Hôm nay,  

Những Con Chuột Đáng Thương

26/11/200200:00:00(Xem: 192074)
Người viết: Huỳnh Anh Phú

Bài tham dự số 78\VBST

Sinh năm 1978, bạn Phú hiện cư trú tại Richmond, VA. Công việc đang làm: Sinh viên năm thứ hai trường Virginia Commonwealth University và làm bán thời gian tại trường Medical College of Virginia.


Chắc có lẽ bạn không lạ lắm khi người ta nói chuyện về việc đem chuột ra làm thí nghiệm. Nhưng bạn có biết người ta làm cách nào để thí nghiệm chúng hay không"

Thôi, để tôi kể cho bạn nghe tí xíu về chuyện những con chuột đáng thương nhé.

Mấy tháng đầu bước chân vào đại học, tôi đã xài hết số tiền trường mà đáng lý ra tôi phải để dành tiêu dùng trong một năm học. Xài hết tiền, tôi bèn đi kiếm việc làm. Hên cho tôi, tôi được chấp nhận vào làm việc trong phòng thí nghiệm thuốc (Pharmacology & Toxicology) của trường mà tôi đang học. Công việc tương đối nhẹ nhàng, việc của tôi chỉ cho chuột ăn, cân thức ăn, nước uống, của từng con chuột, rửa những vật dụng thí nghiệm, và trộn chất hoá học theo công thức.

Lo chăm sóc cho đàn chuột, dường như tôi bắt đầu cảm thấy thích thú bày chuột mà tôi chăm sóc. Chúng rất tinh khôn và yêu con chúng lắm. Đã có lần tôi mém bị chúng cắn cho một phát về cái tội bắt vợ và con chúng ra.

Cứ mỗi lần tôi thấy chúng được mang đi làm thí nghiệm tôi buồn lắm, nhưng biết làm sao hơn.

Tôi làm việc cho một bác sĩ sinh hoá học, Dr. Susan Robinson, bà ta đang nghiên cứu và thử nghiệm về một loại thuốc dành cho phụ nữ mang thai. Cách thí nghiệm hay nhất là dùng thuốc tiêm vào chuột mẹ. Những cô chú chuột còn trong trắng, được mua về từ một nông trại chuyên môn nuôi chuột đem bán cho các nhà nghiên cứu.

Chuột mái và chuột đực được đặt số và thả nuôi chung cùng với nhau trong những chiếc lồng riêng biệt. Thông thường khoảng sau một hoặc hai ngày thì cô chuột mái đã mang thai.

Cách mà chúng tôi biết được cô nàng có mang thai hay không là nhìn vào phần dưới đáy lồng, nếu thấy những mảnh màng trắng khoảng bằng đầu mút đũa thì cô nàng đã mất đi sự trong trắng. Còn một cách khác nữa là nhìn vào âm hộ của nàng chuột. Nếu âm hộ nới rộng và lớp lông phủ bị mất đi thay vào một chỗ trống thì sự trong trắng của cô nàng cũng biến đi.

Sau khi những cô chuột mang bầu, chúng tôi tách rời chúng ra và để chuột mái vào một chiếc lồng khác. Mỗi ngày cân thức ăn, thức uống, và cô chuột đang mang thai cho đến ngày sinh.

Giống như con người, hai ngày đầu tiên sau khi mang thai, cô nàng dường như không ăn, nhưng sau đó thì ăn nhiều, uống nhiều và lên cân thấy rõ. Sau khi chúng mang thai được khoảng 12 - 15 ngày, bác sĩ Robinson đem những cô chuột mang thai ra mổ và cho vào lưng cô nàng một loại ống bơm nhỏ. Trong cái ống bơm ấy có chứa thuốc mà bà bác sĩ đang thí nghiệm hoặc có thể chỉ là nước lã thôi. Mỗi ngày một ít, liều thuốc hoặc nước ấy từ từ đưa đến những chú chuột con trong bụng cho đến khi chúng chào đời.

Giờ phút trước khi lâm bồn, chuột mẹ hai tay hai chân nằm dài xuống, cào cấu, và kêu chit chít luôn mồm. Chuột mẹ sinh ra trung bình khoảng 12-15 con, nhưng đôi khi cũng ít lắm chừng 3 con và nhiều lắm chừng 22 con.

Sau khi sinh xong, đến ngày thứ hai, chuột con được chọn ra mười con, năm mái và năm trống. Nhưng hầu hết số lượng mái rất ít so với sốù lượng trống, vì vậy số trống thường chiếm nhiều hơn.

Mười con được chọn đều được điểm số từ một đến mười theo thứ tự từ mái đến trống. Số còn lại, tôi đem chúng ra tiêm lên lưng chúng những loại thuốc gì đó mà bác sĩ không cho tôi biết. Trên những chiếc ống tiêm đều có một màu để phân biệt được thuốc gì.

Sau khi tiêm xong, tôi ngồi xem phản ứng của chúng và ghi vào sổ tay thường nhật cho Dr. Robinson.

Sau khoảng thời gian 30 phút xem và ghi chép xong, những chú chuột con này đem đi giết. Cách giết chúng nhanh nhất là dùng kéo cắt đầu chúng. Lần đầu tiên tôi thấy Dr. Robinson cắt đầu chúng về đến nhà hơn hai ngày tôi bị ám ảnh. Kể từ đó mỗi ngày cắt đầu chuột là tôi đưa cho Dr. Robinson cắt, kẹt lắm tôi mới làm hộ dùm bà ta.

Còn mười chú chuột kia, mỗi ngày chúng mỗi lớn ngày đầu khoảng chừng 5-6 grams cho đến ngày thứ hai, thứ ba,.... đến ngày thứ mười thì chúng đã được 24-30 grams. Ngày thứ mười nhìn chúng rất dễ thương, người mũm mĩm, lông láng mượt trắng tinh, hai mắt ti hí chưa mở ra hết, lông mép trắng; nhìn vào ai cũng muốn bắt chúng lên cho vào tay nâng niu.

Nhưng ngày thứ mười là ngày chúng bị đem ra làm thí nghiệm cả mẹ lẫn con. Những chú chuột con thì đem ra mổ lấy não bộ và xem chúng bị ảnh hưởng như thế nào sau khi uống thuốc. Còn chuột mẹ thì đem ra mổ bụng xem phần cơ thể sinh sản, buồn trứng, âm đạo, tử cung... của chúng.

Cứ như vậy hết lứa này đến lứa khác chúng đều bị đem ra thí nghiệm. Hết thuốc này rồi thuốc khác.

Đã có biết bao nhiêu con chuột đã chết vì thử nghiệm để giúp tìm ra những phương thuốc an toàn cho con người. Thử hỏi những chú chuột như vậy có đáng thương và tội nghiệp hay không"

Vậy mà khi người ta nói đến chuột là người ta liên tưởng đến sự xấu xa ghê tởm về loài chuột phá hoại, nhưng có ai nghĩ đến những chú chuột đáng thương đang được nuôi và giết trong phòng thí nghiệm kia không"

Y-Thy, July 8,00


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,365,428
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến