Hôm nay,  

Xứ Sở Của Tự-do Và Cơ-hội

26/11/200200:00:00(Xem: 217955)
Người viết: Nguyễn Văn Thái

Bài tham dự số 79\VBST

Sinh năm 1938, định cư tại Carrolton, Texas. Việc làm: Bán bảo hiểm, Farmers Insurance Group.


Gia đình tôi tới Mỹ ngày 25 tháng 6 năm 1991 theo chương trình HO-7. Chúng tôi được đưa tới phi trường Đông-Kinh để chờ chuyến bay sang Mỹ.

Khi vừa ra khỏi phi cơ tại Đông-Kinh, con gái út của tôi, lúc đó mới 5 tuổi, đã hớn hở nói một câu mà tôi không ngờ như sau: "Tạ ơn Chúa, nhà mình thoát rồi".

Vợ chồng tôi chưa bao giờ có ý định dạy cho nó biết thế nào là Cộng Sản và thế nào là Tự-do, vì nó còn quá nhỏ để tiếp thu những điều đó. Có lẽ qua các câu chuyện hàng ngày trong nhà mà tự nó đã mường tượng nhận ra hai thế giới khác biệt. Khi người ta nói "thoát được" một cái gì thì cái đó chắc phải đáng sợ lắm.

Bài viết này nhằm nói lên một vài nhận định của cá nhân tôi về một nước Mỹ với đầy đủ quyền tự do và đầy rẫy cơ hội, tuy nhiên chắc nó sẽ khác với ý kiến của một số người, "chín người, mười ý" mà.

Ý nghĩ đầu tiên đến với tôi khi máy bay đáp xuống phi trường Seattle là kể từ nay gia đình tôi bắt đầu được hít thở một bầu không khí tự do hoàn toàn. Tôi không còn phải ăn cái bánh vẽ "Độc lập- Tự do- Hạnh phúc" của ông Hồ Chí Minh tạo ra nữa. Ý nghĩ này làm tôi quên hết mọi mệt nhọc gây nên bởi chuyến bay hơn hai mươi giờ đồng hồ.

Trước hết tôi muốn nói đến sự tự do cư trú trên đất Mỹ. Người dân ở đây muốn đi đâu, ở đâu, và ở bao lâu là tự ý quyết định. Không có cái nạn phải xin giấy phép di chuyển, giấy phép tạm vắng, và giấy phép tạm trú. Nếu có ai đến thăm mình và ở lại một vài đêm, chẳng cần phải tới nhà ông tổ trưởng dân phố để trình báo như đã từng diễn ra ở nước Việt Nam Cộng Sản.

Tôi ở Mỹ đã chín năm, chưa một lần cảnh sát tới nhà để hỏi han này nọ. Trái lại tại Việt Nam ngày tôi mới được tha ra khỏi trại cải tạo (đầu năm 1985), mặc dù về ở tại nhà riêng của mình, vẫn phải nạp đơn xin nhập hộ khẩu để được ở với vợ con. Chưa xong đâu, mỗi tháng vài ba lần, công an khu vực tới nhà hỏi thăm này nọ để kiểm soát xem tôi có mặt ở nhà hay không. Cũng may tại địa phương tôi lúc đó không còn phải cái nạn làm kiểm thảo hàng tuần hàng tháng như nhiều nơi khác.

Tại Mỹ, quyền tự do bảy tỏ ý kiến được tôn trọng tối đa. Tôi còn nhớ trong thời gian tổng thống Clinton đang bị đàn hạch, có tờ báo Mỹ in hình một cái xe vận tải 18 bánh, bên hông có ghi một câu (tôi không nhớ rõ nguyên văn) đại ý: "Clinton là tên nói láo". Thử hỏi ở Việt Nam hiện nay, đươc coi là cởi mở hơn hồi tôi ra đi, có người tài xế nào lớn mật, dám viết bên hông xe của ông ta một câu đại loại như "Đỗ Mười là tên thiến heo". Chắc chắn bác tài đó sẽ bị công an hỏi thăm sức khỏe ngay.

Về mặt tôn giáo, ở Việt Nam hiện nay các tôn giáo chỉ được phép hoạt động trong giới hạn, luôn bị ngờ vực và theo dõi. Trái lại, ở Mỹ mọi tôn giáo được hoạt động tự do. Thậm chí nếu ai có khả năng thuyết phục và đầy đủ tài chánh, họ có thể lập một đạo riêng cho họ và tự phong cho mình làm giáo chủ, miễn là đừng có tàng trữ vũ khí trái phép như ông đạo David ở Waco.

Không những quyền sống của con người được tôn trọng mà sự sống của súc vật cũng được bảo vệ, nhất là chó và mèo. Nếu bạn nổi cơn ghiền thịt chó và bạn lén lút giết chó tại nhà, không may bị phát giác, thì chắc chắn là bạn sẽ bị phạt nặng. Thành phố nào ở Mỹ cũng có nhiều bệnh viện dành riêng để chăm sóc sức khỏe cho súc vật. Mạng con vật ở đây còn quý hơn sinh mạng của những tù nhân trong trại cải tạo Việt Nam. Biết bao tù nhân cải tạo đã chết vì thiếu thốn thuốc men, nhất là thuốc trụ sinh.

Quyền tự do tại Mỹ được bảo đảm bởi một nền dân chủ pháp trị, luật pháp áp dụng một cách công bình. Không có luật trừ cho bất cứ ai, dù là tổng thống. Một tổng thống Nixon đã thân bại danh liệt chỉ vì cho thuộc cấp đặt máy móc nghe lén đối phương. Một tổng thống Clinton đã bị "quay như dế" chỉ vì tội léng phéng với cô thực tập sinh Monica. Mới đây có một Thiếu tướng đã bị giáng cấp và về hưu non vì bị một nữ Trung tướng tố cáo là xách nhiễu tình dục.

Có người cho rằng luật pháp ở đây chỉ bênh những người giàu. Tôi lại nhìn vấn đề một cách khác. Luật pháp nước nào dù soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu vẫn có những kẽ hở. Người luật sư giỏi là người biết khai thác những kẽ hở đó đễ bào chữa cho thân chủ của mình. Trong một cuộc đấu lý, người nào vững lý thì người đó thắng. Ông Simpson nhờ có nhóm luật sư bào chữa giỏi, họ biết lợi dụng những kẽ hở của luật pháp và biết đánh trúng tâm lý quần chúng, đặc biệt là bồi thẩm đoàn, nên đã cứu được Simpson tai qua nạn khỏi mặc dầu có nhiều người vẫn nghĩ rằng Simpson đã giết vợ. Vấn đề ở đây không phải là luật pháp bênh ông nhà giàu Simpson mà là phía công tố đã bị đuối lý trước nhóm luật sư bào chữa của Simpson. Dĩ nhiên nếu không có tiền thì ông Simpson khó có thể mướn được những luật sư giỏi để cứu ông ta thoát nạn. Vậy thì người có tiền có nhiều cơ hội để thoát tội chứ không phải là luật pháp bênh họ.

Nước Mỹ chính là xứ xở của cơ hội. Đã có rất nhiều người trong cộng đồng tị nạn Việt Nam thành công trong kinh doanh và con em của họ đạt được kết quả tốt trong việc học hành.

Cơ hội không dành riêng cho ai mà là bỏ ngỏ. Ai biết nắm bắt cơ hội kịp thời, người đó sẽ thành công. Nước Mỹ đã tạo cơ hội cho Nguyễn Đạt trở thành một cầu thủ football có hạng trong đội banh nổi tiếng Dallas Cowboys. Như anh trả lời trong một cuộc phỏng vấn đăng trên tờ Dallas Morning News ngày 12/12/99 rằng nếu như cha mẹ anh không di tản sang Mỹ thì giờ này anh cũng chỉ là một công dân hoặc một ngư dân ở vùng Bến Đá mà thôi.

Các trường sở ở Mỹ có đầy đủ bộ môn và đủ loại chương trình để cho học sinh, sinh viên lựa chọn tùy theo khả năng, sở thích, và hoàn cảnh. Chương trình Đại học nhắm vào việc đào tạo khả năng chuyên môn từng ngành chứ không dạy cho sinh viên một hiểu biết tổng quát mà không có chiều sâu. Việc thâu nhận sinh viên dựa theo khả năng chứ không phân biệt đối xử như ở Việt Nam.

Tình trạng hiện nay ở Việt Nam còn tương đối khá hơn những năm 1980; hồi đó họ áp dụng một chính sách phân biệt rõ rệt. Con em của những "ngụy quân, ngụy quyền" (xin nhớ để trong ngoặc kép) đừng có hy vọng mà vào đại học. Sống ở Mỹ là con em chúng ta đã có một cơ hội tốt để tiến thân trên đường học vấn. Đây cũng là một cơ hội tốt cho tôi tiếp tục học được như hiện nay. Xin lược kể như sau:

Cuối năm 1991, tôi bắt đầu đi làm. Tôi xin được chân bồi bàn tại một tiệm cà phê của công ty La Madelaine ở đường Preston, Dallas. Bốn tháng sau tôi chuyển sang làm thợ in hình cho một chi nhánh của hãng phim Kodak tên là Qualex, cũng tại Dallas. Tiền lương ở đây cao hơn và tương đối nhẹ nhàng hơn là làm bồi bàn.

Cuộc sống gia đình dần dần ổn định. Tôi bắt đầu đặt cho mình một kế hoạch học thêm. Tôi chọn cách học hàm thụ vì nó thích hợp với tuổi tác và hoàn cảnh làm việc của tôi. Tôi làm toàn thời gian và rất thường phải làm thêm giờ phụ trội vì nhu cầu của nhà máy. Để cho chắc ăn, tôi chia ra từng giai đoạn ngắn hạn.

Giai đoạn 1. Ghi danh lớp Bookkeeping & Accouting. Tôi tốt nghiệp với hạng "Highest Honor". Nhờ vậy mà tôi được Manager tăng lương đặc cách để không cho tôi chuyển qua ban Accounting của nhà máy.

Giai đoạn 2. Ghi danh học lấy Associate Degree về môn Business Management. Năm 1993 tôi tốt nghiệp với hạng "Honor".

Giai đoạn 3. Ghi danh học để lấy Bachelor Degree về môn Business Administration tại trường Chadwick University ở Alabama, tốt nghiệp năm 1999 với hạng "Honor".

Giai đoạn 4. Tiếp tục học tại Chadwick University để lấy Master Degree về môn Business Administration (MBA).

Sau khi có được bằng Bachelor, tôi đã có đủ điều để chuyển sang nghề bán bảo hiểm cho hãng Farmers Insurance như hiện nay.

Nhân đây tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân của tôi đối với chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã rộng mở vòng tay đón nhận những người như tôi và tạo cho chúng tôi có đủ điều kiện để lập lại cuộc sống mới thoải mái như hiện nay.

Nói về "cái tôi" chẳng hay ho gì nhưng tôi nói ra để chứng minh cho các bạn trẻ thấy rmột người lớn tuổi như tôi, thể chất và trí tuệ đã bị suy nhược vì hậu quả của hơn chín năm trong trại cải tạo, mà còn học được, thì các bạn thừa sức để học. Học không được là do mình không có đủ ý chí phấn đấu mà thôi.

Các bạn trẻ đã và sẽ là những công dân Mỹ nhưng trong người các bạn vẫn mang dòng máu Lạc Hồng. Các bạn là tương lai của cả Hoa Kỳ và nước Việt Nam không Cộng Sản sau này. Hơn nữa các bạn phải chứng minh cho người Mỹ bản xứ biết rằng dù mình là mũi tẹt da vàng cũng không thua kém sắc dân nào. Các bạn đang ở Mỹ với đầy đủ mọi phương tiện và nhiều cơ hội đang chờ đón các bạn.

Còn chần chờ gì nữa mà không bắt đâu"

Nguyễn Văn Thái

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,242,100
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến