng phi thường của ổng. Nhớ những nhận xét sâu sắc của ổng. Nhớ lòng thương con bao la của ổng." Nàng rơm rớm nước mắt: "Có lẽ vì vậy mà khi gặp anh em có ngay cảm tình và thấy liền một thân thiết vô hình nào đó trói buộc em. Cái chọc phá anh hình như cũng là một chống đối nào đó gián tiếp với ổng từ trong lòng em. Nhưng cái chống đối đó chắc chắn không phải là thứ phản kháng đối nghịch như lúc xưa, mà là một thứ chòng ghẹo thân thương. Phải không anh""

Ba Ếch gật gù:

"Đúng vậy. Em nhận xét rất sâu sắc. Ở cõi bên kia hồn thiêng của ba em nghe được câu này chắc cảm thấy an ủi lắm."

Một lần theo Kim Liên đi tìm địa chỉ người quen. Nàng chỉ xem bản đồ rồi ghi chú tổng quát đường đi cùng các chỗ ngả tư phải quẹo. Nếu đến đúng chỗ phải quẹo mà gặp đèn đỏ thì có phần dễ dàng. Ngó thấy đúng tên đường thì quẹo vì đã biết trước gần đến nơi quẹo phải hay trái nên đã chuẩn bị vào sẵn lane thích hợp. Nhưng nếu gặp lúc đèn xanh thì thường khi phải chạy thẳng vì không thể ra đèn hiệu (signal) kịp nữa. Trường hợp này thường phải chạy lên, đổi lane qua trái và vòng lại rất phiền toái nhứt là lúc ban đêm không thấy rõ đường.

Để giải quyết việc này từ đó về sau, Ba Ếch luôn luôn vẽ trước một bản đồ vị trí tổng quát (locator map). Anh luôn luôn ghi thêm tên đường tạo thành ngã tư hay ngã ba ngay trước ngã tư hay ngã ba cần phải quẹo. Như vậy một khi gần đến, chỉ cần thấy đường này thì biết chắc là đường kế mình phải quẹo. Không bao giờ phải loanh quanh vòng lại nữa.

Kiếm đường vài lần Ba Ếch lại có một nhận xét về số nhà.

Trên bản đồ, nhứt là những bản đồ mới sau này, thường có ghi thêm số nhà trong các block đường dọc theo đường lớn. Những đường nhỏ hơn song song với nó thì không đủ chỗ để ghi số nhưng chúng thường có số block giống như đường lớn nên cứ theo đó mà dùng. Đặc biệt nếu đi từ Bắc xuống Nam hay từ Đông sang Tây thì số lẻ thường thường phía bên tay mặt và số chẵn bên tay trái. Anh đặt thành câu có chút âm điệu cho dễ nhớ: "Bắc-Nam, Đông-Tây, lẻ mặt."

Ngày nay với mức độ phát triển và phổ thông của internet, việc kiếm địa chỉ trên toàn nước Mỹ rất dễ dàng. Chỉ cần cho vào địa chỉ muốn tìm và nơi phát xuất của mình thì tức khắc nó cho mình biết vị trí và lộ trình phải đi. Còn cho thêm khoảng cách bao xa nữa và in luôn ra cho. Thực là tiện lợi và hầu hết ai có dùng internet đều biết cách tìm này.

Ba Ếch với đầu óc mẫn tiệp, nhưng thật thà thiện lương; đầy sáng tạo, nhưng khiêm tốn; lòng chứa chan tình người, nhưng cô đơn vì chủng loại này không phải riêng người Việt mình mà bất cứ giống dân nào trên thế giới hình như hiện nay đang càng ngày càng hiếm. Họ đang trên bờ diệt vong chăng" Người ta đang có những ban bảo vệ súc vật và thảo mộc bị đe dọa diệt chủng (extinct) chớ chưa thấy có ban nào bảo vệ giống người thiện lương hết. Anh có nhiều giải pháp mới lạ và hữu hiệu trong việc học cũng như việc làm nhưng chẳng biết anh có đủ trí tuệ để đưa ra giải pháp bảo vệ chủng loại này chăng"

Trần Trung Nhã

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến