Hôm nay,  

Thị Trấn Ven Trời (tiếp Theo)

26/11/200200:00:00(Xem: 269657)
Người viết: Minh Tường

Bài tham dự số 88\VBST

Người viết là một y sĩ Việt hành nghề tại một thị trấn nằm cạnh xa lộ I-40, nối 2 miền Đông-Tây Hoa Kỳ. Cộng đồng Việt trong vùng chỉ có 4 gia đình, thân ái, tử tế, nhưng cũng nhiều đổi thay.


Sau Tết, Hồng hay chạy sang nhà chàng để trò truyện với Lan. Hồng chỉ ở nhà lo cơm nước và săn sóc hai con còn bé, chưa đến tuổi đi học. Lan cũng không làm gì cả, vì có đi làm lương cũngkhông thêm được bao nhiêu, thuế má nhà nước ăn hết. Vì lương của chàng tương đối lớn. Thế là Lan và Hồng trở thành đôi bạn tương đắc. Hồng nói nàng đã học hết trung học, đang học năm thứ hai khoa Psychiatry thì đi lấy chồng. Bây giờ nàng cứ tiếc mãi, sao lại bỏ học dở dang. Nàng dự tính sẽ học lại khi hoàn cảnh cho phép. Ngoạn hỏi lại vợ:
"Hồng nói với em như thế à" Cô ta học hết y khoa rồi""
"Em cũng không hỏi."
"Em hỏi lại cô ấy xem. Muốn học Psychiatry, phải là bác sĩ tốt nghiệp M.D. Chắc cô ấy nói Psychology, em nghe nhầm."
Hôm sau, Ngoạn đi làm về, Lan tiếp tục câu chuyện:
"Hồng nói cô ấy học xong M.D. rồi!"
"Cô ấy bao nhiêu tuổi""
"27 tuổi."
Ngoạn tỏ vẻ nghi ngờ:
"Giỏi nhỉ! Thế mà cô ấy chịu lấy Tâm ở nhà nuôi con. Thiên hạ hiếm người được như vậy!
Lan trêu chàng:
"Thế mới là tình yêu chứ anh! Tình yêu không phân biệt địa vị, giai cấp."
Ngoạn gật gật cái đầu, tỏ vẻ chịu thua:
"Em có lý! Cô Hồng tuyệt thật!"
Tính Ngoạn vốn xuề xòa, thấy câu chuyện có phần vô lý, nhưng chàng cũng không muốn tìm hiểu thêm làm gì. Mỗi người một cuộc sống riêng tư, ai làm gì thì làm, nói thánh nói tướng gì cũng được. Nhưng giúp đỡ nhau thì giúp, chứ đừng hiềm khích, bôi bác nhau. Nếu mình để ý, chỉ trích, đồng hương sẽ xa lánh mình hết.
Lễ Valentine, vợ chồng Tâm-Hồng mời gia đìng Ngoạn sang ăn phở. Hồng nói: "Để kỷ niệm ba năm ngày cưới của vợ chồng em".
Lan tặng Hồng ổ bánh thật to. Hồng tỏ ra là người vợ đảm đang. Nhà cửa thật vén khéo, trang trí thanh nhã. Đồ đạc trong nhà không đắt tiền, nhưng gọn gàng, màu sắc hòa hợp, mỹ thuật. Ngoài sân, hai đứa con, một trai nhỏ và một gái lớn, đang đùa giỡn trong cái hồ bơi nhỏ bằng nhựa. Hồng đang cặm cụi sửa soạn thức ăn trong bếp để đãi khách. Lan xông xáo chạy vào bếp phụ giúp chủ nhà. Tâm mời Ngoạn ra phòng khách xem video. Các con chàng ra sân, đùa với Cathy và John.
Mấy băng video ca nhạc do Cali sản xuất, về phẩm cũng như về lượng trội hơn băng của trong nước nhiều. Nhất là những băng gần đây, kỹ thuật cũng như nghệ thuật vượt hẳn.
"Băng nhạc này anh thấy được không""
Tâm bất chợt hỏi làm chàng giật mình. Chàng trả lời như người đang cơn mộng du:
"Còn phải hỏi! Nhạc vừa có hồn, kỹ thuật lại cao, đó là kết quả của văn học nghệ thuật tự do. Ở xứ độc tài làm gì có được. Nghệ thuật mà chỉ huy, chỉ có thể gọi là luận văn, là bài làm, chứ không thể gọi là văn học, nghệ thuật được."
Tâm gục gặc đầu, tỏ vẻ hiểu biết:
"Em không rành về âm nhạc, nhưng xem những băng nhạc Việt Cộng, thấy sao kệch cỡm, bắt chước đua đòi kiểu rẻ tiền. Thế mà cũng đòi làm "đỉnh cao trí tuệ của nhân loại", thật là điếc không sợ súng!"
Hai người đang bàn luận sôi nổi, thì nhà bếp gọi vào. Tiệc đã soạn xong.
Những tô phở nóng bốc khói nghi ngút, hương phở thơm ngào ngạt. Vắt một tí chanh, thêm tương đen tương đỏ. Vài cọng rau quế, ngò gai. Lại hành tây ngâm giấm. Thế là thành tô phở ngon.
Từ ngày qua Mỹ đến nay, kể ra Ngoạn đi cũng đã nhiều. Từ Cali đến Florida, Texas đến Washington D.C.. Qua cả Montréal, Toronto ở Canada nữa. Nơi đâu, chàng cũng cố ghé qua hàng phở ăn thử, để tìm lại hương vị phở chính tông của quê hương. Thứ phở Tàu Bay, phở 79, phở Công Lý, phở Pasteur. Nhưng phở ở ngoài quê hương, chưa đâu có thể đáng gọi là phở!
Vợ chồng Ngoạn ở chơi tới chiều mới về.
Về tới nhà, tắm rửa nghỉ ngơi chưa được bao lâu, chợt ông Xuân hớt hơ hớt hải chạy qua:
"Anh Ngoạn qua can vợ chồng thằng Tâm đi, chúng đánh nhau to!"
Ngoạn giật mình:
"Chúng tôi mới ở nhà chúng nó về mà, hạnh phúc lắm! Sao lại có chuyện như thế được""
"Tôi cũng chẳng hiểu tại sao" Hàng xóm hắn, nghe có tiếng cãi nhau om sòm, lại còn có tiệng đập phá loảng xoảng, nên gọi tôi. Tôi ghé rủ ông. Chúng ta cùng đi luôn thể, xem chuyện gì""
Lúc chàng và ông Xuân đến, Tâm phân trần:
"Hai anh thử nghĩ xem, có tức lộn ruột không""
Ngoạn trầm tĩnh:
"Có chuyện gì, cứ từ nói, đầu đuôi ra sao""
Mặt Tâm vẫn còn đỏ gay:
"Nhân kỷ niệm ngày cưới, em tặng cô ả cái áo. Cô ta chê là áo không đẹp, đòi đổi cái khác. Chuyện đó thường tình thôi, em đưa cô ta receipt ngay. Không thắc mắc gì cả. Sau khi anh chị ra về, Hồng đi ngay ra tiệm để đổi. Không hiểu cô ta để quên cái receipt ở đâu, lồng lộn trở về nhà bảo là em chưa đưa, lại còn ăn nói hỗn hào, mắng em là đồ tai ngược chưa đưa mà bảo là đã đưa. Em phân trần nhắc nhở, để may ra cô ta nhớ lại xem đã để quên ở đâu. Nhưng cô ta vô lối quá, cứ mắng em ào ào, mà không chịu nhận lỗi của mình. Hai anh nghĩ thế có tức không""
Hồng ở nhà trong chạy ra, mặt mũi còn đỏ gay, trên mắt còn ngấn lệ. Nàng bù lu bù loa:
"Không phải như anh ấy nói đâu, hai anh đừng tin. Anh ấy dở thói bắt nạt vợ quen rồi. Rõ ràng là chưa đưa receipt cho em mà cứ bảo là đưa rồi. Thật là điêu ngoa quá quắt, không còn biết đâu mà nói nữa!"
Tâm vội vã đứng dậy, mắt long lên, tay chỉ thẳng vào mặt Hồng:
"Cô dám nói với tôi như thế hả" Thật không có thứ đàn bà nào hỗn hào như cô. Tôi không hiểu đầu óc cô lú lẫn làm sao mà tôi đưa rồi lại bảo là chưa đưa. Tấm giấy màu vàng, giá một trăm rưởi rành rành tôi để trước mặt cô, mà cô lại bảo chưa đưa. Thật hết thuốc chữa!"
Hồng cũng không kém:
"Có anh lú lẫn thì có. Chắc đầu óc anh mát nặng rồi, thế mà cũng làm technician, tôi không hiểu sao Mỹ nó lại chịu mướn anh""
Tâm không bình tĩnh được nữa:
"Đồ con quỉ cái, mày dám hạ nhục tao hả" Đồ lăng loàn, mất dậy!"
Ngoạn thấy tình hình đã căng thẳng qua mức, vội đỡ lời:
"Đừng, hai em! Vợ chồng ăn ở với nhau dù có bất hòa, cũng đừng lăng mạ nhau quá đáng như thế, kẻo hối cũng không kịp. Cho anh xin can, hai vợ chồng bớt nóng đi. Thủng thẳng rồi ta tìm. Đừng giận quá mất khôn. Hai vợ chồng bình tĩnh ngồi xuống đã. Từ từ ta giải quyết. Nào! Nói cho anh nghe thử, Tâm đưa cho Hồng tấm receiptr ở đâu, lúc nào""
Tâm thong thả nhớ lại:
"Anh chị vừa về chừng năm phút, Hồng chạy vào phòng khách, lúc đó em đang ngồi xem ti vi, hỏi: "Anh đưa em tấm receipt để em đổi chiếc áo". Em nhìn Hồng, thấy cô ta mặc cái áo hớ hênh và quần ngắn quá, nên còn bảo: "Được! Anh lấy ngay! Nhưng em thay lại quần áo khác rồi hãy đi. Bộ này mặc ở nhà thì được, chứ ra đường trông khó coi lắm!" Cô ả đáp: "Đưa em rồi em đi thay, bộ ghen hả"". Em cười không đáp, đi lấy receipt cho cô ta ngay.
Ngoạn chen vào:
"Hồng để nguyên quần áo như vậy, rồi ra đi""
Tâm mỉm cười:
"Đâu có! Cô ta thay quần áo khác chứ anh!
"Và đi ngay""
"Không! Cô ta còn con cà con kê cũng phải mất cỡ mươi phút nữa với hai đứa nhỏ, rồi mới đi!"
Ngoạn nhìn Hồng tủm tỉm cười:
"Cô Hồng đáng tội đánh đòn! Tâm kể chuyện có đầu có đuôi như vậy, không thể bịa ra mà nói được, trừ khi là thiên tài!"
Hồng vẫn chưa chịu thua:
"Anh ấy mồm miệng xoen xoét đó hai anh! Rõ ràng là đâu có đưa cho em!"
Ngoạn chẫm rãi:
"Khoan! Chuyện đâu còn có đó! Bây giờ cô Hồng thử lục túi bộ quần áo "hớ hênh", mà cô mặc trước khi thay bộ khác, xem có tấm receipt trong đó không""
Hồng không nói không rằng, lẳng lặng đi vào nhà trong. Một lát sau, nàng trở ra, khuôn mặt bẽn lẽn, đỏ rần, thật đáng yêu:
"Em xin lỗi, đã làm phiền hai anh vì chuyện không đâu! Em đã tìm thấy tấm receipt rồi! Em để trong túi cái quần soọc ngắn, mà quên khuấy đi mất!"
Tâm nhìn vợ, háy một cái thật nên thân:
"Xí! Bây giờ mới biết nhận lỗi! Đàn bà gì mà đảm đang dữ!"
Ông Xuân, nhìn hai vợ chồng Tâm-Hồng, cười hăng hắc:
"Thôi! Chuyện đã qua rồi, cho nó qua luôn đi hai em! Từ đây vợ chồng ăn ở cho phải đạo, chúng tôi xin kiếu nghe!"

Ở thủ đô có tổ chức một buổi dạ vũ gây quỹ giúp các đồng bào tị nạn còn kẹt lại trên đảo. Buổi văn nghệ có Jeannie Mai, Elvis Phương, Lệ Thu. Hấp dẫn quá! Chàng thích Lệ Thu, giọng ca tình cảm, có hồn, biết chọn lựa những bài hát có giá trị nghệ thuật.
Ở thành phố nhỏ này chỉ có vợ chồng chàng và cặp Tâm-Hồng là thích đi dạ vũ. Còn ông bà Xuân thì không thích nơi ồn ào. Đám con ông bà rất thích đi với vợ chồng Ngoạn, nhưng còn đang mắc học thi. Thôi để dịp khác vậy. Anh Lộc muốn đi theo cho vui. Lâu lâu gặp mọi người một lần cho đỡ nhớ. Tâm rủ Kim. Chồng nàng vừa đi "out of town", đang buồn, nên nàng nhận lời ngay.
Sáu người lên hai chiếc xe về thủ đô, trước mua vui, sau làm nghĩa. Đêm dạ vũ được tổ chức ở basement của một đại khách sạn, ngay trung tâm thành phố. Khách đông nghẹt. Ngoạn gặp lại vài đồng nghiệp. Đủ mọi chuyện được mang ra nói. Chuyện xưa, chuyện nay, nói hoài không dứt. Thôi, mình gặp lai sau nhé, nhạc hay quá, thưởng thức đi đã, kẻo hoài.
Cặp Tâm Hồng nhảy rất khỏe, bản nào cũng ra, từ Valse, Bebop tới Disco, Tango... Họ nhảy rất nhuyễn, bay bướm, tỏ ra là tay chơi hảo hạng. Thỉnh thoảng, Kim ra nhảy với Tâm. Tuy ít nhảy với nhau, nhưng họ có vẻ rất tương đắc. Dưới cặp mắt chủ quan của Ngoạn, chàng thấy trong ánh mắt của đôi bạn trẻ này lúc nhìn nhau, có một cái gì thật đằm thắm khác thường. Phải tinh mắt lắm mới nhận ra.
Trong đám đông, tình cờ Hồng gặp lại được một người quen. Một người anh họ, như lời Hồng giới thiệu. Anh Sáu, người trắng trẻo, tóc chải tém, ôm sát da đầu, kem bôi bóng loáng. Trông anh hao hao giống kép cải lương Thành Được, hồi mới đóng tuồng"khi hoa anh đào nở" lần đầu với đào Út Bạch Lan. Sáu làm nghề thợ bạc, đang ở Cali, qua đây nghỉ "vacation".
Hồng khẩn khoản mời Sáu lên Cảnh Tân ở chơi với vợ chồng nàng đôi ba ngày. Ngồi một hồi lâu, Ngoạn mới có thì giờ quan sát khung cảnh sàn nhảy. Basement của khách sạn được trang hoàng như một hầm rượu. Kèo cột để trần màu gỗ nguyên thủy, không sơn phết. Mấy thùng phuy rượu rỗng ruột cố tình để ngổn ngang, bừa bãi, rải rác đó đây, một cách rất mỹ thuật! Những chiếc đèn lồng thắp mờ mờ tạo thành một thứ ánh sáng lung linh, nửa hư, nửa thực. Tâm ngồi cạnh Kim. Tóc nàng đã dài hơn trước, buông xõa hai bên, ôm lấy khuôn mặt thanh tú, đôi mắt xa vắng, rất liêu trai, thu hút lạ lùng!


Hồng và Sáu ngồi ở một góc bàn khác, đang thì thầm nhỏ to. Thỉnh thoảng Sáu ghé sát tai Hồng nói câu gì đó, khiến Hồng chợt phá ra cười như nắc nẻ:
"Thiệt vậy hả anh" Thiệt vậy hả" Vui quá há! Em ít khi nghe được câu chuyện vui như vậy!"
Mặt Sáu tươi như hoa:
"Anh Sáu còn nhiều chuyện vui hơn nữa kìa, để thủng thỉnh rồi anh Sáu kể chuyện cho "cưng" nghe!"
"Hứa thiệt đó nghe anh Sáu! Thiệt nghe!"
"Trời! Còn phải hứa! Một lời như đinh đóng cột mà!"
Lộc ngồi hút thuốc lá hết điếu này sang điếu khác, môi đã khô, húng hắng ho. Anh quay lại Ngoạn, nói khẽ:
"Anh ngồi đây đừng đi đâu nghe, tôi chạy kiếm mấy lon bia nhậu chơi, khát quá."
Ngoạn gật đầu:
"Ừ! Đi nhanh lên!"
Trên bục sân khấu, Jeannie Mai bắt đầu màn trình diễn của nàng bằng một điệu disco. Hồng kéo Sáu ra sàn nhảy. Nàng uốn lượn rất gợi cảm, hơi xuồng xã một chút. Sáu rất thoải mái, đôi lúc cũng ra vẻ "điệu nghệ" như một dân chơi thứ thiệt! Chợt có người nắm lấy vai Ngoạn:
"Mạnh giỏi hả Ngoạn""
Chàng giật mình quay lại:
"A! Anh Ngọc! Lâu quá không gặp đàn anh! Gia đình ta vẫn đều hòa cả chứ anh""
"Nhà tôi đang ngồi đàng kia kìa, ra đó nói chuyện đi! Lâu quá mình không gặp nhau!"
Ngoạn đứng dậy, theo Ngọc đi ra phía bàn gần sân khấu. Ngọc là bạn vong niên của chàng. Mới quen nhau từ ngày qua Mỹ. Ngọc trước kia là bác sĩ quân y, trấn đóng vùng cao nguyên, vang bóng một thời, vì quyền lực và tiền tài anh đều có đủ!
Sau năm 75, anh mua tàu ra đi, mang theo toàn bộ tài sản và đầy đủ thân bằng quyến thuộc, lại còn bán thêm vé cho hành khách nhà giàu nữa. Đến Mỹ với số vốn kếch sù đó, anh mua một trang trại lớn nuôi bò sữa, lại mở clinic trị bệnh toàn khoa. Tiền bạc như nước chảy vào chỗ trũng, đã giàu anh lại giàu thêm, tiếng tăm đồn khắp năm châu, nơi nào có người Việt ở! Nhưng anh được cái tính khiêm nhường, giàu nhưng không phách lối, nên bạn bè ai cũng mến mộ.
Vửa trông thấy Ngoạn, vợ Ngọc đã ồn ào:
"A! Anh chàng đây rồi! Lâu quá không gặp, người đẹp đâu""
Thủy, vợ Ngọc, vẫn vậy. Con nhà giàu, học trường đầm, tốt nghiệp dược sĩ, nhưng chị không hành nghề. Ở Việt Nam, theo chồng lên Cao Nguyên, sẵn sàng từ bỏ chốn phồn hoa đô hội, không mảy may thương tiếc. Qua Mỹ, về nơi nhà quê, trông nom trang trại, đàn bò và phụ giúp chồng quản lý clinic. Chị có tài tổ chức, vén khéo, nên tài sản càng ngày càng phong phú. Nhưng tính tình chị lại đôn hậu, ít khi làm mất lòng ai. Thật được cả chồng lẫn vợ!
Ngoạn vui vẻ đáp:
"Nhà tôi đang ngồi đằng kia, cũng sắp lại chào chị bây giờ. Ông bà lo làm ăn quá xá, ít đi đâu hả" Lúc nào rảnh, kính mời anh chị ghé thăm làng "Cổ Cò" của tụi tôi."
Ngọc đáp lễ:
"Làng của anh còn gần "Thầy Gòn", chứ làng tụi tôi xa quá là xa! Lâu lắm mới về thủ đô một lần. Lâu ngày chắc thành nhà quê luôn quá! Nhưng yên chí đi, thế nào cũng ghé thăm dân cho biết sự tình mà!"
Nói rồi, Ngọc cười hềnh hệch khoái trá.
Vừa khi Ngoạn và Ngọc ngồi xuống, Lan cũng qua đến nơi. Thủy và Lan gặp nhau, ngồi chưa kịp nóng chỗ, bao nhiêu chuyện đã tuôn ra ào ào! Không biết chuyện đâu mà nhiều thế, có lẽ tích lũy bằng cả thời gian mất nước! Hai bà không cần ngó ngàng đến ai nữa. Ca sĩ cứ tiếp tục hát. Thiên hạ cứ nhảy, và hai bà cứ tiếp tục nói!
Ngoạn và Ngọc đang bàn về cái thế yếu kém của Việt Cộng sau khi thôn tính được Miền Nam. Chiến tranh trường kỳ, họ giỏi. Nhưng đến giai đoạn xây dựng, họ tồi quá. Không phải chỉ riêng Việt Cộng, mà toàn thể thế giới Cộng Sản đều như vậy. Lý thuyết Cộng Sản không ổn rồi! Người thực hiện một lý thuyết không tưởng, sẽ đi đến chỗ phá sản. Hai người bạn vong niên đang hăng say thảo luận, chợt cặp Tâm-Hồng đi đến. Hai người cung kính cúi gập người chào Ngọc và Thủy:
"Chúng cháu kính chào ông bà bác sĩ. Ông bà vẫn mạnh giỏi" Lâu quá chúng cháu không có dịp kính viếng ông bà vì bận công việc quá, xin ông bà thứ lỗi!"
Ngọc xuề xòa:
"Thôi! Thôi! Ngồi xuống chơi đi! Tụi bây khách sáo quá, làm tụi tao phát ngượng với anh chị Ngoạn đây này! Tụi bây vẫn mạnh giỏi hả" Làm ăn độ này ra sao" Có cần gì tụi tao giúp đỡ, cứ nói nghe!"
Tâm nói thêm vài câu thăm hỏi xã giao nữa, đoạn xin phép mọi người, dìu nhau ra sàn nhảy, và biến mất trong vũ điệu bóng mờ.
Ngoạn nhìn Ngọc, tỏ vẻ thắc mắc:
"Anh chị và Tâm, Hồng có liên hệ ra sao""
Ngọc đang vui, khuôn mặt chợt ủ dột, giọng anh trầm trầm, bắt đầu kể:
"Thằng Tâm là con người đệ tử ruột của tôi hồi ở Cao Nguyên. Vào những ngày chót, trước khi mất Cao Nguyên, Sanh, người đệ tử của tôi, bị thương nặng vì miểng pháo. Lúc sắp lìa đời, Sanh trăn trối nhờ tôi giúp đỡ thằng con trai của anh, là thằng Tâm này đây! Lúc tôi mua tàu, di tản qua Mỹ, tôi cho nó đi theo.
Ngoạn chen vào:
"Vậy ông là bố nuôi""
Ngọc cười lạt:
"Nói thế cũng được! Nhưng từ ngày đưa nó qua đây, nó đi qua nơi khác tự lập, và tránh mặt tôi, nên cũng ít gặp! Nó chỉ chịu gặp, khi cần giúp đỡ thôi!"
Ngoạn chợt nhớ lại lúc mới quen Tâm, Tâm có lần hỏi chàng:
"Anh Ngoạn có biết bác sĩ Ngọc không""
"Có chớ! Ông Bà là bạn vong niên, Tâm quen ông bà ấy hả""
"Ông ấy cũng là bạn vong niên của em! Hồi ở Cao Nguyên, em nhậu với ổng hoài, ổng là anh nuôi của em."
Bây giờ nhớ lại câu chuyện với Tâm, Ngoạn cười thầm một mình!
Ngọc hỏi:
"Có chuyện gì thú vị mà cậu cười một mình vậy, kể cho tớ nghe coi""
Ngoạn nói trớ:
"Hay! Anh có được thằng con nuôi khôn lanh lắm!"
Ngọc chua chát:
"Khôn lanh quá mức nữa là khác!"

Cuộc sống tỉnh nhỏ vẫn êm đềm trôi, nhịp nhàng, buồn tẻ trong cái không khí oi nồng của mùa hạ.
Cuối tuần, Ngoạn và ông Xuân rủ nhau đi câu cá ở mấy cái hồ nhân tạo, cho qua thời giờ. Những lúc khác, chàng lo chăm bón khu vườn rau của chàng. Vườn chàng đã xanh um. Vài cây ớt, vài cây chanh, cây quất, cây cam. Dăm bụi húng quế, húng nhủi, rau răm, dấp cá, tía tô. Chàng vui với cây cỏ. Thú đồng nội! Cái thú chàng không có khi còn ở quê nhà, nhưng lại bất chợt tìm thấy trên quê người!
Trong một buổi câu cá, ông Xuân cho chàng hay:
"Anh Ngoạn có biết chuyện gì đang xảy ra ở nhà thằng Tâm không""
Chàng cười, châm biếm:
"Chuyện ông Lê văn Tâm trở thành Tommy Lee, có cha là một ông tướng Việt Nam Cộng Hòa chứ gì" Tôi có đọc báo!"
Ngày hôm qua, trong một số báo đặc biệt kỷ niệm mười lăm năm mất Việt Nam, tờ báo địa phương làm một cuộc phỏng vấn vài người Việt, quốc tịch Mỹ, ở thành phố này.
Trong một bài phỏng vấn, Tâm, tên Mỹ là Tommy Lee, tự xưng là con một vị tướng Việt Nam, bị tử trận tại Cao Nguyên. Tommy thoát được qua Mỹ, nhờ một vị tướng Mỹ giúp đỡ.
Từ tay trắng, tứ cố vô thân, Tommy học hành đỗ đạt, nay là một chuyên viên điện tử thành công trong xã hội Mỹ. Vợ là một psychologist, nhưng không hành nghề, hy sinh sự nghiệp, ở nhà săn sóc, dạy dỗ con cái.
Bài báo viết khéo quá. Thật là lý tưởng! Đất Mỹ là đất của cơ may, chủng tộc hòa đồng. Đúng như ý đồ người viết! Nhưng Ngoạn thấy người được phỏng vấn, cũng như anh nhà báo, xạo quá! Nếu không biết trước câu chuyện, chàng cũng như các độc giả khác, sẽ tin ngay!
Ông Xuân, không cười, chậm rãi nói:
"Không phải chuyện đó! Chuyện chưa hề đăng báo kia!"
Bây giờ đến phiên Ngoạn kinh ngạc, không cười nữa. Ông Xuân tiếp:
"Anh còn nhớ Sáu, "anh bà con" con Hồng không""
"Nhớ chứ! Họ nhận nhau họ hàng trong "đêm dạ vũ cứu trợ", tôi nhớ rõ lắm chứ!"
"Họ hàng gì! Chúng nó rủ nhau trốn đi Cali rồi! Anh chàng Tâm đang ngồi ôm con khóc ròng! Hắn điện thoại than thở với tôi tối qua!"
Ngoạn kinh ngạc:
"Thật sao! Vợ chồng đang hạnh phúc, với bầy con xinh xắn, lại bỏ theo trai" Chuyện khó tin quá! Cứ như xi-nê!"
"Thì trò đời là như thế đó! Một khi tình yêu đã lên ngôi, mắt mờ rồi đâu còn trông thấy cái gì khác""
Ngoạn sốt sắng:
"Thôi mình bỏ buổi câu cá hôm nay đi! Đi thăm anh chàng Tâm, xem có giúp đỡ hắn được gì không""
Ông Xuân hưởng hứng ngay.
Lúc Ngoạn và ông Xuân đến nhà Tâm, vừa định bấm chuông, đã thấy Kim đon đả ra mở cửa, tay dắt hai đứa con Tâm. Cử chỉ săn sóc con nít của nàng rất thành thạo và dịu dàng. Thấy khách, nàng cúi gập người chào rất cung kính:
"Hi! Mời hai bác vào. Thấy hoàn cảnh anh Tâm tội nghiệp quá, đứng nhìn không đành, nên cháu qua đây giúp đỡ!"
Ngoạn và ông Xuân cùng há hốc mồm kinh ngạc. Nàng nói tiếng Việt gẫy gọn và văn hoa nữa, khác hẳn lúc gặp lần đầu! Vừa khi đó, Tâm từ nhà trong chạy ra. Dù đang trong hoàn cảnh "tang gia bối rối", nhưng trông Tâm không có vẻ gì là đau thương cả, mà trái lại, đang hí hửng:
"Anh Xuân và anh Ngoạn đến chơi! Em đang bối rối với hai cháu nhỏ, thì có Kim đến giúp, thật may mắn quá!"
Ông Xuân buột miệng:
"Tôi nhớ, hồi mới gặp cô Kim lần đầu hôm Tết, cô đâu có nói tiếng Việt thông thạo như vậy" Ai dậy cô, mà biết nhanh thế""
Kim cười tủm tỉm, e thẹn:
"Nhờ anh Tâm đấy! Anh ấy tập cho cháu mỗi ngày, nhờ vậy, mà bây giờ cháu có thể nói và viết tiếng Việt tương đối gẫy gọn!"
Ngoạn chen vào:
"Tâm có khiếu dạy học đó! Biết nói và viết tiếng Việt trong một thời gian ngắn kỷ lục, như vậy là nhất cậu! Cô Kim giúp đỡ lại cậu như vậy cũng là đúng nghĩa thầy trò thôi. Hoan nghênh!"
Nói đi nói lại, nói ra nói vô. Mỗi người một câu. Câu chuyện trở thành vui như pháo Tết. Ngoạn và ông Xuân quên mất mục đích chính của mình khi đến đây là để an ủi giúp đỡ Tâm!
Trong câu chuyện qua lại, Ngoạn đánh hơi thấy giữa Tâm và Kim có một thứ tình cảm thắm thiết đặc biệt khác thường, hơn hẳn tình đồng hương và tình bạn! Hình như việc Hồng bỏ nhà theo Sáu, cũng có phần nào liên quan đến Kim.
Một tháng sau đó, Kim dọn sang ở hẳn với cha con Tâm! Nàng chăm lo, săn sóc hai con nhỏ của Tâm thật tận tình, như con ruột mình. Tính tình, nhan sắc của Kim hơn hẳn Hồng về mọi mặt.
Trong lúc đó, Lộc cũng nhận được điện tín của vợ từ Việt Nam đánh qua, cho hay sẽ sang Mỹ trong tháng tới.
Thế là thị trấn Cảnh Tân, tuy vẫn có bốn gia đình Việt Nam, nhưng có sự thay đổi lớn. Một sự thay đổi tốt đẹp, đông hơn, và vui hơn.
Những cơn gió nóng của mùa hạ lại bắt đầu thổi về, đẩy đi cái mát mẻ của mùa xuân. Ngoạn về thị trấn này, thế mà thấm thoát đã ba mùa hạ. Ba mùa hạ với nhiều cảm nghĩ buồn vui lẫn lộn về một cộng đồng Việt trên quê người.

Tháng Sáu, 1991
MINH TƯỜNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,205,136
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến