Hôm nay,  

Người Mỹ Lạc Loài

26/11/200200:00:00(Xem: 281199)
Người viết: Nguyên Nhung

Bài tham dự số 65\VBST

Đây là chuyện một chàng Mỹ lạc loài vào xóm Việt, gia đình Việt. Người viết khuê danh Nguyễn thị Nhung, sinh năm 1949, cho biết bà "sang Mỹ năm 1992, gia đình HO". Hiện định cư tại Houston, Texas.


Tên hắn là Robert, một người Mĩ trăm phần trăm tóc vàng mắt xanh, sinh trưởng ở miền Trung Florida, nơi có những bãi biển đẹp tuyệt vời và khí hậu ấm áp quanh năm. Thỉnh thoảng, có những trận cuồng phong thổi qua, đã tàn phá nhà cửa cùng hoa màu của những cư dân vùng ấy.

Người ta đã thân mật gọi Robert là Bob. Dáng dấp hắn bé nhỏ nhưng rắn rỏi vì đã qua vài năm trong quân ngũ, xem ra hắn có vẻ già trước tuổi dù chưa tới ba mươi.

Thuở nhỏ, Bob đã có những ngày thơ êm ả, nhà hắn có ba anh em, Bob, thằng Bill và con em út Nancy sống trong một trang trại có những vườn cam vàng ối, ngọt lịm. Thế mà định mệnh như một bàn tay tai quái đã phủ chụp xuống đời Bob. Năm Bob lên mười tuổi thì cha mẹ hắn qua đời sau một tai nạn xe hơi. Cái chết của cha mẹ còn hơn cả trận cuồng phong thổi vào mảnh vườn ấu thơ của anh em Bob, bỗng dưng một sáng một chiều đã tan đàn xẻ nghé. Thằng Bill được một cặp vợ chồng hiếm muộn xin về Boston, thuộc tiểu bang Massachusset, còn con em bé Nancy bụ bẫm, dễ thương thì có một người họ xa đón về Virginia. Riêng Bob, số phận hẩm hiu hơn, mãi mới có một bà cô họ dở người đón hắn xuôi về phương Nam, thành phố Houston, thuộc tiểu bang Texas.

Sở dĩ có sự kém may mắn này là vì thằng Bill và con Nancy giống mẹ nên mặt mũi sáng sủa, dễ gây thiện cảm cho nên được chọn trước, còn lại Bob nhỏ con, mặt choắt như quả trám, đôi mắt xanh ánh lên tia nhìn nghịch ngợm cho nên người ta ngại ngần sợ rước của nợ vào thân. Về sau thì Bob cũng lờ mờ nhận ra rằng, hắn chỉ là thứ "chó kiểng "cho vui nhà vui cửa, rồi đến khi hắn càng lớn lên thì dưới mắt bà cô già Linda, hắn chỉ là thứ "chó ghẻ" cần phải tống đi cho đỡ chướng mắt.

Mỗi lần nhắc đến bà Linda béo mập, Bob lại có cái cảm giác ớn ợn như đã no mà còn phải ăn thêm một phần ăn những mỡ là mỡ. Hắn không biết phải mô tả thế nào về bà cô miền đồng cỏ Texas này. Mụ có cái giọng ồm ồm của người đàn ông "country" thô kệch, không hề biết đến thời trang là gì. Mới nhìn mụ người ta cứ tưởng mụ đang sống ở thế kỉ mười chín, với chiếc áo kín cổ kết đầy đăng ten và chiếc váy vải cứng sột soạt phủ quá gối, khi mụ bước đi, cái thân hình với những khối thịt núng nính như muốn rung chuyển mặt đất. Đã vậy mụ lại còn khó tính, khó nết cho nên không một gã đàn ông nào dám mạo hiểm " sờ " vào đời mụ cả, chính vì thế mà mụ lại càng có vẻ ác cảm với những phụ nữ ít phốp pháp hơn mụ.

Mỗi buổi sáng chủ nhật, Bob ngoan ngoãn theo bà Linda đến nhà thờ, mặc dù được giảng giải cặn kẽ thế nào đi nữa, Bob cũng không làm sao hiểu nổi những bài dụ ngôn tối nghĩa trong kinh thánh, nhất là những bài nói về ngày tận thế, hắn chẳng bao giờ mong ngày ấy đến dù có được hứa hẹn đưa lên thiên đàng ngay lập tức, bởi vì hắn nghĩ, những cuộc rong chơi lêu lổng với bạn bè vẫn thú vị hơn nhiều. Bà Linda nuôi hy vọng Bob sẽ trở thành một mục sư, may ra tương lai của hắn mới sáng sủa lên được.

Bob đến trường cho có đến và ra trường chỉ là chuyện tất nhiên. Không có môn nào hấp dẫn hắn bằng môn quân sự, được đi, được chạy, được nhảy, được tập ắc ê để khỏi vùi đầu vào thứ sách vở rối beng trong lớp học Sau đó là Bob vào quân đội, qua những tháng ngày huấn nhục ở California, Bob được phân phối sang một đơn vị bộ binh trú đóng ở Korea. Tại đây, Bob đã có một mối tình đầu tiên với cô bé Đại Hàn, mặt tròn. da trắng, mắt ti hí hay mặc những cái váy đen dài chấm đất. Mùa Đông ở Nam Hàn thật là khắc nghiệt, mặc dù thiếu rau cỏ, Bob cũng không thể nào quen nổi cái mùi nồng nặc tỏi ớt của những hủ kim chi được ủ dưới đất, dự trữ cho mùa đông, mỗi lần theo hướng gió Bob lại thấy buồn nôn, khi ngửi phải cái mùi khủng khiếp ấy. Cô bé Đại Hàn của hắn đã xơi ngon lành những tô mì bự bốc khói với hằng vốc ớt bằm đỏ ối đựng trong thố,Bob đã nhận ra rằng, trong vấn đề ẩm thực thì giữa nàng và hắn, không thể nào tìm được sự hoà hợp, như là " Đông là Đông mà Tây vẫn là Tây ". Nàng mũm mĩm dễ thương như con gấu nhồi bông, nhưng Bob cũng không dám nghĩ đến chuyện đem nàng về quê hương, để cùng nhau chia xẻ những bát ớt lớn trong suốt đời hắn được.

Bob hồi hương sau hai năm ở lính, rồi như là định mệnh, hắn lại chui về căn nhà cũ kỹ của bà cô già, để tiếp tục đưa bà đi lễ mỗi ngày chủ nhật.

Bây giờ thì Bob đã có công ăn việc làm, hắn đang là y tá cho một nhà thương quân đội. Tuy nhiên, bà LInda vẫn hy vọng hắn trở thành mục sư, riêng Bob từ ngày vào lính đến nay, hắn đã học được vô khối tiếng chửi thề, một người như thế thì khó mà trở thành một nhà đạo đức ở một nơi tôn nghiêm, thánh thiện, cho dù tâm hắn rất tốt, đôi khi vô tư như một đứa trẻ nít. Bob lại không có cái diện mạo của một nhà truyền giáo, cứ hình dung khi phải đóng khung trong bộ đồ lớn, với một cái cà vạt lủng lẳng như sợi giây thắt cổ, hắn lại nghẹt thở đến xuất mồ hôi hột.

Bà cô già càng ngày càng mập, tính nết càng khắc nghiệt và kỳ cục đến không chịu nổi, mỗi lần Bob dẫn một đứa bạn nào về nhà, mụ cứ theo tò tò bên cạnh, chiếu cặp mắt xanh biếc như mắt mèo, nhìn chầm chậo vào người đối diện , như ngài cảnh sát bắt thóp thằng ăn trộm. Mấy thằng bạn hắn đều rút lui có trật tự, sau khi còn rủa thêm mấy câu rất là tục tĩu. Đã mấy lần bà Linda còn nói thẳng với Bob là mụ không muốn hắn dẫn về nhà những thằng " chó chết " ấy, và mụ rất phiền khi phải trả lời những cú phôn chẳng ăn nhập gì đến mụ cả. Thật là một mụ gìa quá quắt, đến nước ấy thì Bob phải đi thôi, nhờ vậy hắn mới bất ngờ lưu lạc vào khu chung cư có nhiều người Á châu, mà bấy lâu hắn vẫn xem là dân tộc kém văn minh, đang sống nhờ sống đậu trên xứ sở hắn.

Khu chung cư bề ngoài nom nhếch nhác vậy mà bên trong trông cũng tạm được, lại đầy đủ tiện nghi. Căn phòng Bob ở ngay đầu đường, nhìn ra con đường rợp bóng cây xanh, mỗi buổi chiều khi hoàng hôn xuống, Bob vẫn có cái thú nhìn vạt nắng vàng thoi thóp trên những mái nhà mốc thếch, tháp chuông nhà thờ vươn lên trong rừng cây phiá bên kia công viên. Bob thường ngồi hút thuốc ở lan can, quan sát những nhà Việt Nam sống chung quanh, họ đã làm hắn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, khi hắn thực tình muốn kết thân với họ, luôn luôn hắn nhận được những nụ cười thân thiện và lời mời chào vui vẻ, khác hẳn vẻ khách sáo bên ngoài của người Mỹ, chủ nhân những căn nhà đóng kín cửa, hầu như không muốn mở cửa cho ai bước vào cái thế giới riêng tư của họ.

Mãi rồi Bob cũng quen dần với sự cởi mở của những người hàng xóm, những người đàn bà mỗi buổi sáng liú lo chào hỏi nhau, họ nói nhiều, nhiều lắm, Bob không hiểu gì hết nhưng lờ mờ đoán rằng họ đang tâm sự với nhau về chuyện gia đình, đời sống, con cái chi chi đó. Những đứa trẻ con mới đầu nhìn Bob tò mò, e ngại, sau thấy hắn vui vẻ cũng chạy đến với Bob mỗi lần hắn thơ thẩn đứng chơi trước sân nhà, lòng Bob lại nao nao nhớ đến mảnh đời ấu thơ xa tít tắp, đến thằng Bill, con Nancy, tiếng sóng biển rì rào và vườn cam óng vàng những tiếng chim vui

Nhà hàng xóm của Bob là một cặp vợ chồng Việt Nam trung niên mới định cư ở Mĩ khoảng ba năm, họ có hai đứa con lớn và một đứa còn bé đang học trường Tiểu học, người chồng đi làm ở một nhà máy còn vợ ở nhà chăm sóc gia đình, đưa đón con đi học. Hai đứa con lớn làm thêm tí chút vào cuối tuần, vậy mà với đồng lương khiêm nhượng đó, họ sống có vẻ ung dung lắm, trong khi Bob chỉ có một mình mà lắm lúc hắn đã bấn rốn lên vì tiền.

Bob vẫn nhớ lần đầu được mời sang chơi nhà họ, mặc dù không sửa soạn trước và Bob cũng chỉ là người khách bất đắc dĩ, người vợ đã vui vẻ đi làm ngay món chả giò ăn với bún và rau sống. Nhìn chai nước mắm nguyên chất để trên bàn, tự nhiên Bob liên tưởng đến những vại dưa kim chi ở Đại Hàn năm xưa, hắn buột miệng :

- So hot, so hot....

Người đàn bà thì lại nghĩ khác, bà tưởng hắn than nóng nên đã vội vã chạy lại mở chiếc quạt trần, rồi gật đầu mỉm cười với hắn. Đúng là " Ông nói gà, bà hiểu vịt " , tự nhiên Bob thấy vui vui, hắn đã ngửi thấy mùi thơm của những chiếc chả giò cuộn tròn chiên trong chảo mỡ. Khi mâm cơm dọn lên, người đàn bà đã làm xong món nước chấm, ông chồng mời hắn cuộn thử cái chả giò trong lá xà lách xanh mướt, với một chút bún trắng ngần để ăn với thứ nước chấm ấy, Bob mới khám phá rằng, chưa bao giờ hắn được tận hưởng cái hương vị thơm ngon và tròn trịa đến vậy. Bằng một sự pha chế khéo léo tuyệt vời, người đàn bà giản dị kia không cần sách vở, mà đã hoà hợp được tất cả cái mặn, ngọt, chua, cay của gia vị, để làm nên một thứ nước chấm lạ lùng đến thế. Nó là cả một nghệ thuật, như người hoạ sĩ pha trộn những màu sắc, để vẽ lên bầu trời những áng mây dìu dịu của một mùa xuân biêng biếc.

Bob được một bữa ngon, nó còn ngon hơn nữa ở không khí một gia đình hạnh phúc, cả gia đình họ quây quần quanh mâm cơm, cùng ăn, cùng nói, cùng cười, ấm áp biết bao nhiêu. Qua những tiếp xúc với họ lâu dài, Bob cứ ngạc nhiên rồi ngạc nhiên, trên xứ sở này xem ra họ là những người nghèo khổ, mà sao tấm lòng họ rộng rãi vô cùng.

Bob còn được nhiều lần chung vui với họ trong những dịp lễ lạc hay cúng giỗ tổ tiên. Người nội trợ đã công phu gỡ từng thớ thịt cua trắng ngần, nhồi chung với thịt băm, nấm, củ hành, bún tàu, tiêu tỏi để làm nên món chả cua ngon tuyệt vời, món cá hấp hành xanh cuộn bánh tráng ăn mãi không no, món thịt bò thái mỏng trải lên chiếc chảo nóng bốc khói ăn kèm với các thứ rau cỏ, ngào ngạt mùi hành tỏi phi thơm phức. Trong cái khéo léo hòa hợp các món ăn đi với nhau thật là vừa vặn, Bob đâu dám xem thường cái dân tộc nhỏ bé này nữa, chỉ trong món ăn mà họ đã đạt đến một nghệ thuật tầm cỡ như thế, thì hẳn là tâm hồn và nếp sống dân tộc của họ đã vô cùng phong phú và đa dạng, như thế đâu dám bảo họ có một nền văn hoá nông cạn, thô sơ.

Một lạ lùng nữa đối với Bob, khi người Mĩ chỉ tổ chức những ngày sinh nhật, thì người Việt lại chỉ tưởng niệm những ngày người thân của họ nhắm mắt lìa đời. Họ gọi đó là đám giỗ. Trên bàn thờ khói hương nghi ngút, xếp đầy bánh trái và hoa thơm, kèm theo một mâm cơm nấu nướng công phu, họ nghiêm chỉnh cầm những nén nhang xì xụp lạy những tấm hình của ông bà, cha mẹ trên bàn thờ. Bob thắc mắc thì họ giải thích:

- Chúng tôi luôn luôn tin có Trời và ai cũng có một tôn giáo riêng cho mình, nhưng người sinh ra và nuôi dưỡng chúng tôi lại là ông bà cha mẹ. Bởi vậy người Việt chúng tôi có một đạo hợp lẽ nhất là đạo thờ cúng ông bà. Mỗi năm, chúng tôi có vài lần tưởng niệm, để con cháu chúng tôi không bao giờ quên nguồn gốc của chúng nó, và cũng để thương yêu, hoà hợp với nhau hơn.

Bob làm sao hiểu nổi sợi giây thiêng liêng về gia đình của người Việt Nam. Người ta không chỉ mỗi năm có một ngày cho cha cho mẹ, cho ông bà tổ tiên, mà hầu như lúc nào có dịp họ vẫn nhắc nhở cho con cái trong nhà nhớ đến những bậc tiền nhân, Bob có cảm tưởng là, linh hồn những người khuất bóng kia, vẫn còn ẩn hiện trong cuộc sống của con cháu họ mãi mãi. Bob liên tưởng đến ông nội hắn, ngày cha mẹ hắn chết thì ông vẫn sống hẩm hiu trong viện dưỡng lão, không biết ông còn hay mất" Ngay cả mồ mả cha mẹ hắn, chắc vẫn nằm hiu quạnh trong một nghĩa trang miền quê, có hằng đàn quạ khoang rền rĩ kêu những lời buồn thảm.

Từ ngạc nhiên đến tò mò, Bob lần ra thư viện tìm đọc những cuốn sách có liên quan đến dân tộc Việt Nam nằm xa tít bên kia bờ đại dương. Một giải đất cong cong hình chữ S đã trải qua hằng ngàn năm nô lệ giặc Tàu, hằng trăm đô hộ giặc Tây, và mấy chục năm tương tàn trong máu lửa chiến tranh vì không cùng lý tưởng. Bob đã hiểu vì sao, những người chiến binh Mĩ trong thời kì chiến tranh Việt Nam khi trở về quê hương, vẫn giữ mãi trong lòng họ hình ảnh dân tộc, đất nước của một quốc gia bé nhỏ, một vùng đất hiền hoà những sông, những rạch, cây cỏ xanh tươi suốt bốn mùa, phố phường đông đúc, chợ búa tấp nập, nhất là những tà áo dài của Sài Gòn năm xưa. Tà áo Việt Nam trong một ngày nắng ấm, như gió, như mây, như những cánh bướm vờn bay trên đồng cỏ biếc, không hở hang mà rất là gợi cảm, không lả lơi mà thật là quyến rũ.

Buổi chiều. Đã bao nhiêu buỏi chiều Bob ngồi một mình trên hành lang để nghe lòng mình rộn ràng theo nhịp sống của những người xung quanh. Người hàng xóm đã đi làm về, dù mệt nhọc nhưng vãn mỉm cười khi đứa con nhỏ hớn hở mừng cha với tiếng cười vui như chim hót. Người vợ đang lui cui sửa soạn bữa cơm chiều, hạnh phúc như toả ra chung quanh họ. Bob cứ ngồi lặng yên, để mà tận hưởng thứ hạnh phúc của mọi người, nó có một sức lan truyền mạnh mẽ làm trái tim cô đơn của hắn cũng rộn ràng theo. Bob thấy mình cần một lần trở về Florida, miền quê cũ có vùng biển xanh với mặt trời ấm áp, về khu vườn cam nơi hắn đã mở mắt chào đời. Hắn sẽ trở về chốn xưa, đặt những nhánh hồng lên phần mộ của cha mẹ, vì từ đây Bob không bao giờ là đứa con lạc loài, mà như một loài chim, đang bay về tổ ấm.

NGUYÊN NHUNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,169,190
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Bài viết thứ tư của bà kể về nỗ đau của “những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.”
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County.
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County. Xin mời đọc bài viết đặc biệt của Sapy Nguyễn Văn Hưởng.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô cho mùa Phục Sinh và Tháng Tư 2019.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến