Hôm nay,  

Nhật Ký Về Nước Mỹ

26/11/200200:00:00(Xem: 189068)
Người viết: Nguyễn Khánh Uyển

Bài tham dự số 75\VBST

Nguyễn Khánh Uyển chỉ mới tới Mỹ năm 1995, hiện cư trú tại Garden Grove, CA.
Sinh viên trường Cal State Long Beach.


Lúc còn ở Việt Nam, tôi đã nghe nhiều về nước Mỹ. Hầu hết bạn bè tôi đều ở Mỹ, và tụi nó viết thư về, mỗi người mỗi ý. Đứa thì khen Mỹ là nơi có đất dụng võ, đứa thì than ở Mỹ cực lắm, ai cũng thành tuổi con "trâu". Người khác thì viết về sự tự do ở Mỹ. Gì thì gì, tôi cũng mơ có 1 ngày được đặt chân đến Mỹ.

Sau năm 1975, miền Nam mất vào tay cộng sản, Ba tôi bị đày ra tận ngoài Bắc. Tôi còn quá bé, chả nhớ được gì về những ngày tháng đen tối ấy. Suốt thời gian Ba ở tù, gia đình tôi nói riêng, và cả miền Nam nói chung đều sống rất khó khăn dưới chế độ cộng sản. Mẹ tôi một mình chật vật nuôi ba miệng ăn: anh chị tôi, và tôi. Me vừa đi dạy, vừa buôn bán thêm để lo cho cả nhà. Anh chị em tôi còn bé, chả giúp được gì cho Mẹ. Cũng may, có bà ngoại ở quê, thường "tiếp tế" cho chúng tôi. Sau gần 10 năm tù đày, Ba tôi được thả tự do. Ba tôi về, không xuôi tay chán nản như những người khác. Ba tôi làm đủ mọi việc để kiếm thêm tiền lo cho gia đình, nhờ thế cuộc sống chúng tôi khá hơn xưa.

Khi có chương trình H.O cho những tù nhân chính trị, tôi là người hưởng ứng mạnh mẽ nhất. Mẹ tôi lo cho bà ngoại đã già ở quê, nên do dự về việc ra đi. Anh chị tôi thì sao cũng được. Tôi không muốn bắt mọi người theo ý mình, nên nói với Ba tôi "Ở nhà có mình con thích đi nhất, vậy Ba dắt con sang Mỹ xong rồi, Ba về lại với Mẹ cũng được". Giờ nghĩ lại, tôi thấy mình thật là ngây ngô. Nếu điều ấy thật sự xảy ra, không biết tôi sẽ xoay sở ra sao. Cũng may, Ba Mẹ tôi rất thương và lo cho con cái, không nỡ để tôi phải bơ vơ một mình nơi xứ lạ.

Cuối cùng, gia đình tôi cũng đến Mỹ vào mùa Xuân năm 1995. Aãn tượng đầu tiên của tôi là nước Mỹ thật to lớn và hiện đại, với những cao ốc kiến trúc thẩm mỹ và lạ mắt. Đường phố sạch sẽ vô cùng. Trên xa lộ, xe chạy đến chóng mặt ố và toàn xe hơi! Tôi thích thú nhìn đường phố mới, không gian mới và hít thật sâu không khí "mới", đầy mùi "hambuger" ! (Thật sự lúc đó, đi đâu tôi cũng ngửi thấy mùi thơm quyện lẫn trong không khí, sau khi ở Mỹ một thời gian tôi không còn ngửi được mùi này nữa).

Ở Mỹ được một tháng, tôi bắt đầu học lái xe. Ai đó nói với tôi, sống ở Mỹ mà không biết lái xe, là coi như "cụt giò". Tôi không muốn "bị cụt giò" nên đòi Ba Mẹ cho học lái xe trước tiên. Ba Mẹ chìu tôi ngay, mua cho tôi một chiếc xe cũ. Sau một thời gian học, tôi đi thi và tôi đậu. Cả nhà tôi hết sức vui mừng, vì hồi qua Mỹ đến giờ gia đình tôi phải đi carpool để đi học ESL. Ngay hôm sau, tôi trở thành tài xế gia đình. Ôi, cái ngày đầu tiên... kinh hoàng ấy, tôi còn nhớ mãi. Lúc quẹo trái ở ngã tư đường, tôi loạng choạng suýt đâm và một chiếc xe van, chỉ cách có một gang tay nữa mà thôi. Thật là hú vía! Ai cũng cho là gia đình tôi có ơn trên che chở nên mới tai qua nạn khỏi như vậy. Về nhà, anh tôi nói với Ba tôi "Chạy như vậy mà ông nào chấm cho nó đậu, hay thiệt". Rồi với một giọng hùng hồn, anh tôi nhìn tôi tuyên bố chắc nịch "Có cho vàng mai tao cũng không thèm cho mày chở, thà tốn tiền đi car pool". Vậy mà sáng hôm sau, cả gia đình bốn người gồm: Ba Mẹ tôi và anh chị tôi vẫn giao "mạng sống" cho tôi. Thế là tôi đều đặn chở cả nhà đi học mỗi ngày. Có lẽ vì không tin tưởng lắm vào một tài xế bất đắc dĩ như tôi, nên lúc nào tôi cũng thấy Mẹ lẩm bẩm đọc kinh. Anh tôi thì luôn miệng nhắc chừng "Ê, để ý xe bên tay trái, chuẩn bị signal để quẹo phải, vân vân và vân vân". Ba tôi thì vẫn bình tỉnh ngồi cạnh tôi. (Tôi rất khâm phục Ba tôi về điểm này, Ba tôi luôn bình tỉnh trong mọi sự việc). Ba nói: "Con lái xe từ từ, cẩn thận và quan sát kỹ xung quanh". Ông phản đối khi nghe người quen khuyên không cho tôi lái xe nữa. Ông bảo họ, nếu không cho tôi lái xe, thì bao giờ mới giỏi được. Thế mới biết Ba tôi luôn đúng từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Giờ thì tôi đã chạy bon bon trên freeway một cách ngon lành. Bây giờ thôi, chứ lúc đó, tôi vừa lái xe vừa cầu nguyện, mong cho không có chuyện gì xảy ra.Tôi chấm dứt làm tài xế cho gia đình, sau khi anh tôi thi đậu bằng lái. Từ đó, tôi thảnh thơi ngồi băng sau, ngắm nhìn phố xá.

Đối với tôi, nước Mỹ quả là thiên đường cho tuổi trẻ. Tôi muốn nói là thiên đường để học tập, chứ không phải để hưởng thụ ăn chơi. Ngành học rất đa dạng, tôi ước gì mình có thể phân thân như tề thiên đại thánh để có thể học hết tất cả. Trường học ở đây thật rộng lớn và rất tiện nghi. Thư viện trong trường có đủ loại sách báo, từ giải trí đến tài liệu cho mọi ngành học. Ai không có computer ở nhà, thì đã có phòng lab. Sinh viên có thể học bài tại thư viện, hoặc ai lãng mạn hơn, có thể nằm hoặc nằm trên bãi cỏ phía trước. Quan cảnh buổi trưa trong thư viện vô cùng thú vị, kẻ đọc sách, người ngủ ngồi, một số học nhóm ngồi ở bàn, thì thào bàn tán. Riêng tôi co người gọn trong chiếc ghế như một con mèo, nghe nhạc qua headphone.

Hồi mới đi học, tôi cứ tròn xoe mắt nhìn tụi Mỹ trong lớp ngồi tỉnh bơ gác chân lên ghế. Giờ ra chơi, tôi lại thấy có những "anh chị" tỉnh bơ hôn nhau! Vậy mà riết rồi cũng quen. Sau này, tôi còn thấy tụi học sinh Việt Nam cũng "học đòi" như thế nữa chứ. Thiệt là hết ý! Tôi học được nhiều điều mới bên cạnh sách vở. Chẳng hạn, nếu gặp một người giơ một ngón giữa lên, đó là dấu hiệu chửi thề. Còn tréo hai ngón ngược vào nhau ở Việt Nam là rất xấu, vậy mà ở đây, đó lại là dấu hiệu tốt như chúc may mắn. Rồi cách ngoắc tay gọi bạn bè khác với cách ngoắc tay gọi.. .. chó ra sao, vân vân và vân vân.

Bạn bè Mỹ đối với tôi rất tốt. Họ sẵn sàng giúp đỡ khi tôi không hiểu bài hoặc sửa sai mỗi khi tôi phát âm không đúng. Ngày đầu tiên khi vào lớp, tôi không sao hiểu được ông thầy nói gì, dù tôi đã học Anh Văn ở Việt Nam, có lẽ vì cách phát âm hoàn toàn khác hẳn. Tôi phải giơ tay lên xin thầy lập lại thật chậm. Đến hai, ba lần, tôi mới hiểu được ông ta nói gì. Sau này, tôi thường mang theo máy ghi âm lời giảng rồi về nhà mở ra nghe. Tôi cũng nói chuyện với bạn bè người Mỹ và xem ti vi thường xuyên, để tập nghe và phát âm theo đúng giọng của họ.

Học trò Việt Nam ở Mỹ vẫn có những mánh lới "làm ăn" riêng, trong việc học. Trong khi ông anh tôi và tôi thức hôm thức khuya để học bài cho mỗi kỳ kiểm tra các môn như: lịch sử, địa lý, triết học.. .. Tôi thấy một số sinh viên vẫn tỉnh bơ, chẳng có gì mệt mỏi cả. Họ chuyện trò vui vẻ trước khi làm bài, trông rất ung dung tự tại. Sau, tôi mới biết họ có "bùa". "Bùa" là tài liệu của những người đã học trước để lại. Nếu chọn đúng thầy, đề bài sẽ y chang như thế. Vì vậy, họ chỉ học thuộc câu trả lời là xong. Ví dụ, trả lời cho câu số một là "A", số hai là "D" chẳng hạn. Hầu hết bài kiểm tra ở đây là multiple choice, rất ít giáo viên cho viết bài. Kể ra có được "bùa" cũng đỡ. Chỉ tiếc là anh em tôi chẳng quen biết ai, nên cứ phải thức khuya dậy sớm để nấu sử ,sôi kinh.

Vậy là tôi từ từ hội nhập vào cuộc sống ở Mỹ. Tôi cũng tập cho quen đồ ăn thức uống ở đây. Mới đầu, tôi thấy món hambuger hoặc pizza sao sao ấy. Thế mà ăn riết lại ghiền. Mà không ghiền sao được, tôi ở trong trường suốt ngày, trưa một cái hambuger, chiều một cái hot dog, chỉ có tối về nhà là ăn đồ ăn Việt Nam do Mẹ tôi nấu.

Cuộc sống ở Mỹ có những điều hay cũng như điều dở. Ba Mẹ tôi dạy chúng tôi phải biết lựa những điều hay để học hỏi và tránh những điều xấu. Tôi lấy làm lạ vì có một số ít người Việt không chịu nhận mình là Việt Nam. Dù rõ ràng họ là dân " mũi tẹt, da vàng". Cho dù họ đã đổi tên "first name" thành tên Mỹ, nhưng "last name" của họ vẫn là Việt Nam. Có chạy đằng trời cũng không trốn đi đâu được. Riêng tôi, tôi luôn tự hào mình là giòng giống con rồng cháu tiên. Đi đâu tôi cũng tự hào khoe mình là người Việt Nam với người Mỹ.

Sống trên đất Mỹ hơn năm năm, tôi nghiệm ra rằng, sống ở đâu cũng phải làm việc. Nước Mỹ không phải là nơi cho những người trẻ tuổi như tôi hưởng thụ, mà là đất của cơ hội, của những người biết làm việc. Ai biết sống, sẽ vươn lên như một mầm cây được gieo trong đất tốt. Chợt nhớ lại lời nói của đứa bạn "ai sang Mỹ cũng biến thành tuổi con trâu", tôi mĩm cười. Vâng, tôi cũng đã biến thành tuổi "trâu" rồi đó. Ngày nào cũng đến trường từ mờ sáng, tối mịt về đến nhà, ăn cơm xong lại thức làm home work đến khuya. Ba Mẹ và anh chị tôi thì khỏi nói, làm đầu tắt "mặt tối". Anh tôi phải vừa học vừa làm rất cực. Tuy vậy, tôi rất yêu mến cuộc sống trên quê hương mới này. Tôi thích mình là một "con trâu" nhỏ trong một đất nước thanh bình, sau khi "cày" xong thì thảnh thơi ăn cỏ, nghỉ ngơi. Con người ở đây, công sức làm việc được đền bù xứng đáng. Tôi luôn thầm cảm ơn thượng đế, đã cho gia đình tôi và riêng tôi được đặt chân đến Mỹ.

Nguyễn Khánh Uyển

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,474,077
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến