Hôm nay,  

Cảm Nghĩ Về Nước Mỹ

26/11/200200:00:00(Xem: 224979)
Người viết: Nguyễn Hữu Trạc

Bài tham dự số 67\VBST

Tác giả 79 tuổi, sinh năm 1921 tại Hà Nội, cựu sĩ quan QLVNCH. Hồi hưu từ 1990, sau 13 năm phục vụ tại cơ quan JTPA, Bắc Cali. Hiện cư trú tại Westminster, Nam Cali.


Trong suốt thời chiến tranh tại Việt Nam, với tư cách là một quân nhân QLVNCH, tôi đã được chứng kiến những giai đoạn kế tiếp nhau trong tiến trình tham chiến và rút quân của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam.

Năm 1955, chính quyền Dwight Eisenhower thành lập Phái Bộ Viện Trợ Cố Vấn Quân Sự (Military Assistance Advisory Group viết tắt là MAAG), với 300 nhân viên. Năm năm sau, phái bộ này tăng lên 900.

Năm 1961, chính quyền John F. Kennedy gửi sang Việt Nam 3,000 chuyên viên về du kích chiến. Sau đó, quân số Mỹ lên tới 16,000 để phục vụ trong quân lực VNCH với tư cách cố vấn chiến đấu (combat advisor).

Sau cùng, sau khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ với vụ thảm sát TT Ngô Đình Diệm, TT Johnson đã cho đổ bộ những đơn vị chiến đấu độc lập đầu tiên lên Đà Nẵng. Vào lúc TT Johnson rời khỏi chức vụ, Hoa Kỳ đã gửi qua Việt Nam một tổng số binh sĩ lên tới 550,000 người.

KỲ VỌNG VÀ THẤT VỌNG

Sau khi Hiệp Định Genève được ký kết năm 1954 quy định việc Cộng Sản phải rút kết quân ra khỏi vĩ tuyến 17, Cộng Sản chỉ cho tập kết ra Bắc một số ít binh sĩ nhưng lại lén lút để lại miền Nam một lực lượng "nằm vùng" khá lớn.

Trước những vi phạm các điều khoản của Hiệp Định một cách trắng trợn và nhất là qua những hoạt động du kích mỗi ngày thêm gia tăng trên khắp lãnh thổ miền Nam, đặc biệt tại các vùng quê, tôi vui mừng được thấy sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ để chia xẻ với Quân Lực VNCH gánh nặng Chống Cộng Sản xâm lăng.

Tuy nhiên, trong các giai đoạn kế tiếp, đã không khỏi thất vọng.

Trong biến cố Tết Mậu Thân, Quân Lực VNCH rõ ràng đã toàn thắng Cộng quân, nhưng cuộc chiến thắng này đã bị dư luận Mỹ cố tình để mây mù bao phủ. Người chiến binh VNCH không khỏi ngỡ ngàng, "bán tin, bán nghi" không biết Hoa Kỳ đã có những mưu định thầm lén nào khi các việc tiếp vận cho quân đội miền Nam đã bị ngưng trệ, hay khi phong trào phản chiến gia tăng, truyền thông Mỹ cực lực chống đối sự tham chiến và một, hai đòi Hoa Kỳ phải rút quân về.

Dấu hiệu chuyển hướng của Mỹ đã lộ rõ khi chính quyền Nixon quyết định đảo ngược tiên trình "Mỹ hóa chiến tranh VN" (Americanization of the VN war) để thay thế bằng một tiến trình mới chủ trương "Việt Nam Hóa chiến tranh (Vietnamization of the war), một tiến trình mà chúng tôi linh cảm như một hành động "phủi tay", rũ bỏ trách nhiệm mà họ đã cam kết với chính quyền miền Nam."

Nhìn vào những cuộc "đi đêm" giữa Kissinger và Lê Đức Tho, tôi đoán biết bọn người này đang trả giá để, một bên bán đứng miền Nam và một bên khác, cò kè sao cho mua được xứ sở này với một giá hời nhất.

Mặc dầu Kissinger cố thuyết phục TT Nguyễn Văn Thiệu với những lời cam kết sẽ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho miền Nam mà tôi cho là thuộc loại "đãi bôi, cửa miệng" Quốc Hội Hoa Kỳ đã cương quyết cúp hết mọi nguồn tiếp tế và viện trợ cho miền Nam.

Kết quả là quân đội miền Nam đã bị lâm vào cảnh túng thiếu cùng cực, thiếu xăng nhớt để phi cơ có thể thực hiện được các phi vụ cần thiết, thiếu đạn dược và thiếu tiền bạc để chi vào các nhiệm vụ sưu tầm tin tức tình báo thiết yếu nhất cho các cuộc hành quân.

Đến đây, cảm nghĩ chung của những quân nhân QLVNCH chúng tôi là hoàn toàn hết tin tưởng vào người bạn đồng minh Hoa Ky.

Hậu quả của những hành động bội ước và chà đạp lên "trí tín" kia là miền Nam, với tính cách một thực thể đã từng được 52 quốc gia trong Thế Giới Tự Do thừa nhận, đã bị xóa bỏ khỏi bản đồ thế giới.

TÌNH CỜ Đọc "The Real War" của Cựu TT. Nixon

Đặt chân lên đất Mỹ sau những ngày sôi bỏng của Tháng Tư Đen 1975, mặc dầu được hưởng an bình và đầy đủ vật chất trên mảnh đất tạm dung này, tâm tư tôi luôn luôn bị day rứt, phần vì mặc cảm tội lỗi của chính mình, phần vì sự xử sự "bất trung" của người bạn đồng minh Hoa Kỳ.

Năm 1988, tình cờ một hôm, tôi được cầm trong tay cuốn "The Real War", tác giả là Cựu TT Richard Nixon. Tôi say mê đọc hết chương "The Vietnam Syndrome" (Hội Chứng Việt Nam) trong đó vị Tổng Thống đã tình cờ chia xẻ với tôi tất cả những cảm nghĩ chua sót về chiến tranh Việt Nam.

Lần đầu tiên, tôi đã tìm thấy nơi ông một "bạn đồng minh trung thực, can đảm và có lòng" khi ông lên tiếng đích thân nhìn nhận những lỗi lầm của Hoa Kỳ về chiến lược và chiến thuật.

Tôi cũng cảm thấy hả dạ khi nghe ông mạt sát báo chí và truyền hình Hoa Kỳ đã manh tâm bóp méo sự thật khi họ mô tả những chiến thắng của Quân Lực VNCH trong trận Tết Mậu Thân năm 1968 và trong cuộc hành quân Hạ Lào năm 1972 như những cuộc bại trận thê thảm.

Vị nguyên thủ này cực lực đả kích các chính trị gia trong lưỡng viện Quốc Hội đã triệt để khai thác xì căng đan "Watergate", để tước bỏ hết quyền lực chiến tranh (war power) của ông cũng như vị Tổng Thống kế vị là G. Ford. Do đó, không thể trừng phạt những vi phạm Hiệp Định Ba Lê của Bắc Việt. Ông cũng đả kích việc lưỡng viện cúp hết viện trợ quân sự và kinh tế cho miền Nam. Chính vì vậy mà Bắc Việt đang từ chỗ thấm đòn vì các vụ oanh tạc miền Bắc và phong tỏa hải cảng Hải Phòng, phải ngoan ngoãn ngồi vào bàn hội nghị, đã đột nhiên vùng lên, chuyển bại thành thắng nhờ tinh thần chủ bại tại Hoa Kỳ.

Sau cùng ông Nixon đã nhấn mạnh rằng "nếu ông có đủ quyền hành bắt Cộng Sản phải thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của Hiệp Định Ba Lê, tình hình chắc chắn đã đổi khác và trong khi Bắc Việt rút về Bắc Vĩ Tuyến 17 thì miền Nam đã vươn lên như một quốc gia tự do giống như Nam Hàn ngày nay vậy!"

Đọc cuốn "The Real War" và bài "The Vietnam Syndrome" của Cựu TT Nixon, điều mà tôi cảm thấy hãnh diện nhất là khi được thấy vị nguyên thủ này phê bình về người chiến sĩ VNCH như sau: "Thật là hết sức bất công nếu ta đỗ lỗi cho người chiến binh VNCH mà đa số đã chiến đấu anh dũng và xuất sắc chống lại những nghịch cảnh ghê gớm" (It is grossly unfair to put the blame on South Vietmansese's fighting men, the great majority of whom fought bravely and well against overwhelming odds).

Tôi cũng cảm thấy nhẹ nhõm tâm tư sau khi được biết những cảm nghĩ của mình về chiến bại Việt Nam đã được TT Nixon chia xẻ trong tác phẩm của ông, do đó nỗi oán hận của tôi về sự phản bội của Hoa Kỳ cũng tạm nguôi.

VỚI CON MẮT THỰC TẾ

Sau trên 2 thập kỷ, Hội Chứng Việt Nam giờ đây đã lui vào bóng tối quá khứ. Trước việc đã rồi, tôi muốn để cho oán hận, chua sót lắng xuống để nhìn Hoa Kỳ với con mắt thực tế và cởi mở hơn.

Trước hết, tôi muốn đề cập đến Hoa Kỳ với tính cách một đại cường đứng vào bậc nhất Thế giới. Thực vậy, không ai có thể phủ nhận được rằng Hoa Kỳ tuy mới lập quốc cách đây trên 200 năm nhưng đã vươn mạnh lên để trở thành một quốc gia có nền dân chủ pháp trị vững mạnh với những quyền tự do hiến định, tự do đến nỗi có thể bắt một Tổng Thống ra cung khai trước lưỡng viện Quốc Hội, như trường hợp TT Bill Clinton trong vụ án tình "Monicagate."

Khuynh hướng tự do của Hoa Kỳ hầu như không có "biên giới" và thường được phát triển theo một đà tiến mà nhiều người cho là quá trớn. Chính cái tự do quá trớn này đã đưa Hoa Kỳ lên địa vị một quốc gia đứng đầu về tội phạm hung bạo.

Trong tác phẩm "Where we stand", các đồng tác giả Michael Wolf, Peter Rutten và Albert F. Bayers đã viết như sau: "Nếu đem so sánh với nhiều quốc gia tiên tiến khác, rõ ràng là Hoa Kỳ đã vượt họ quá xa trên lãnh vực tội phạm. Hoa Kỳ đúng là một khẩu súng còn đang bốc khói, bằng chứng về những gì vừa xảy ra khi sự băng hoại của xã hội được hòa trộn với sức mạnh của súng đạn. Có thể nói rằng tội phạm hung bạo xảy ra khắp nơi trên đất Mỹ, ngoài đường phố, nơi công viên (trường hợp hai du khách người Anh bị tấn công tại Central Park, trong tháng 6 năm 2000 tại Nữu Ước ngay giữa ban ngày). Thậm chí đến học đường, tại các lớp tiểu học súng đạn cũng gây chết chóc cho một bé gái 7 tuổi mà thủ phạm không ai khác hơn là một bé trai cùng lứa tuổi."

Bên cạnh những tệ đoan trên, để cho được công bằng, ta không thể quên được rằng Hoa Kỳ là một đại cường với một quân đội hùng mạnh nhất trên Thế giới đã chiến thắng oanh liệt trong Đệ Nhị Thế Chiến. Quân đội Mỹ không thiếu gì các tướng lãnh tài ba, giàu kinh nghiệm về chiến thuật và chiến lược. Chưa hết, Hoa Kỳ còn là một quốc gia có tiềm năng sản xuất chiến cụ vĩ đại, có một kho võ khí hết sức phong phú kể cả các loại võ khí hạch tâm và hóa học. Có thể nói rằng, Hoa Kỳ ngã về phe nào là các cân lực lượng nghiêng về phía đó.

Rất tiếc nhận xét trên không được áp dụng cho trường hợp chiến tranh Việt Nam. Thực vậy, cuộc chiến tranh này đã trở thành một ngoại lệ. Quân đội Hoa Kỳ đã không chiến thắng không phải vì tướng bất tài, vì tinh thần quân sĩ bạc nhược hay vì Cộng Quân thiện chiến hơn mà chỉ vì các tướng lãnh của họ đã các chính trị gia của xứ này "bó chân, bó cẳng" cố tình lèo lái cuộc chiến tranh theo chiều hướng chính trị "tiêu cực.".

Trong Đệ Nhị Thế Chiến, sở dĩ Quân đội Hoa Kỳ đã chiến thắng vẻ vang quân đội Đức Quốc Xã và quân đội Nhật lý do là vì vị Tổng Thống Hoa Kỳ thời đó đã có quyết tâm theo đuổi một cuộc chiến tranh mà không riêng riêng gì người Âu Châu mà cả nguời Hoa Kỳ đều cho là hết sức cần thiết cho sự sống còn của cả thế giới nói chung và quốc gia của chính họ nói riêng.

Trái lại, trong thời chiến tranh VN, các Tổng Thống như John F. Kennedy, Lyndon B.Johnson đều là những vị nguyên thủ mà tài năng thiên về chính trị hơn là quân sự, do đó những quyết định của họ, phần lớn không phù hợp với đường lối quân sự.

Ngoài ra, còn phải kể đến một yếu tố vô cùng quan trọng mà chính Thống Tướng Westmoreland đã nêu lên trong một cuộc phỏng vấn mới đây của báo chí khi ông nhấn mạnh rằng "nếu Tướng Giáp có thể thí quân theo chiến thuật "biển người" để chiếm cho bằng được một mục tiêu thì trái lại, trong quân đội Hoa Kỳ, ông không được quyền làm như vậy mà phải tôn trọng sinh mạng của binh sĩ, nếu không sẽ bị cắt chức ngay". Hơn nữa, nếu tướng Giáp có thể theo đuổi một cuộc chiến tranh trường kỳ thì trái lại quân đội Hoa Kỳ cần phải "tốc chiến,tốc thắng" trong một hạn định tương xứng với một nhiệm kỳ Tổng Thống (hay hai là cùng). Sự khác biệt giữa 2 chế độ tự do và cộng sản là ở chỗ đó!

Trong 25 năm qua, người Việt hải ngoại đã từng được chứng kiến nhiều cuộc vận động tuyển cử Tổng Thống tại xứ này và họ cũng đã có được nhiều nhận xét khá thích thú. Trong những dịp này, báo chí và truyền hình được đem xử dụng làm phương tiện để "bươi" tất cả những cái xấu xa trong đời tư của các ứng cử viên.

Quần chúng hầu như đã quá quen thuộc với phương thức bôi lọ cá nhân kia, bôi lọ về các hành động tham nhũng, lạm dụng quyền thế và nhất là những bê bối về đời sống tình dục v.v...Cũng trong các cuộc vận động này, người dân được biết giá trị của tiền bạc. Tiền bạc là huyết mạch quyết định phần lớn sự thành bại của một ứng cử viên.

Nói đến tiền, dư luận chung đều đồng ý rằng tiền bạc chi phối đời sống của người dân Hoa Kỳ một cách nặng nề. Tiền bạc đã trở thành như một mục tiêu tối hậu để mọi người tiến tới. Một cô gái Hoa Kỳ sẵn sàng khỏa thân để làm người mẫu trưng trên bìa của tờ Playboy để đổi lấy vài ngàn đôla hay hàng trăm cô khác đã nộp đơn xin được làm người tình của một nhà triệu phú mà họ chưa hề biết "mặt ngang, mũi dọc" ra sao.

Tóm lại, ở đất nước Hoa Kỳ này, nghèo là một bất hạnh lớn và có tiền thì có thể mua được hết, đúng theo câu ngạn ngữ rất phổ thông của người Việt chúng ta "Có tiền mua tiên cũng được".

Trên lãnh vực giáo dục, tại học đường, con trẻ được dậy dỗ nhiều về kiến thức tổng quát, về khoa học và kỹ thuật học nhưng không hề thấy có dậy về đạo lý. Trai gái học chung trường khi lớn lên, đến tuổi dậy thì, được tự do luyến ái. Theo sự tiết lộ của Trung Tâm Quốc Gia đặc trách về Thống Kê Y Tế, tỷ lệ gái vị thành niên có con ở mức độ cao nhất chưa từng thấy từ trên một thập niên nay. Tại xứ Hoa Kỳ này không nghe thấy ai nói đến giá trị của cái được gọi là trinh tiết của người phụ nữ.

Tình dục đã tìm thấy ở Hoa Kỳ một môi trường rất thuận lợi. Trai gái lớn lên đã dấn thân vào tình dục như những con thiêu thân nhảy vào lửa đỏ. Một cậu trai trước khi vào hôn nhân cũng có thể đã ăn nằm với hàng chục cô bồ gái (girlfriend) và trái lại, một cô gái Hoa Kỳ trước khi "lên xe hoa" cũng đã có thể qua tay hằng chục cậu bồ trai (boyfriend). Qua vụ án tình Clinton- Monica suýt làm cho TT Clinton phải tiêu tan sự nghiệp người ta mới nhận thấy từ Tổng Thống xuống đến các nghị sĩ và dân biểu của xứ này, người nào cũng có một thành tích tình dục xúc tích.

THẾ HỆ MỚI

Nếu Hoa Kỳ đối với thế hệ của chính tôi cũng như của những người đồng lứa tuổi chỉ có giá trị như một mãnh đất tạm dung thì giờ đây xứ sở này đã trở thành nơi chôn rau cắt rốn của các thế hệ con cháu chúng ta.

Nhìn vào các thế hệ sanh trưởng nơi đây, được ăn học và trau dồi kiến thức của nền văn minh Hoa Kỳ nặng nề về khoa học và kỹ thuật học, tôi không khỏi mừng thầm trước những cơ may mà họ được hưởng thụ. Trong khi biến cố tháng Tư năm 1975 đem lại niềm tủi hận cho những người thuộc thế hệ chúng tôi thì cũng biến cố này, đã đem lại cơ may hiếm có cho các thế hệ con cháu chúng ta. Tất cả đã tìm thấy ở xứ Hoa Kỳ này một mảnh đất cơ hội để họ có thể phát triển tài năng. Một vài trường hợp điển hình sau đây được nêu lên để hỗ trợ cho quan niệm "Hoa Kỳ là mảnh đất đãi ngộ di dân".

Trường hợp của Jean Nguyễn- Cô là ái nữ của một sĩ quan QLVNCH. Khi theo cha mẹ sang Hoa Kỳ lánh nạn Cộng Sản, cô chỉ mới 10 tuổi xanh. Lớn lên cô đã ý thức được lý do tại sao gia đình cô phải rời bỏ quê hương VN. Với ý chí nối nghiệp thân phụ, cô đã mạnh dạn tình nguyện gia nhập Võ Bị West Point. Cô đã trải qua những giai đoạn huấn luyện thật cam go về thể chất cũng như về học vấn và sau cùng đã tốt nghiệp võ bị trước sự kinh ngạc của các bạn đồng khóa và ngay cả Ban Giám Đốc nữa.

Nhân ngày TT R. Reagan tuyên thệ nhậm chức, cô đã được mời đến dự lễ để ông có dịp giới thiệu với cử tọa. Ông đã mượn trường hợp của Jean Nguyễn để nhắn nhủ người Mỹ như sau: "Nhờ ý chí và lòng cương quyết, điều mà người ta nghĩ là không thể làm được lại chính là điều có thể thực hiện được. Đó là trường hợp của Jean Nguyễn" khiến cho toàn thể hội trường đều đứng dậy vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.

Trường hợp của Khoa Học Gia Nguyễn Hữu Tuệ- Sau khi tốt nghiệp Dược Khoa năm 1973, Ông Tuệ phục vụ trong Quân Lực VNCH với tư cách Dược Sĩ trưng tập. Khi biến cố 30-4 xảy ra, ông cùng đơn vị di tản sang Hoa Kỳ.

Khi tạm trú tại Nữu Ước, ông theo học Dược Khoa Kỹ Nghệ tại Đại Học St John tốt nghiệp Cao Học rồi phục vụ tại Hãng Bào Chế Syntex Lab, Palo Alto-1980, được thâu dụng và phòng thí nghiệm Takeru Higuchi tại Đại Học Kansas- tốt nghiệp Tiến Sĩ Hóa Học Dược Khoa năm 1984 và hiện là Giám Đốc Khảo Cứu và Phát Triển dược Khoa của Công Ty Genentech Inc tại San Francisco.

Còn rất nhiều trường hợp khác được ghi nhận trong đó phải kể đến hàng trăm chuyên viên và kỹ sư VN đang phục vụ trong chương trình không gian NASA tại Texas, một số đông bác sĩ, luật sư đang hành nghề tại nhiều thành phố trên toàn quốc.

Riêng về thương gia, phải nói rằng họ đã thành công vượt bậc. Tại các nơi có đông người Việt tập trung, các siêu thị, tiệm ăn mọc lên như nấm. Đặc biệt tại Nam Cali, Little Saigon đã nổi bật để trở thành thủ phủ của ngươiø Việt hải ngoại.

KHÍA CẠNH TIÊU CỰC

Hoa Kỳ là mảnh đất của cơ hội để người gốc Á đến sinh sống, lập nghiệp và thành công, nhưng xứ sở này cũng không phải là lãnh địa của sự dung nạp hiền hòa.

Trong khi được tiếng là một quốc gia văn minh và cường thịnh vào bậc nhất thế giới thì trái lại, Hoa Kỳ cũng là nơi mà nạn kỳ thị chủng tộc được coi là trầm trọng nhất. Chính nạn kỳ thị này đã tạo nên nhiều thảm kịch và một hàng rào ngăn cản khối thiểu số da màu trong đó có người Việt hải ngoại với khối đa số da trắng.

Đề cập đến nạn kỳ thị chủng tộc, có dư luận trong số di dân đã mỉa mai châm biếm như sau: "Tượng Thần Tự Do của Hoa Kỳ xoay mặt về Âu Châu và xoay lưng vào Á Châu".

Qua phần trình bày trên, ta thấy rõ 25 năm sau quốc nạn tháng Tư, 1975, người Việt hải ngoại đã trải qua nhiều biến đổi. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là để đổi lấy tự do, an bình và ấm no, người Việt chúng ta phải chấp nhận nhiều mất mát và bất đắc ý khác.

NGUYỄN HỮU TRẠC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,204,512
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến