Hôm nay,  

Đứa Con Lai Ở Tacoma

13/03/200100:00:00(Xem: 152281)
Bài tham dự số: 172-VB1111

Tôi vừa đi làm về nhà là đã thấy một đám đông xúm quanh lại khu Hill Top quanh nhà ở của tôi bàn tán xôn xao. Chuyện gì đây" Ông già bên cạnh nhà nói:

"Thằng Lai chết rồi, Hòa ơi!"

"Sao Vậy"" Tôi hỏi lại.

Ông cụ nói:

"Nhe nói nó nhảy từ trên cầu xuống đường xa lộ tự tử, chết rồi."

Tôi đứng lặng người vì bất ngờ. Nó vừa ở tù ra được mới có vài tuần, sao giờ lại tự tử chết. Hỏi thêm vì sao Lai lại tự tử và xác nó giờ ở đâu rồi, nhưng không ai biết cả vì họ toàn là những người già, không đi đâu được vì không có xe cộ gì.

Tôi vào nhà ăn sơ sài, rồi tìm đến nhà ông Tư chủ tịch cộng đồng người Việt, để biết thêm chi tiết về thằng bạn xấu số này.

Tôi đến nhà ông Tư thì ông ta cũng vừa trở về từ nhà xác của thành phố Tacoma. Tôi hỏi ông Tư:

"Chuyện gì xảy ra với thằng Lai vậy, bác""

"Tao cũng không biết nữa". Ông Tư nói tiếp: "Trưa nay, tao nhận điện thoại của sở cảnh sát thành phố Tacoma. Họ nói tao đến nhận xác thằng Lai. Họ chỉ cho biết vắn tắt là nạn nhân tự tử bằng cách nhảy từ cầu xuống đường xa lộ I-5 để chết. Khi cảnh sát đến thì Lai đã chết rồi. Không có gì trong mình nó cả chỉ trừ một lá thư trong túi của nó thôi."

Ông Tư nói: "Nó không có một thân nhân nào. Bây giờ cộng đồng mình phải chôn cất nó."

Tôi tiếp lời ông Tư:

"Vợ nó bây giờ đang ngồi tù. Con nó cũng vừa chết. Tội nghiệp nó quá."

Ông Tư bàn với tôi về chuyện tiền nong để chôn nó. Về quỹ nghĩa trang của cộng đồng, ông sẽ bàn với hội cho 500 đồng để mua đất huyệt mả, nhưng còn 4000 ngàn tiền dịch vụ chôn cất thì lấy đâu ra bây giờ. Chắc có lẽ lại phải đi quyên góp kẻ ít người nhiều thôi. Tôi nhận trách nhiệm lái xe đưa ông Tư đi vòng quanh thành phố Tacoma để quyên tiền chôn cất cho Lai.

Tôi về đến nhà thì đã khá khuya. Nhà thằng Lai tối thui, tối mò. Bên nhà nó hai căn, là nhà của tôi cũng tối thui. Nghĩ cảnh độc thân cô quạnh nhiều khi buồn rớt nước mắt.

Tôi vào nhà, tắm rửa qua loa rồi đi ngủ để ngày mai đi làm sớm và chiều mai về còn giúp ông Tư lo việc chôn cất Lai trong cuối tuần này. Tôi cố gắng nhưng không sao ngủ được. Chuyện thằng Lai cứ chập chờn mãi trong tôi.

Tôi với Lai không thân nhau cho lắm nhưng chúng tôi có cùng cảnh ngộ éo le như nhau, đó là một thân một mình ở nơi đất khách quê người.

Tôi vượt biên tới Mỹ cuối năm 1990, sau ba năm dài ở trong trại tập trung tại Phi Luật Tân, còn Lai thì theo diện con lai tới Mỹ năm 1991.

Sau khi tới Mỹ ba tháng, gia đình đi chung với Lai dọn đi Cali sinh sống, bỏ lại Lai chơ vơ ở Tacoma này. Tôi với Lai thân nhau trong hoàn cảnh như vậy. Lúc đó, tôi đang làm ở hãng gỗ nhưng không xin cho nó vào làm chung được, tôi đành giúp nó xin vào làm ở hãng sò. Chỉ có hãng này là dễ xin vào thôi vì nó lạnh kinh khủng, tay chân lúc nào cũng như đông đá vậy. Tôi động viên nó ráng chịu khó làm để dành tiền mua xe thì có thể đi làm xa được và học thêm ít tiếng Anh để dễ xin việc làm hơn.

Tôi thì có ráng thêm được vài chữ để có thể đọc được các loại "Bill" hàng tháng gởi về, nhưng còn Lai thì vì quá khứ quá ư bất hạnh ở Việt Nam, nó không biết được mấy chữ Việt nên không rán được thêm chữ nào nữa.

Những ngày đông giá rét ở xứ Washington, ngồi ôn chuyện cũ, Lai kể với tôi về quãng đời bất hạnh và tủi nhục của nó khi còn ở bên Việt Nam. Cái tên Lai mà nó mang chứa nguyên cả sự bất hạnh của cuộc đời nó. Lai nói nóù không biết mẹ nó là ai cả, chỉ biết rằng nó đang ở đợ cho nhà ông Liêu, ngày đến tối chỉ biết giữ một đàn dê cho ông ta và làm công việc nhà cho ông ta hết ngày này đến ngày khác.

Lai nói: "Tao không biết mẹ tao là ai cả, nghe nói bà làm ở sở Mỹ trước đây, rồi sinh ra tao nhưng bà sợ làng xóm dị nghị, nên đem tao cho nhà ông Liêu, rồi bỏ đi vào Saigòn từ lâu lắm không về nữa. Nghe nói bà ta đã chết lâu lắm rồi vì bịnh nặng."

Lai ngậm ngùi: "Tao chỉ biết, người ta gọi tao bằng một cái tên tủi nhục đó là thằng Mỹ Lai."

Lai kể: "Có những lúc đi giữ dê bị bọn trẻ con chọc ghẹo là Mỹ lai và đánh cho sưng mặt. Đã vậy, lúc về nhà lại bị thêm một trận đòn nữa của người nhà ông Liêu vì tội không lo giữ dê mà lo đánh lộn. Thiệt là oan ức và tủi nhục."

Lai nói "Có lúc tao muốn chết cho xong. Tại sao tao cũng được sinh ra như mọi người khác, nhưng tao không có mẹ, không có cha, không có ai thân thích. Tao phải đi ở đợ, phải chịu tủi nhục nhã và sỉ vả vì tao mang trong người hai dòng máu. Tao đâu có tội lỗi gì đâu!" Lai kết luận một cách chua chát.

Năm Lai được mười bảy là lúc người ta bắt đầu rục rịch chuyện đi Mỹ theo diện con laiõ. Những người giàu có ở Saigon, hoặc là ở thành phố xa bắt đầu về miền quê lục lạo tìm kiếm những đứa con lai như thằng Lai, để làm hồ sơ đi Mỹ.

Một đêm, có người lạ đến ở lại nhà ông Liêu. Đêm đó họ nói chuyện với nhau khuya lắm. Lai nói: "Tao nghe ông Liêu nói, ông đưa tôi năm cây vàng thì ông dẫn nó đi đâu thì đi. Tôi cần số vàng đó để thuê người giữ dê thay cho nó thôi."

Khuya quá rồi Lai không theo dõi câu chuyện được nữa và nó ngủ quên lúc nào không hay.

Sáng dậy, ông Liêu nói: "Thằng Lai bữa nay khỏi đi giữ dê nữa, tao không nuôi mi nữa, theo ông Hiên về thành phố ở cho sướng."

Lai ra đi mà lòng lo sợ. Lai không biết lấy một người quen ở đây, chứ huống hồ gì ở thành phố. Những đêm đầu tiên ở nhà ông Hiên ở Saigòn, Lai không làm sao ngủ được vì tiếng ồn ào của xe cộ, vì nhớ cái mùi dê hăng hắc trên áo quần của mình. Bảy ngày sau, Lai trốn trở về lại nhà ông Liêu vì Lai không chịu nổi cái ồn ào, bụi bặm ở thành phố và nhất là không có việc gì để làm, tay chân quá ư thừa thãi. Vừa về đến nhà, Lai bị một trận đòn nên thân và sáng hôm sau, ông Liêu dẫn Lai vào Sài Gòn trả lại cho ông Hiên.

Hơn hai năm sau thì Lai cùng gia đình ông Hiên qua tới Mỹ. Ba tháng sau đó, nhà ông Hiên qua Cali, còn một mình Lai ở Tacoma. Tôi và Lai như hai cành cây khô không nơi nương tựa, chỉ còn biết trông vào nhau.

Chúng tôi trải qua bao nhiêu là hàng xưởng, nào là hãng gỗ, hãng sò, hãng gà, hãng cá... Tôi vốn biết được chút ít nên theo học vài lớp tiếng Anh, còn Lai thì nó nói chữ Việt Nam tao còn không viết nổi một lá thư, huống hồ gì là chữ Mỹ. Nên nó không theo học tiếng Anh thêm.

Sáu năm sau, Lai có vợ. Vợ nó cũng cùng một số phận với nó, đặc biệt hơn là vợ nó có màu da sậm đen hơn nó. Cũng vì màu da đó mà chúng nó mang bao tủi nhục khi còn ở bên Việt Nam, cũng vì màu da đó mà tụi nó được đi Mỹ và được gặp nhau.

Từ khi Lai có vợ, tôi ít gặp nó hơn. Vợ chồng nó thường hay la lộn, và gây gổ nên tôi cũng ít muốn gặp nó. Lai thì làm hãng sò ban đêm, còn vợ nó thì làm hãng may ban ngày để thay phiên nhau giữ con.

Bẵng đi một thời gian, tôi không gặp Lai vì tôi theo tàu đi làm biển ở Alaska sáu tháng mới về. Khi tôi về nhà, nghe người ta nói thằng Lai đi ngồi tù rồi. Có người nói vợ chồng nó đánh con bị thương nặng, bị người Mỹ ở bên nhà thấy gọi cảnh sát đến bắt nó đi ngồi tù rồi.

Có người nói: "Con nó bị té từ cầu thang xuống bị bể phổi." Không biết đâu là hư, đâu là thực. Có người ghét nó thì thêu dệt câu chuyện thêm hoang đường. Có người thương vợ chồng nó tội nghiệp, đã nghèo còn đeo lấy cực. Không ai biết được chính xác chuyện gì đã xảy ra với gia đình nó.

Vài tuần sau, Lai được thả về, nhưng vợ nó lại bị bắt lần này. Con nó thì không qua khỏi và đã qua đời. Tôi có đến thăm nhưng Lai buồn lắm và không nói gì cả. Nhiều ngày nó ở lỳ trong nhà, không đi đâu. Tôi thì vẫn bận rộn đi làm, cho đến lúc chiều mới biết tin Lai đã tự tử.

Ngày đám tang của thằng Lai trời mưa lâm rậm. Đám tang đã vắng càng thêm vắng. Chỉ có một ít người trong ban chấp hành cộng đồng, và những người ở gần xóm với nó, và tôi. Không có ai là thân nhânû. Vợ nó vẫn còn ở trong tù. Con nó vừa ra đi cách nó có hai tuần lễ. Lai được chôn nằm gần con nó tại một góc vắng của nghĩa trang.

Đám tang xong, tôi nghe ông Tư chủ tịch cộng đồng nói: "Nó viết thư để lại nói rằng, nó làm tất cả, nó xin chịu tất cả, xin hãy tha cho vợ nó."

Tôi sực nhớ rằng tối đêm trước đó, nhà thằng Lai thắp đèn khuya lắm. Tôi chợt hiểu rằng, nó chong đèn cả đêm là để viết lá thư tuyệt mệnh cho vợ nó. Chắc khó khăn lắm nó mới viết được mấy dòng như vậy. Xưa nay nó có biết viết lách gì đâu. Thế là kết thúc một cuộc đời bất hạnh.

Chắc có lẽ bây giờ thằng Lai đang đi chơi với con gái của nó một nơi xa xôi nào đó ở miền cực lạc. Hay là nó đang đi tìm gặp mẹ nó nơi địa ngục, để mẹ nó trả lời câu hỏi mà nó từng băn khoăn cả một đời "Ai là cha của nó""

Mong cho nó sớm tìm thấy một miền đất xa xôi nào đó, nơi mà người ta không ai biết nó mang hai dòng máu trong ngườiù. Và nó không còn phải khổ nhọc gì nữa.

HOÀNG NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,328,353
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.