Hôm nay,  

Tôi Đã Thấy Mặt Trời Mọc

13/03/200100:00:00(Xem: 181296)
Bài tham dự số: 173-VB1113

"Sau bao ngày gian nan vất vả con sẽ tới thành phố Giang Nam, ở đó con sẽ thấy ánh mặt trời mọc".
Đó là câu Sâm trong quẻ Bà cho khi tôi coi một tiền đồn Lực Lượng Đặc biệt trên đỉnh núi Bà Đen, thuộc thị xã Tây Ninh năm 1965.
Theo lời giải của vị sư già Thích Tịnh Khiết trụ trì thì đời tôi sẽ rất gian nan khổ cực nhưng cuối cùng sẽ được như ý.
Tai họa đổ xuống đời tôi khi vợ tôi chết trẻ, mới 28 tuổi đời, lại cho tôi 3 đứa con thơ dại, bỏ đứa trai út chưa biết gọi cha hay mẹ một lần. Vợ tôi chết ngày 1/12/1974. Đúng vào khoảng thời gian Sài Gòn sắp lên cơn hấp hối.
Vào thời điểm này, tôi đang là Trưởng Phòng Chính Huấn Biệt Động Quân Trung Ương Sài Gòn. Khi Cộng quân tiến vào thủ đô, vào phút chót, chỉ còn mình tôi với Thiếu Tướng Giai tại Bộ Chỉ Huy.
Tôi nói với Tướng Giai "Ngày thường Thiếu Tướng rất đạo đức nên giờ phút này tôi hy sinh để bảo vệ Thiếu Tướng."
Theo ý Tướng Giai, tôi đã làm con thoi giữa ông Tướng với giới chức Việt Cộng, và đứng ra bàn giao vào ngày cuối cùng. Trước khi nộp mình đi tù, tôi ôm hôn mấy đứa con rồi đem gởi cho ông Bác họ.
Hơn 8 năm lao tù khổ nhục tại miền Bắc khắc nghiệt, tôi phải hứng chịu mọi bất hạnh vì là loại "con bà Phước" không ai thăm nuôi.
Ngày tôi được "tha ra khỏi trại" theo kế hoạch "cuốn chiếu" của Việt Cộng một số anh em tù Sĩ Quan và Biệt Kích nhẩy Bắc được chuyển về trại Nghệ Tĩnh rồi trực tiếp tha chứ không chuyển vào miền Nam. Vì chúng tôi thuộc cucï An Ninh quản lý không phải Bộ Nội Vụ.
Ra tù, việc đầu tiên của tôi là gom mấy đứa con lại, vì mỗi người nuôi một đứa, cộng thêm mẹ già 83 tuổi. Tài sản cũ đã hết. Trong tay không một đồng, một hột, tôi phải tháo chiếc nhẫn cưới còn sót đem bán mua gạo cho con.
Nghe tôi về, mấy người bạn cùng tù đến thăm, thấy tình cảnh này họ đã bảo nhau, người thì cho cái kìm, cái búa, người cho cái ống bơm, người cho mấy cái mỏ lết, có cả hai cục gổ tròn để vá xe đạp. Tôi ra ngã ba ông Tạ hành nghề.
Thực sự, ngay hai cục gỗ tôi cũng chả hiểu để làm gì chứ đừng nói đến sửa, nhưng cuộc sống bắt buộc riết rồi cũng quen.
Khi đã tạm ổn định gia đình, tôi cưới vợ lần nữa và nghe phong thanh được đi Hoa Kỳ. Tôi chẳng quan tâm vì mãi lo kiếm sống, nghỉ ngày nào coi như gia đình tôi đói ngày ấy.
Rồi một hôm, anh Lữ, người anh kết nghĩa với tôi trong tù, đưa đến cho tôi một cái đơn, bảo điền vào và đi nộp, tôi mừng hết lớn, nhưng Mẹ tôi nhất định không đi. Bà nói:
"Anh đưa vợ con anh đi, còn tôi già rồi, sống nay chết mai, tôi không đi đâu cả". Tôi đành tạm gác chuyện đi, ở lại nuôi dưỡng Mẹ già, vì sau khi tôi vào tù được hơn một tuần thì ở nhà Bố tôi qua đời.
Mãi sau khi mẹ tôi chết, nhờ một người cháu họ cho tiền, tôi mới lo chạy dịch vụ tại Hà Nội và được xếp vào HO 43. Chẳng hiểu sao, cuối cùng được dồn lên HO 23.
Chưa hết sao quả tạ, khi khám bệnh, người ta phát giác tôi có thẹo trong phổi, hỏi tôi, tôi cũng chẳng biết mình bị bệnh bao giờ. Thế là lại một phen chạy đôn chạy đáo mượn tiền thuốc men, lo lót.
Khi được phỏng vấn thì hai đứa con gái tôi phải ở lại vì trên hai mươi mốt tuổi. Người khác còn mượn được cái xe chở vào phi trường, riêng gia đình tôi bốn người được thằng cháu lấy Honda chở làm hai chuyến, may mà không có hành lý.
Nhờ có bà sui gia ở San José bảo lãnh, tôi đặt chân lên phi trường San Francisco ngày 11/7/1994 và được đưa về "share" phòng với bà.
Lại long đong lận đận, lại tối tăm mặt mũi với giấy tờ khai báo, khám sức khỏe, thủ tục an sinh Xã Hội, xin đồ ăn tại mấy cơ quan từ thiện v.v.
Thế rồi trời bất dung "H.O.". Mới được mấy tháng tạm ổn, tôi gặp H, anh bạn cùng đội mộc với tôi trong tù, anh ôm chầm lấy tôi mừng mừng tủi tủi, sau khi nghe tôi trình bày tự sự, H nhiệt tình nói "Anh em bạn tù với nhau bao nhiêu năm, bây giờ gặp lại, nhất định anh phải về ở với tôi, gia đình tôi chỉ có hai bố con, nhà bốn phòng rộng thênh thang, ban ngày tôi đi làm, con tôi đi học, anh tha hồ thoải mái". Ngay sau đó anh chở vợ chồng tôi về xem nhà. Tôi mừng rỡ và ngày chiều hôm ấy anh đưa xe chở cả gia đình tôi. Đặc biệt, anh không đá động gì tới tiền nhà, mãi khi tôi hỏi anh mới rầu rầu nét mặt nói:
"Chỗ anh em, mình nói thật, căn nhà này tôi thuê cho gia đình ông anh sắp sang, thấy anh chị mới tới tôi cho thuê tạm, khi nào ông anh tới thì anh chị thuê chỗ khác, tiền nhà tôi cũng lấy như trên bà sui của anh thôi".
Tôi nghe tá hỏa tam tinh, vì tôi mới xin cho con vào học gần đó. Tôi đành chuyển gia đình về Los Angeles với chú em ruột, sau khi bị lừa.
Ở nhà chú em được mấy tháng tôi ra riêng vì vợ tôi đã xin được việc làm tại một cái chợ Việt Nam. Cũng lại mất thêm mấy tháng gia đình mới tạm ổn và tôi và tôi có thể vừa đưa đón con, vừa nội trợ gia đình, vừa đi học.
Đường trường xa của tôi lại một phen nổi cơn gió bụi. Tôi xin vào học trường "ADULT SCHOOL". Tại đây sau khi "test" họ cho tôi học lớp ESL. Mấy tuần đầu tôi như vịt nghe sấm. Bà thầy nói gì tôi cũng chẳng hiểu, tôi hỏi gì Bà Thầy cũng chẳng thông, nên tôi phải vừa nói vừa ra dấu loạn xạ, mới đoán được nhau. Than ôi, mảnh bằng tú tài ban C mà tôi hằng hãnh diện trở nên vô ích, những trung tâm sinh ngữ như Khải Minh, nơi tôi học "proficiency". Trường Nông Lâm ngã sáu... bây giờ ở đâu để tôi lạc loài thế này.
Tuy nhiên tôi nhất định vươn lên, tôi nghe máy cassette với những bài ở trường, tôi nghe radio liên tục, tôi vận dụng can đảm để gặp người Mỹ là tôi gạ truyện, tôi cũng học những chữ trong xe "bus", trên các cửa tiệm mặt đường, trên những tờ giấy báo rải rác đó đây.
Cám ơn trời đất, chỉ sau mấy tháng, vốn liếng anh văn của tôi đã hồi phục và đậu vào trung học. Sau gần một năm, tôi học gần hết chương trình Trung Học nhưng tôi đã nhảy qua Đại Học trường khi thi GED.
Tôi "pass" vào Đại Học PASADENA, một trường "college" nổi tiếng nhất nhì của Hoa Kỳ. Tôi được xếp học lớp 122 ESL nhưng tôi lấy thêm 3 lớp khác nữa, dưới 122. Trở ngại lớn nhất của tôi vẫn là "pronounciation" mặc dầu tôi đã qua những lớp luyện giọng ở chương trình ESL đầu tiên, ở trung học nhưng vì cái lưỡi cứng đơ của tôi, cộng thêm giọng tiếng Pháp tôi nói từ nhỏ, ngay cả cách phát âm của người Anh ở Việt Nam, tất cả đều phản lại tôi. Ngay cả sau khi sạch nước cản của ESL đại học, tôi vẫn chưa tìm ra chân lý.


Một trở ngại lớn lao nữa của mà tôi gặp ở đây là, thân phận một HO già với đầy đủ mặc cảm, tôi lại chẳng hề quen ai trước khi xông vào đấy, thế nên tôi như chú mán về thành, chẳng hiểu gì hệ thống làm việc, cũng chẳng biết phòng học nào nằm ở đâu "Building" nào, mỗi bước đều phải hỏi thăm những sinh viên mới gặp lần đầu. Đúng là cái khó nó ló cái khôn, nhờ vậy mà sau này tôi rất rành rẽ để hướng dẫn cho các sinh viên Việt Nam khác mới tới.
Trong đại học mạnh ai nấy nghe, mạnh ai nấy làm bài, chẳng ai có giờ để "cà kê dê ngỗng". Tuy nhiên các sinh viên trẻ Việt Nam dễ làm quen nhau hơn, hoặc là bạn bè ngoài đời, nên họ họp thành nhóm để chia sẻ bài vỡ với nhau, bổ túc cho nhau thật là hửu ích.
Chỉ riêng tôi, vì cách biệt tuổi tác khó nhập bọn, đành một mình một chợ, chẳng biết hỏi cùng ai.
PASADENA CITY COLLEGE là một trường rất hiện đại, tọa lạc tại khu sang trọng nhất của thành phố Pasadena nơi hàng năm có diễn hành hoa hồng. Ban giáo sư được tuyển chọn rất kỷ trong số những người giàu kinh nghiệm, học vị cao, đứng đắn, nên chương trình học cao hơn các trường khác. Mấy người bạn Mỹ nói với tôi "Nếu môn học anh "pass" ở đây với điểm B thì chổ khác phải là A." Sau này tôi mới thấy là đúng.
Có lần tôi gặp một anh sinh viên trẻ hơn tôi, sau khi trao đổi, được biết anh là Đại Úy, anh mới học mào đầu vài lớp ESL 122, anh nói với tôi rằng anh thấy quá dễ, anh còn rút trong cặp ra tấm bằng của Đại Học Tổng Hợp Sài Gòn chứng nhận anh là Giáo Sư dậy anh văn tại đó, cho tôi coi, tôi phục anh sát đất. Sau đó, chúng tôi còn gặp nhau mấy lần rất thân thiện, vì cùng cánh HO, nhưng mùa sau thấy anh biến mất, hỏi ra mới biết anh "felt" lớp 122 nên bỏ luôn.
Ông cha ta thường nói "học tài thi phận", điều này có nghĩa như câu nói của người Pháp mà tôi nằm lòng từ xưa "L'homme propose, Dieu dispose", mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.
Hoa Kỳ thực sự là vùng ĐẤT HỨA của Thượng Đế ban cho nhân loại đó là một đất nước của HY VỌNG, của ƯỚC MƠ và của CƠ HỘI. Nhưng con người phải biết MƯU SỰ.
Ngày tôi bước chân đến Hoa Kỳ, gặp lại anh lại bạn cũ cùng lớp trung học, anh sang đây vào dịp 30/4/75. Anh nói với tôi "Trên đất Mỹ có hai loại người sướng, một là giầu nhất, hai là nghèo nhất." Tôi cho rằng bạn muốn an ủi tôi, nhưng đến nay tôi đã tìm ra Chân Lý.
Hiện tại gia đình tôi đang sống trong khu Housing "William Mead" cạnh Chinatown, gần LA downthown, mà tôi hằng cao rao với bạn bè là Thiên Đàng của tôi.
Thực vậy, gia đình tôi 3 người thuê một phòng ở chung cư hết $525 một tháng, chưa kể điện, nước, gas, rác v.v... chưa đến tháng đã lo sót vó. Chị hàng xóm cho cái đơn xin Housing "low income" nhưng tôi nghe nói Housing rất phức tạp, trộm cắp, xì ke ma túy, băng đảng rất nguy hiểm nên tôi cũng vất vào ngăn kéo.
Một hôm do cãi nhau với vợ, tôi điền đơn Housing gởi đi, chỉ ba tháng sau tôi đã được gọi để cấp nhà. Tuy nhiên, không phải chỗ tôi thích, nên tôi khiếu nại và chỉ xin ở gần Chinatown thôi, tôi lấy lý do vợ tôi đi làm, con tôi học gần đó. Hai tuần sau, gia đình tôi dọn vào ở sau khi được chấp thuận.
Căn hộ chúng tôi ở gồm hai phòng ngủ, một phòng khách, một bếp, một phòng tắm, giá $85 đều được sơn với những tiện nghi hoàn toàn mới như: tủ lạnh, bếp gas, máy sưởi, vv, những bộ phận khác cũng được sửa chửa hay thay mới. Đúng là một căn nhà đầy ánh sáng và sang trọng kiểu Mỹ. Sân trước, sân sau đều xanh cỏ với luống hồng đầy hoa.
Từ khi đặt chân tới Hoa Kỳ, dù ở San José hay Los Angeles chưa bao giờ tôi có căn hộ đẹp như vậy.
Trong khuôn viên Housing có trường tiểu học nên con tôi không phải đi xa. Mỗi mùa hè, gia đình tôi đều được đi chơi ở các trung tâm giải trí nổi tiếng trong tiểu bang do cơ quan Housing đài thọ. Ngoài ra trong khu housing còn có một văn phòng của cơ quan quản trị Los Angeles, một ủy ban đại diện do chính cư dân bầu ra để lo mọi việc phúc lợi chung gọi là RAC. Một văn phòng "job plus" chuyên đi kiếm các loại việc làm và thường xuyên gởi tới từng nhà. Một bệnh xá có bác sĩ trực để lo sức khỏe cho cư dân. Một phòng cảnh sát lo việc an ninh đêm ngày. Ngoài ra còn có phòng dậy ESL, phòng dậy computer và nhiều phúc lợi khác nhau như phát "token" để đi xe Bus, phiếu đi xe taxi v.v...
Tôi muốn nói rõ những điều trên để cộng đồng Việt Nam đừng để mất đi cơ hội bằng vàng có thể giúp gia đình có đời sống tốt đẹp hơn.
Thời gian rồi cũng qua đi như giấc mộng ngủ trưa, tôi cũng không ngờ mình ra trường sớm sủa như vậy, sau khi nhận được giấy báo của "counselor".
Ngày 19/5/2000 ghi dấu ngày tạ ơn của tôi lên thượng đế nhân hậu và Chính Phủ cũng như nhân dân Hoa Kỳ độ lượng, đã nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi đạt được ước mơ của mình, mà thời gian trong quân ngũ cũng như tù đầy đã cướp đi, đó là "TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC".
Ý nghĩa TẠ ƠN của tôi không khác gì lễ TẠ ƠN của những người PILGRIMS năm 1621, tại Playmouth, Massasssusetts. Bởi vì sau bao ngày long đong, lận đận tôi đã được mang áo đội mũ ra trường.
Ngoài ra, cũng trong thời gian trên tôi đã hoàn thành được một "Certificate of Complition of Economic Employment Development Center", một "Certificate of Proficiency of Computer Operation"; một "Certificate of Completion of Graphic Arts Technical Foundation Sheetfed Offset Press Training Program", một Honor for Superior Achievement in Speech" và một "Magaret O'donell Memorial Scholarship". Mục đích của tôi là học hỏi thật nhiều để mai sau khi đất nước sạch bóng cộng sản, tôi sẽ trở về Việt Nam Tự Do truyền đạt mọi kiến thức cho thế hệ cháu con.
Xin tạ ơn Thượng Đế, xin tạ ơn vòng tay mở rộng của Hoa Kỳ, xin tạ ơn LA Housing Authorities, xin tạ ơn NGƯỜI TÌNH PASADENA, đã bao năm ấp ủ dậy dỗå tôi, để ngày hôm nay tôi được hãnh diện ngước mắt nhìn đời, nhìn sự trưởng thành vẻ vang của cộng đồng tôi.
Thật đúng như câu sâm năm xưa trong quẻ Bà núi Bà Đen: Tôi đã thấy ánh mặt trời mọc.

Trần Ngọc Lễ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến