Hôm nay,  

Nước Mỹ, Người Mỹ Trắng Và Tôi

26/11/200200:00:00(Xem: 246697)
Người viết: Nguyễn Thế Thuỷ

Bài tham dự số 63\VBST

Ông Nguyễn Thế Thuỷ sinh năm 1949 tại Cần Thơ, định cư tại Hoa Kỳ từ 1975, hiện là Trưởng Ban Xây Dựng và Sữa Chữa Bộ Giáo Dục tại Pomona, CA.

Nhận lời đi theo Ông Bà Betty và Toby Cromwell để bắt đầu cuộc sống hoàn toàn mới toanh ở đất nước này có nghĩa là tôi sẽ chấp nhận tất cả những may rủi có thể đưa đến, lòng tôi nửa mừng nửa lo. Thôi thì cứ liều như tôi đã từng liều mạng suốt hơn 7 năm trời khắp 4 vùng chiến thuật. Số mạng mà, cứ tin vậy đi.

Ít ra cũng hy vọng sẽ chấm dứt những ngày đi lượm từng cái tàn thuốc lá trong trại hút để qua cơn ghiền. Sau cái ngày tháng tư gãy súng, tình thế đã đẩy đưa tôi và những người lính như tôi đến đây, chứ tôi nào có mơ ước chi ở cái xứ sở văn minh này.

Sau cái vui xuất trại đến nỗi lo kỳ thị của người Mỹ trắng mà tôi đã nghe nhiều trong trại tỵ nạn. nào là "Coi chừng, họ bảo lãnh để bắt mình làm nô lệ."

Từ Camp Penderton, chúng tôi tiến vào xa lộ sau một đoạn đường vắng tanh. Bây giờ lúc tôi thật sự nhìn thấy Mỹ quốc, đất nước văn minh, giàu có, tự do, không chiến tranh giết chóc như quê hương nhỏ bé của tôi. Trước mặt phố thị cao ngất nối liền trải dài dọc theo xa lộ. Cầu kia đến hướng nào" Tốc độ quá nhanh so với tốc độ ở xứ mình.

Nhà ông bà bảo trợ không phải là một nông trại như tôi thầm lo trong bụng. Đó là một căn nhà màu trắng xinh đẹp nằm giữa khu đất trồng kiểng trồng hoa và vài loại cây ăn trái. Khu vườn chăm sóc kỹ lưỡng đã tạo ra vẻ đẹp của một biệt thự mà tôi đã thấy trong phim ảnh từng chiếu ở VN.

Ông Cromwell là nhà giáo. hiệu trưởng của trường học tỉnh Fullerton, còn bà Cromwell là một giáo viên đã nghỉ dạy hơn 5 năm. Đây là một gia đình trung lưu. Hai người con trai cả đã lập gia đình ra riêng, người con trai út nhỏ hơn tôi 4 tuổi đã qua đời vì bệnh ung thư. Giờ thì chỉ có tôi, một thằng lính tan hàng da vàng mũi tẹt 25 tuổi đời không họ hàng liên hệ.

Ông bà nói chỉ riêng ông bà hiểu. Tôi nói tôi hiểu. Trò chuyện thì ngôn ngữ bằng tay. Ăn uống thì hoàn toàn khác khẩu vị. Thế mà chúng tôi phải sống chung dưới một mái nhà. Khổ ơi là khổ.

Mỗi ngày, như mọi ngày. Bữa ăn đã làm tôi chán ngấy, không phải vì bà nấu tệ nhưng vì bơ, khoai, bắp, thịt nhiều quá. Tôi thèm một bữa cơm thật là Việt Nam cơm canh chua, cá kho, nước mắm. Thèm ơi là thèm.

Con đường đại lộ Yorba Linda, mà tôi thường đi lên đi xuống trong những ngày không biết làm gì, có vài nhà hàng Tầu tỏa ra mùi vị xào nấu làm tôi thèm chết được. Đôi lúc muốn vào nhưng sợ. Tiếng tầu, tiếng Anh đều không nói được. Làm sao cho họ hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế nói bằng... tay của tôi"

Đi khỏi cái nhà hàng tầu đó, tôi ghé vào Shopping (Mervyn). Đồ đạc trưng bày làm cho tôi hoa mắt, cái gì cũng muốn mua, cái gì cũng sờ thử. Đây là lần đâu tiên tôi vào shopping. Thấy đặc biệt là cả một quầy trứng, không hiểu trứng của loại chim gì" Sao mà nó to lớn gấp 10 lần trứng bên ta" Sau này biết thêm đôi chút, tôi mới hiểu đó là những quả trứng họ làm để đựng PANTY HOSE của đàn bà. Dốt ơi là dốt. Lòng vòng khoảng 15 phút bị cô bán hàng cười chào hỏi thăm tôi sợ quá nên lặng lẽ vọt ra về.

Tôi bắt đầu đi làm dù rằng ông bà khuyên tôi nên đi học lại rồi sẽ nuôi cho tôi ăn học thành tài. Thấy tôi không chịu học, ông xin cho tôi vào làm trong xưởng sửa chửa TRAILER mà người bạn của ông là chủ.

Công việc làm rất là thoải mái. Tôi đi làm lãnh tiền cho riêng tôi, vậy mà cứ 5 giờ sáng là bà thức dậy để làm lunch cho tôi mang theo. Quá ngại ngùng nên tôi nói láo là sẽ tự mua thức ăn ở cái nhà hàng kế cận.

Từ đó ròng rã hơn ba tháng trời, tôi chỉ ăn một món "Big Mac, Coke, French Fry" vì không biết kêu thứ khác. Cứ thế mà ăn có lúc nuốt không vô cũng phải ăn. Có còn hơn không. Mỗi ngày đúng 12:05 tôi chỉ cần đưa cái bản mặt trình diện cùng cô bé có mái tóc vàng kim Mỹ trắng thì đã có gói hàng thức ăn như thường lệ trao tận tay, khỏi phải ra dấu. Chỉ trả tiền là xong. Cứ thế mà tiếp tục.

Hai năm sau tình cờ gặp lại cô bé tóc vàng kim Mỹ trắng ấy trong một Shopping. Cô nhận ngay ra anh chàng bữa nào cũng một món. Không bỏ lỡ cơ hội nên cô xin phép được hỏi một câu mà cô đã thắc mắc từ lâu "Ông ăn Big Mac, French Fry và Coke hoài không chán sao""

Lúc này vốn liếng Anh ngữ tôi lượm lặt cũng tạm đủ có đôi lời tâm sự với cô:

"Thưa cô, ngoài cái món đó tôi có biết nói gì nữa đâu."

Sau 4 tháng tôi thi được bằng lái xe chính hiệu và 2 hôm sau ông Cromwell đã giúp tôi mua lại chiếc xe Chevy Nova (Station Wagon) đời 1964, giá $400. Vào thời đó (tháng 11-1975), 400 đồng là cả gia tài tôi dành dụm từ cái check đầu tiên. Xe tuy cũ kỹ nhưng không méo mó, không rỉ sét, đặc biệt là máy chạy tốt. Đời tỵ nạn mà có vậy là tiên rồi.

Nhờ có xe, tôi được dịp đi đó đi đây, đi tìm đồng hương để được nói bằng tiếng mẹ đẻ. Thời gian sau tôi gặp lại 3 thằng lính cùng đơn vị. Tụi nó cũng mồ côi sống ở nhờ ở tạm như tôi vào người bảo trợ. Chúng tôi thường gặp nhau vào weekend.

Có lần đang chở nhau trên chiếc xe cũ kỹ, đang chạy ngon trớn trên xa lộ 60 thì bị cảnh sát công lộ hụ còi bắt ngừng. Cả bọn 4 thằng lính loại 4 chữ ngang dọc gan lỳ, vậy mà thấy cảnh sát Mỹ, sao nhìn nhau vẻ mặt kinh sợ đến vậy"

Xe vừa ngừng, tôi vội vàng mở cửa đi thẳng đến viên Cảnh sát để trình giấy tờ như thông lệ. Nhưng hỡi ôi, chàng cảnh sát lập tức chĩa súng vào tôi và la hét long trời lở đất như là muốn bắn toi mạng cái thằng Á Đông này. Chẳng hiểu ất giáp gì nhưng linh tính bảo tôi phải đứng lại còn không thì lãnh đạn. Thì ra tại Mỹ, mình ngồi trong xe chờ cảnh sát tới, đừng mở cửa xe đi đến cảnh sát như xứ mình. Lại thêm một bài học nữa.

*

Sau 25 năm sinh sống và lập nghiệp ở đây, những đoạn đường từ dễ đến khó, từ thất bại đến thành công, tôi đã đi qua. Bài học quan trọng nhất đối với tôi là đừng đòi hỏi họ đem đến cho mình, mà mình phải tự tìm kiếm dù có khó khăn trở ngại thế nào đi nữa.

Ông bà Cromwell có lòng nhân đạo đã nuôi dưỡng, chỉ dạy, giúp đỡ, cho nên tôi mới có đời sống như ngày hôm nay. Ơn nghĩa này tôi xin đa tạ. Tôi cám ơn đất nước Hoa Kỳ đã dung dưỡng chấp nhận tôi như những công dân Mỹ ở đây.

Có cái đẹp thì phải có cái xấu, ngón tay có ngón dài ngón ngắn. Người Mỹ trắng họ kỳ thị ra sao" Đó là câu hỏi từng ám ảnh tôi từ buổi đầu. Với sự hiểu biết của riêng tôi, câu trả lời là: Còn tùy!

19 tháng 6 năm 2000
Nguyễn Thế Thủy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,098,499
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Tiếp theo, từng bước, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài viết mới.
Tác giả là một cựu sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đã nhận giải tác phẩm xuất sắc Viết Về Nước Mỹ 2006 với truyện kể về hai chàng sĩ quan Mỹ gốc Việt thuyền nhân: "Thế và Tôi." Sau đây là bài mới nhất của chàng.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, dựng ngiệp rồi giữ nghiệp trên đất Mỹ. Sau đây, thêm bài viết mới nhất.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về những kỷ vật của một cô học trò Đà Nẵng buổi giao thời.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến