Hôm nay,  

Đạo Hiếu Là "điều Hão" Ở Mỹ

13/03/200100:00:00(Xem: 146188)
Bài tham dự số 170-1109

Hiện rất nhiều gia đình Việt Nam di cư sang Mỹ nói đến Đạo Hiếu là "điều hão" vì nhiều lý do phức tạp sau đây:
Trước nhất cả cha mẹ lẫn con cái bị ảnh hưởng phong tục tập quán bản xứ người Mỹ là dân tộc đến từ nhiều nước khác nhau quá đến nổi các hành vi hiếu thảo không được diển tả giống nhau nên lấy đâu làm nền tảng mà noi theo. Ngay lớp người Việt, di tản vội vàng để tự cứu sống, họ không còn được một căn bản đạo lý truyền lại cho vì hoàn cảnh ly loạn chiến tranh và chủ nghĩa tam Vô của Cộng Sản; vô gia đình, vô tôn giáo, vô Tổ quốc, làm băng hoại đạo Hiếu.
Ở Hợp Chủng Quốc Mỹ dân chúng đa số theo Tin Lành, Thiên Chúa giáo thì kinh Thánh dạy về thực hiện chữ Hiếu: "Hãy hiếu kính cha mẹ người." Lại rằng: "Ai mắng rủa cha mẹ, thì chắc phải chết" (sách Ma Thi Thơ 15-4.)
Chữ Hiếu trong xã hội Mỹ được dạy dỗ. Nhờ vào hệ thống kiểng 3 chân: Gia đình, Học đường, Nhà thờ.
Từ cuối thập niên 30 đến nay kỷ thuật, kinh tế quá phát triển làm sụp đổ tinh thần đạo lý, nên kiểng 3 chân này lung lay. Chân này "đẩy cây" việc dạy dổ hiếu thảo con trẻ cho chân kia.
Gia đình vì đuổi theo cuộc sống vật chất quá tất bật, kinh tế đổi thay, đời sống gia đình không ổn cớ và không được tình họ hàng làng nước và đại gia đình hổ trợ như ở VN và Trung Quốc. Lại thêm sự hưởng lạc phóng khoáng về tình dục 5 cha 7 mẹ, chấp nối, ly dị, không ai có trách nhiệm dạy bảo con cái, coi như chúng là các đứa trẻ hoang, căn bản chữ Hiếu ở gia đình giáo dục là một điều huyễn tưởng.
Còn học đường ở Mỹ, ngay ở các lớp mẫu giáo, sơ học, tiểu học không có sách "Luân Lý giáo khoa thư," hoặc sách truyện "gia huấn ca" để giáo dục trẻ vì nghĩ đó đã là bổn phận của gia đình. Ngay ở lớp học của Mỹ, sự tôn trọng thầy cô không có. Học trò hỗn sược, thầy cô có la mắng chúng tất bị kiện vì không tôn trọng tự do cá nhân. Thầy cô còn liên hệ tình dục với học trò làm nhiều điều tồi bại như trong năm 1998 một cô giáo đã có gia đình rồi đã "abuse sex" với một cậu học trò 13 tuổi của mình đến có con với nó. Bị tù ra lại vẫn tiếp tục tằng tịu với đứa học trò "cưng" của mình.
Còn nhà thờ thế nào" Cũng còn khuya mới lo! Các cha hay mục sư may lắm mới nói được mười phút vào dịp Father day, Mother day và nếu có nói cũng chưa hoàn toàn thấu đáo được truyền thống đạo Hiếu của Việt Nam và Đông Phương vì các ngài còn phải bận tâm giảng tín lý, thần học là việc chính của nhà thờ. Việc giáo dục chữ Hiếu ở Mỹ thực tế là không có.
Đã không có giáo dục để noi theo, sự Hiếu thảo ở Mỹ lại không được luật pháp che chở và bảo vệ. Trong Hình Luật không có điều khoản nào trừng phạt hay lên án các người con không nuôi dưỡng săn sóc bố mẹ già yếu vì Hoa Kỳ quá đề cao tự do nhân quyền, ai muốn thì làm không được bắt ép. Vả lại họ viện lý đã có cơ quan An Sinh Xã Hội nuôi dưỡng cho các nguời cao niên đau yếu. Việc hiếu thảo là tùy tâm không cần gì phải luật pháp can thiệp.
Vì đã không được giáo dục và luật pháp chú trọng đến việc thực thi chữ Hiếu nên lớp trẻ sau này ngày càng coi rẻ sự hiếu đễ, thảo kính với cha mẹ, chúng còn nghe băng đảng về làm tiền cha mẹ, đi đến giết cha mẹ như hai anh em nào mới đây để hưởng gia tài sớm.

TRẢ HIẾU, MỘT VẤN NẠN TỦI HỔ

Những gia đình người Việt di tản tỵ nạn sang Mỹ thì cứ một cặp vợ chồng kéo theo vài đứa trẻ đến một tiểu đội trai gái vị thành niên.
Sau một thời gian ổn cố 2 đến 5 năm một khi trong số chúng nó đứa đủ lông đủ cánh, chúng bỏ đi ở riêng hoặc lập gia đình thì chúng thản nhiên bỏ rơi cha mẹ mà chúng cho là một gánh nặng cho chúng.
Các bậc cha mẹ lúc bỏ nước ra đi thường đã hưởng tuổi 50,60, văn hóa sinh ngữ không theo kịp sự đổi đời, công ăn việc làm dù có kiếm được cũng chỉ là tiền công "có con", còn các người già bệnh thì được An Sinh Xã Hội cho ăn tiền già hay tiền bệnh gọi là SSI. Có nhiều hay ít tiền, các cụ vẫn trông mong được chung sống với các cháu vì đất lạ quê người phải nhờ cậy lẫn nhau.
Người Việt có câu "Trẻ cậy cha, già cậy con" các cụ sang Mỹ không dám cậy cái công làm đầu tầu đem lũ "hậu sinh khả uý" qua. Nhiều gia đình có các cụ phải chịu tủi nhục bị lũ trẻ mắng nhiếc, dằn vặt, hắt hủi của con đẻ lẩn con dâu và lũ cháu học đòi lối sống theo văn hóa lai tạp ở Mỹ.
Đối với truyền thống hiếu thảo của Việt Nam, có thể nói là chúng trở nên bất nhân, bất nghĩa, đại bất hiếu. Hầu như đa số các cụ già đều than khổ, phàn nàn, lên án chúng bất hiếu trong các phạm vi khác nhau như sau:
1/ Bắt chước thói rởm của lũ trẻ ở Mỹ: Ở đâu tất theo phong thổ đấy, thanh thiếu niên Việt Nam tất nhiên phải đi học hay làm việc sống chung đụng với bạn bè ở lớp học, sở làm. Thời gian về ở với gia đình rất ít, lắm nhà không có nên cha mẹ muốn "giấy rách phải giữ lấy lề" lên lớp qua huấn cho chúng thì cũng công cốc. Các cụ động nói gì phải trái với chúng thì bị phản bác quyết liệt là xâm phạm đời sống riêng tư của chúng. Có lỡ tay đánh chúng, lập tức bị chúng kêu 911 sở Xã Hội, đến can thiệp ăn nói rất hỗn xược, không còn những danh từ kính cẩn thưa, gửi, bẩm trình, mà chúng cho là "cải lương" mà chỉ rặt những từ mất dạy Stupid, crazy, shit, fuck...
Có những đứa con hư đốn tới nỗi a dua với băng đảng về tống tiền cha mẹ để có tiền hút ma túy.


Với lớp trẻ có trình độ Bachelor, Master, Ph. D. thì có người cho rằng Nho giáo bày đặt đạo Hiếu để củng cố chế độ phong kiến. Có hiếu với cha mẹ thì mới trung với vua. Chữ Hiếu thời đại nay thành hủ lậu rồi, vì ở Mỹ các cha mẹ già yếu bệnh tật đã có An Ninh Xã Hội lo đầy đủ cho với tiền thuế của lũ con trẻ đóng cho rồi. Các hành vi hiếu thảo như nâng giấc, đi thưa về trình, bẩm báo, thăm nom lỉnh kỉnh làm mất thì giờ vàng ngọc của chúng. Ngày nghỉ ngày lễ bị ngày relax và enjoy của chúng. Bắt buộc chúng làm là trác với nhân quyền được ghi trong Hiến Pháp!
2/ Chối bỏ cha mẹ vì họ không theo kịp mức sống tiên tiến: Ở Việt Nam thời trước các người con được các cha mẹ quê mùa nghèo khổ tần tiện nuôi nấng cho chúng ăn học đậu làm thông phán, huyện phủ. Đến khi chúng đã nên danh rồi chúng chối bỏ cha mẹ chúng vì họ có bề ngoài lam lũ hay không sang cả với địa vị xứng đáng của chúng.
Nói cách khác chúng mắc cở khi phải nhận cha mẹ xuất thân giới bần hàn hay ít học. Đi hỏi vợ con nhà khá giả, chúng nhờ hoặc thuê các người có bộ vó lịch sự, biết ăn nói lịch lãm đóng kịch làm cha mẹ hay đứng làm chủ hôn cho chúng.
Nay di cư sang Mỹ, một người tiên tiến (advanced) về mực sống tiện nghi, y tế phòng ngừa, tìm cách tránh mọi phiền toái người khác. Các bậc cha mẹ phần đông là lớp người thuộc thế hệ trước, không hiểu hoặc giả không muốn hiểu, vẫn giữ tập quán của mình như ăn trầu, hút thuốc, la lối con cháu, kể cả, răn bảo v.v... không thích ứng với nếp sống, quá tự do vị kỷ giữ riêng tư (personal, private) nên không thể chung sống với chúng.
Cha mẹ Việt di cư đều bị cú sốc văn hóa (Culture shock). Nhiều gia đình, cha mẹ chịu không nổi lời trì chiết, làm mình làm mẩy của các nàng dâu, các cháu oắt tì làm khôn làm song với ông bà nội ngoại của chúng.
Vì dị biệt văn hóa trong lối sống Đông và Tây, cổ hủ và tân tiến mà bà nữ sĩ người Mỹ Pearl Buck trong tác phẩm "Mother" đã tả một bà mẹ người Trung Quốc quê mùa bị con trai mình đẻ ra và nàng dâu tân tiến hắt hủi đuổi về Tàu lại vì không biết làm "Baby Sister" cho cháu.
Nhà văn Trần Quán Niệm, một dân diện H.O trong truyện "Bà Nguyễn Thị Rớt" tả rất trung thật một bà mẹ "Việt Nam" theo con trai di cư qua Mỹ bỡ ngỡ đủ thứ sinh ra nhiều truyện buồn cười. Bà cụ lạc đường nói nhà mình ở phố có cái tên STOP (vẽ lại nữa giò móc xong chữ Stop). Tên con trai là Đít thay vì Dich, tên nàng dâu người Mỹ là Đen Sì đúng ra là Nancy, tên cháu nhỏ là tai vịt thay vì David. Sau vì bà có tính hà tiện và không biết vệ sinh đã dỗ cháu bằng cách cho nó ăn đồ ăn mốc, đứa nhỏ sốt nóng phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Thế là Đít và con dâu Đen Sì gửi mẹ Mốc vào nhà dưỡng lão cho rãnh nợ.
3/ Ích kỷ đến mất tính người
Sau đây là một chuyện điển hình nghe kể ở hội Cao niên Santa Ana.
Một thanh niên được cha mẹ hy sinh bán hết nhà cửa cho đi vượt biên bằng thuyền cùng với mẹ. Mẹ không may bị chết đuối ngay tại bãi. Cha vì bệnh ở lại đi sau. 4 năm sau anh ta làm giấy bão lãnh chị cha qua.
Ba năm hai cha con sống với nhau, người cha tần tảo đi lượm lon và trồng rau bán để nuôi anh ta học đậu được Y khoa bác sĩ, chỉ 1 tháng sau đó thì người cha được đúng tuổi hưởng tiền già SSI. Anh bác sĩ non này công thành danh toại muốn lập gia đình với một cô bạn cùng học. Anh ta nói với người cha:
- Ba nay có tiền già rồi. Ba có thể tự túc ra ở riêng một mình. Còn ở chung với con sắp lấy vợ thật bất tiện vì tụi con còn dự định đi học chuyên khoa 4 năm nữa. Ba sắp xếp ngay ngày mai vào viện dưỡng lão. Ở đây có nhiều cụ Việt Nam tha hồ đánh cờ, nghe T. V nói tiếng Việt, xem video phim Hông Kông. Ở đó họ săn sóc chu đáo lắm, đi đâu có xe đưa đón tập thể.
Thế là không đợi sự đồng ý của người cha, ngay sáng hôm sau ông bác sĩ lôi cha già chở vào Nursing Home không hẹn ngày tái ngộ.
Chuyện con cái bạc đãi bỏ bê cha mẹ ở Mỹ đã trở thành truyện dài nhân dân tự vệ. Nhiều khi các cụ già gặp nhau chỉ nhìn với đôi mắt thảm thiết, không nói một câu, là người ta đã biết các cụ đang thông cảm với nhau về chuyện con cái "bất hiếu" "bất mục" rồi.

Sự hiếu thuận trong gia đình, theo tiến sĩ Nick Stinett, thuộc viện Đại học Alabama nghiên cứu thì có 6 yếu tố tạo thành:
1/ Nhận chân rằng gia đình là quan trọng nhất: nếu người ta chú trọng đến cá nhân nhiều hơn gia đình, thì đương nhiên gia đình không còn là cơ sở kết nối ràng buộc tình hiếu nghĩa với nhau.
2/ Thời giờ sống chung với nhau dài lâu để tạo những truyền thống và kỷ niệm mật thiết cho sự hiếu thảo.
3/ Đối thoại và thông cảm tình thương ruột thịt.
4/ Biết cảm ơn nhau, biết ơn nhau.
5/ Xây dựng đời sống tinh thần cao.
6/ Cùng nhau giải quyết vấn đề trong và ngoài gia đình.
Sự đua đòi vật chất mua sắm hưởng thụ dễ khiến cho đời sống tinh thần bị thui chộït.
Nghĩa vụ trả hiếu cha mẹ ở Mỹ hầu như chỉ có hình thức hời hợt, gửi cạc chúc, tặng món quà cho 2 ngày lễ cha và lễ mẹ. Cha mẹ rủi sớm yếu đau dài hạn tụi con tìm cách gửi ngay vào viện dưỡng lão, chớ đâu có việc quạt nồng ấm lạnh, trưa sớm vấn an, chúc thọ như của VN và Trung Quốc.
Rồi đây ở nước Cờ Hoa sẽ vào thời kỳ luời đẻ, sợ đau, chỉ nuôi trẻ sinh ra từ ống nghiệm, thì chữ Hiếu trở nên chuyện huyền thoại cổ tích. Bọn hậu sinh Việt Kiều không chừng sẽ "funny" khi nghe câu hát
Đêm đêm khắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con

LÊ TÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến