Hôm nay,  

Mối Tình Viễn Xứ

26/11/200200:00:00(Xem: 195711)
Người viết: Lê Hoàng

Bài tham dự số: 89\VBST

Hiện cư trú tại Garden Grove


Gia đình tôi đến Hoa Kỳ theo diện H.O. vào đầu năm 1992. Trước khi đặt chân lên miền đất hứa, cũng như bao gia đình khác, chúng tôi đã tạm trú tại Thái-Lan hai tuần lễ, để cơ quan di trú Hoa Kỳ hoàn tất các thủ tục nhập cảnh cần thiết. Thời gian ở Thái-Lan là những ngày đẹp nhất trong hồi tưởng của một chành thanh niên 21 tuổi...

Tại trại tạm trú Thái-Lan, mỗi gia đình chỉ được phân phối một diện tích thật nhỏ bé giống như các trại tỵ nạn cộng sản tại Việt Nam, trong mùa hè đỏ lửa 1972. Gia đình tôi đã quá quen với cuộc sống khó khăn chật vật trại Trại Phú Văn Bình-Dương, nên đối với chúng tôi, nếp sống tại đây là lý tưởng lắm rồi. Hơn nữa, với viễn ảnh chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi, sẽ được đặt chân lên miền đất hứa, chúng tôi tạm quên đi mọi nỗi khó khăn thiếu thốn tại trại tạm trú này.

Bên cạnh gia đình tôi cũng là một gia đình H.O. khác. Em gái út tôi Hồng Hoa quen thân với con gái út của gia đình kế bên, cô Thanh, một cô bé dễ thương, nhí nhảnh.

Vốn đồng tuổi, Hoa và Thanh đã nhanh chóng trở thành đôi bạn tri kỷ, mặc dầu chỉ mới quen nhau một tuần lễ. Suốt ngày, hai cô bé rủ nhau đi mua thức ăn vặt, hay ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình đủ mọi đề tài trên trái đất này. Các cô không quên ghi vào sổ tay, năm lần bảy lượt địa chỉ và số phone để liên lạc với nhau khi đặt chân lên đến Mỹ.

Lúc đó với tâm trạng một chàng thanh niên 21 tuổi, tâm trí tôi đầy những câu hỏi về tương lai, tôi thường bâng khuâng suy tư thầm lặng. Thỉnh thoảng Thanh trêu chọc tôi:

"Anh Hoàng à! Bộ anh đang suy nghĩ tìm cách làm quen với các cô bạn gái Mỹ hay sao mà anh luôn luôn đăm chiêu suy nghĩ nhiều thế" Đừng lo! Đã có tụi em ủng hộ cho, yên chí đi!"

Tôi đỏ mặt, ấp úng:

"Thôi mà! Đừng phá anh nữa! Anh chỉ lo sang đó vốn liếng Anh văn quá ít ỏi, không biết có theo kịp chương trình học bên đó không hay là chỉ đi rửa chén suốt đời đó Thanh à!"

"Ồ! Anh đừng có lo, tới đâu hay tới đó! Ai sao mình vậy mà anh. Miễn là tụi mình luôn luôn có ý chí cố gắng không ngừng, tương lai chắc chắn sẽ thuộc về chúng ta." Thanh vừa nói vừa đưa cao tay lên, hùng dũng như một nữ tướng trước khi lâm trận.

Thanh rất hồn nhiên, coi tôi như một người anh. Thanh nói chuyện rất có duyên và thường xuyên "gỡ rối tơ lòng" cho tôi, khi thấy tôi lo lắng những chuyện "con bò trắng răng".

Sau đúng 2 tuần tạm trú trên đất Thái Lan, cả hai gia đình tôi và Thanh được kêu tên để đáp các chuyến bay sang Hoa Kỳ. Gia đình Thanh định cư tại tiểu bang Kansas, còn chúng tôi định cư tại California. Giờ chia tay đã đến. Thanh và em tôi lưu luyến mãi không rời. Trước khi bước chân lên xe bus ra phi trường. Thanh còn nhìn tôi, tôi mắt đỏ hoe: " Thôi! Bye anh Hoàng nhé! Chúc anh và gia đình đi thuận buồm xuôi gió và gặp nhiều may mắn. Thanh sẽ liên lạc với Hồng Hoa ngay khi đến Mỹ anh à!"

Gia đình Thanh khởi hành buổi sáng, buổi chiều đến gia đình tôi giã từ trại tạm trú, nơi đã ghi lại những kỷ niệm êm đềm, để đáp chuyến bay phản lực 707 đến phi trường Los Angeles.

Chỉ một tuần sau, em tôi và Thanh đã liên lạc được với nhau qua điện thoại "long-distance". Hai cô bé tha hồ kể lể cho nhau nghe những điều lạ lùng, mới mẻ, "tai nghe mắt thấy" trong những ngày đầu tiên nơi xứ lạ quê người. Hồng Hoa "báo cáo" cho tôi đầy đủ từng chi tiết qua các cuộc "điện đàm" với Thanh và tủm tỉm cười:

"Nhỏ Thanh nói nhớ gia đình mình ghê lắm và nhất là "Anh Hoàng thi sĩ" đó!"

Tôi bắt đầu cảm thấy một nỗi nhớ nhung, một cái gì trống trải mơ hồ. Đêm hôm đó, tôi nằm mơ thấy mình nắm tay Thanh đi dạo trên bờ biển Cali ngắm hoàng hôn đang dần buông xuống. Tôi mơ thấy lái xe cùng Thanh đi du ngoạn các danh lam thắng cảnh tại miền Nam Cali nắng ấm. Chúng tôi đã trao nhau nụ hôn tình đầu, (nhưng chỉ trong giấc mơ thôi)...

Lá thư đầu tiên của Thanh sang Mỹ gởi cho em tôi, kể lể về cuộc sống thật sự tại tiểu bang Kansas. Gia đình Thanh sang Mỹ với hai bàn tay trắng, mọi nhu cầu cuộc sống trong thời gian đầu tiên đều trông cậy vào tiền trợ cấp tỵ nạn. Thanh tâm sự: "Thanh đi học mà đến cả một chiếc đồng hồ đeo tay rẻ tiền cũng không có tiền mua để biết giờ giấc. May quá, một cô bạn đã sang lâu cho Thanh một chiếc đồng hồ cũ nhưng hãy còn tốt lắm."

Về phần gia đình tôi, dự định trong thời gian đầu tiên sẽ đi "bán chợ trời" tại khu Chợ Golden West. Trước khi sang Mỹ, cô tôi hứa sẽ cho chúng tôi làm "giám đốc" cai quản hai địa điểm "chợ trời" này nếu chúng tôi chịu cực, cố gắng làm hết sức mình. Công việc chính mỗi ngày là phải thức dậy thật sớm từ 4:00 a.m., chạy vô khu chợ trời xí chỗ trước, cắm cọc, giăng lều và bầy hàng cho xong xuôi trước 8:00 a.m.

Nhưng cuộc sống có những điều thật bất ngờ...Với một vốn liếng Anh văn quá kém cỏi. Số mệnh đã thử thách tôi và đưa tôi vào làm tại một văn phòng luật sư Mỹ (thay vì đi bán chợ trời, như dự tính lúc đầu).

Chỉ 2 tuần sau khi đến Mỹ, chưa lãnh một ngày trợ cấp nào, cô tôi đã nhất định đưa tôi làm "mail" tại văn phòng luật sư mà cô tôi là một "partner". Cô tôi đã trấn an tôi: "Hoàng đừng có lo! Trước lạ sau quen mà, "nghề dạy nghề" không sao đâu cháu ạ!".

Nghe lời cô, tôi đành "Cũng liều nhắm mắt đưa chân, mặc xem con Tạo xoay vẫn đến đâu!" ...

Thời gian tại miền đất hứa trôi qua thật nhanh. Mới đó gia đình tôi đã đến Mỹ gần hai năm rồi. Riêng tôi, ban ngày đi làm, buổi tối tôi đi học thêm lớp ESL để luyện thêm Anh văn. Sau đó, tôi thi tên lớp học "paralegal" và mau chóng trở thành một phụ tá đắc lực cho cô tôi.

Một buổi tối, sau khi ở lớp học đêm về, bước vào nhà, tôi cảm thấy có một không khí khác thường. Hồng-Hoa nhìn tôi tủm tỉm cười:

"Anh Hoàng! Đố anh biết hôm nay nhà mình có "khách quý" nào đến thăm đó""

Tôi ngạc nhiên thật sự: "Ai vậy Hoa"" Hoa nhí nhảnh như trêu chọc tôi: "Teng teng teng-teng Tèng téng tèng teng...Hãy xem đây Xin quí vị một tràng pháo tay để "welcome" "Hoa Hậu Texas".

Thanh bỗng hiện ra như một phép lạ nhiệm mầu. Vắng mặt vài năm, Thanh đã thay đổi ngoài sức tưởng tượng của tôi. Trước mặt tôi, không phải là cô bé bình thường nhí nhảnh ở trại tạm trú Thái-Lan năm nào, mà là một thiếu nữ yêu kiều, diễm lệ, quyến rũ không kém gì các "super model" trên các tạp chí Hoa Kỳ.

Tôi khẽ thốt lên:

"Wow! Thanh đấy à! Thật là "very, very beautiful". Nhưng Thanh à! Tại sao Thanh không là "Hoa Hậu Kansas" mà lại là "Hoa Hậu Texas vậy cà""

Hồng-Hoa láu lỉnh:

"Anh Hoàng cứ yên chí đi! Dẫn tụi em đi "Long Phụng Lầu" thưởng thức "tỉm sắm" và "bào ngư vi cá" đủ thứ đi, rồi nàng sẽ kể chuyện đầu đuôi tự sự cho anh nghe, chịu hông""

Sau đó, tôi mới biết, gia đình Thanh đã "move" sang Texas từ hơn một năm nay. Thanh có khiếu về nail đã học xong nghề nail và đi làm hai, ba job. Với sự cần cù, tiết kiệm, gia đình Thanh sang được một tiệm nail để tự mình làm chủ. Thanh lại có khiếu về thẩm mỹ, nên tiệm nail của Thanh còn đảm trách thêm dịch vụ "làm đẹp" cho khách hàng.

Thanh ở chơi tại nhà tôi đã gần một tuần. Thứ hai Thanh sẽ trở về Texas để tiếp tục làm "bà chủ" tiệm nail.

Hồng-Hoa khuyến khích tôi: "Ngày mốt, "Người đẹp Texas" trở về rồi đó! Anh không mời Thanh đi biển là không còn dịp nào nữa đâu!"

Tôi thu hết can đảm, lắp bắp nói không ra hơi: "Thanh à!..."

"Gì đó anh Hoàng""

"Sáng mai, thứ bảy, anh mời Thanh đi dạo biển được không""

Thanh tinh quái:

"Chỉ đi dạo biển thôi à""

Tôi lúng túng:

"Rồi sau đó,...đi coi movies, đi ăn buffet nữa, Thanh chịu không""

Hồng-Hoa vỗ tay:

"Hoan hô anh Hoàng có tiến bộ "nhiều nhiều" lắm đó! Có em "tháp tùng" không""

Tôi còn phân vân chưa biết trả lời sao, Hồng-Hoa đã liền thoắng:

"Giỡn ông anh chút chúct thôi! Đời nào "hiếm muội" này lại làm kỳ đã cản mũi chứ""

Ngày thứ bảy sau đó, là ngày mở đầu trang tình yêu thơ mộng của chúng tôi. Tôi đã đưa Thanh dạo khắp bờ biển Cali dọc theo Pacific Coast Hwy., đã cùng nhau ngồi hàng giờ tại bãi biển Balboa ngắm những cánh buồm trắng toát như những con hải âu tung cánh trên bầu trời lộng gió.

Chúng tôi đã kể lể cho nhau nghe từng chi tiết, cuộc sống của mỗi đứa từ khi chia tay tại Thái-Lan, tôi đã đưa Thanh vào rạp Edwards để thưởng thức những phim tình cảm sâu sắc mà tôi nào biết truyện phim nói gì đâu!

Ngồi bên Thanh, tôi chỉ còn cảm nhận được hương thơm phảng phất, những nụ cười ngọt lịm, giọng nói du dương êm đềm của Thanh...Sau khi ăn buffet, tại TODAI, tôi đưa Thanh ra về. Trên xe, Thanh đăm đăm nhìn tôi. Tôi cảm thấy tâm hồn rạo rực, cũng nhìn sững vào đôi mắt nàng.

Thanh thì thầm:

"Mai mốt, anh có sang Texas thăm em không""

"Có, có chứ! Nhất định anh sẽ sang..."

Tôi chưa kịp nói dứt câu, đã cảm thấy môi Thanh kề sát môi tôi, và "nụ hôn tình đầu" đã hé nở trong đêm thứ bảy thần tiên này. Nụ hôn này tôi cảm thấy say đắm và kỳ diệu gấp ngàn lần nụ hôn trong giấc mơ năm đó, vì nụ hôn đêm nay là "nụ hôn thật sự" của một tình yêu vừa chớm nở nơi miền đất hứa...

LÊ HOÀNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,683,754
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến