Hôm nay,  

Bỏ Thịt Chó, Nhịn Tiết Canh...

26/11/200200:00:00(Xem: 249667)
Người viết: Trần Dạ Khúc

Bài tham dự số 61\VBST

Tác giả tên thật Nguyễn Huy Chánh, cư trú tại Rosemead, Ca. Hiện làm sở Công Chánh, 48 tuổi.


Bọn tôi vượt biên bất đắc dĩ. Đang tuần tiểu trên chiếc giang đỉnh trên sông Châu Đốc, thì Đại Bàng ra lệnh tiến ra hướng Cửa. Cứ thế chạy mãi cho đến khi gặp được một hạm đội của Mỹ cho tá túc. Chạy thêm hai ngày đường nữa, Đại Bàng mới thố lộ:

- Các chú có biết mình đi đâu không"

- Đi đâu vậy Đại Úy" Sao thấy toàn trời nước mênh mông không vậy"

- Đi vượt biên. Nước mất rồi. Đại tướng Minh kêu gọi buông súng đầu hàng. Bộ ngu sao đầu hàng buông súng" Mấy chú chưa sống với Việt Cộng. Còn tôi may mắn... Nó lừa đảo, xảo quyệt, lưu manh, cướp bóc...

Chỉ nói có thế, rồi Đại Bàng ứa nước mắt khóc. Bọn tôi chưng hửng, hoang mang. Vượt Biên" Là sao" Khi không bỏ vợ con gia đình lại, không mang lương về" Rồi nó lấy gì ăn" Hình ảnh vợ con hiển hiện. Mọi đứa im lặng, theo riêng một ý nghĩ, xót xa.

Tới đảo rồi đến Mỹ. Đây là phi trường San Francisco. Sao nó rộng như cái làng vậy" Máy bay hạ cánh rồi. Bốn đứa tôi khăn gói quả mướp, chui vào một cái nhà nhỏ, có máy lạnh. Đi được một quãng, thì chui vào một cái nhà lớn. Toàn là Mỹ. Mỹ đực, Mỹ cái, Mỹ con...Người nào cũng mập, ăn mặc sang trọng.

Ông Sponsor đưa bọn tôi về nhà, cho ăn một bữa no say. Sáng hôm sau, ông dẫn đi shopping. Mỗi đứa bốn năm bộ đồ thùng thình, trông thật buồn cười. Hai tháng sau, bọn tôi ở riêng, đi làm, tự lực cánh sinh. Họp bọn chúng tôi nói giọng nhỏ:

- Tao để ý rồi. Kế bên nhà có con chó vàng, da mướt, mập to vô kể. Tao ra chợ mua miếng thịt, dụ nó vào đây. Hè bẻ cổ nó, nấu Dựa mận, hết xẩy...

Mấy bạn tôi nuốt nước miếng ừng ực, biểu đồng tình. Đứa tìm sả. Đứa tìm gừng (chứ làm gì có riềng), đứa tìm lá răm (chứ không có lá Mơ). Một đứa ra phố tàu tải hai chai rượu đế. Thế là kế hoạch thành công. Đêm đó, con vàng kêu cái oẳng, và vào thùng nước sôi. Tôi cẩn thận gói mớ lông và cái đầu hắn vào bao ni lông, rồi cho vào thùng rác. "Nhất Vện, nhì Vàng, Tam khoang, tứ đốm" tiền nhân bảo quả không sai...Nó đưa mùi thơm phưng phức. Bọn chúng tôi đánh chén tì tì đến bốn giờn sáng. Dầu cố ăn lắm, nồi rựa mận vẫn còn đầy ắp.

Sáng hôm sau, còn đang mơ màng với giấc ngủ muộn, tôi nghe tiếng đập cửa. Mở ra. Bốn cảnh sát, to như hộ pháp, dằn từng tiếng:

"Các anh phải về bót để trả lời tội giết con chó Lucky của bà Nichole".

Tôi đánh thức các bạn, và về bót ngày hôm đó. Chúng tôi chối tội dằng nào cũng không được, vì gói Ni lông đựng lông và đầu con chó nằm chình ình trên bàn, ông Cảnh sát trưởng da đen. Cả bọn ra tòa, thú nhận đêm đó có thịt con chó vàng.

Họ bỏ tù chúng tôi về tội giết súc vật. Nhất là con Chó, loài vật được thương yêu như con tại Mỹ. Mỗi năm nước Mỹ tốn hằng một tỷ rưỡi để chế tạo đồ ăn cho Chó. Ban đêm, chó được lên giường ngủ chung với người. Có tiệm hớt lông, làm sạch, chưn diện cho Chó. Có trường dạy Chó. Có nghĩa trang riêng cho Chó. Có sân chơi riêng cho Chó. Có những buổi thi hoa hậu cho Chó...và nhất là Chó có áo quần khi ra đường. Có người bảo, người bạn trung thành, thân yêu suốt đời của tôi là con Tôtô....Sao bên Tàu, họ có thể ăn thịt Mèo, thịt Chó nhỉ" Mọi rợ, dã man, bán khai...

Bên Tàu gì" Bên Việt chúng tôi cũng vậy. Cứ về Hà Nội, vào phố hàng Đào mà xem. Hàng dãy phố dài thường thược bán thịt Cầy. Nó lôi kéo, hấp dẫn thực khách gần như là một kỷ nghệ. Cứ chiều chiều, đi ngang qua, mà nghe cái mùi chả chìa bay ra, thì đến ông ngoại có chết, mình cũng quên. Trời ơi, dĩa thịt luộc, mà chấm với mắm tôm, đánh kỷ với chanh ớt, ăn với bánh đa và lá mơ lông, nhắm tí rượu nếp than...Trời ơi có giã man cũng thành văn minh đấy các ông bà Mỹ ơi.

Sau lần ở tù đó, bọn tôi thấy Chó như thấy ma, không dám nhìn, không dám tưởng tượng. Trên truyền hình, tôi thấy người Mỹ cưng Chó hơn cưng người. Họ tập cho Chó nói, nó hát. Thậm chí mấy bà nhà giàu gần đất xa trời, thì đưa Chó đến luật sư làm di chúc. Có khi đến bạc triệu, như con Laxy của nử tài tử Audrey Hepburn, và Elizabeth Tailor...

Lần khác, thứ Bảy, bọn tôi rong ra hồ chơi. Thấy cả bày vịt lội dưới nước. Tôi nói:

"Cha, vịt đó mà chúng mình túm được, đánh dĩa tiết canh thì hết ý các chú ơi. Mỹ nó đâu có ăn ba thứ trời sinh này. Với lại đây là vịt hoang mà. Chớ phải Chó đâu mà lo..."

Thế là chúng tôi về nhà làm ná mọi. Vót mười cây tên. Hôm sau ra hồ lần nữa. Lần này, chính tôi bắn hạ được một con bị thương. Thằng bạn nhảy xuống hồ, bơi lội, lon ton, vớt con vịt lên bờ. Chưa kịp mừng, thì một xe cảnh sát vồ tới. Hai sĩ quan sắc phục cho biết:

- Các anh bắn một con vịt do Quận hạt nuôi trên Hồ. Tội này không tha thứ được. Phải mỗi người lãnh một năm tù ở...

Hắn chỉ nói thế để dọa chúng tôi, rồi thả tự do. Nhưng tuần lễ sau, chính Ông thị trưởng đi trực thăng, ẵm theo con vịt đã lành sau khi điều trị ở nhà thương súc vật. Trực thăng hạ cánh ngay trên bờ hồ có đám đông tụ tập. Ông đọc diễn văn khuyên di dân Á châu không được đụng tới vịt nữa, rồi phóng sinh con vịt. Đám đông vỗ tay vui mừng. Ông tế nhị không nói đích danh người Việt Nam. Nhưng chúng tôi bị chửi khéo, xin chừa luôn cái tật ăn tiết canh.

Cũng trên truyền hình, một hãng tàu đã bị phạt tám mươi triệu, vì vô ý xả dầu làm ô nhiểm bờ biển Alaska, làm cá chết, hải cẩu bị đau, vịt trời dính dầu ướt cánh không bay được, bờ biển bị hoen ố...

Có những toán người ăn lương chính phủ với nhiệm vụ nuôi dưỡng những con Ó gần tuyệt chủng ở triền núi Colorado. Họ yết thị cấm săn bắn. Đưa trứng về hấp nhân tạo cho nở thành chim, nuôi cho lớn, rồi thả về rừng. Hoa Kỳ suýt tuyên chiến với Nhật chỉ vì tàu Nhật chuyên đánh trộm cá voi về ăn sống.

Đội cứu hỏa của tiểu bang Indiana phải khổ công suốt ngày mới đưa được chú ngựa hồng sập hầm tuyết. Một freeway phải được đóng lại, ngưng tất cả xe cộ, cho một con vịt mẹ dẫn đàn con mười chú băng từ hồ qua xa lộ. Người ta không bực mình, còn vỗ tay khi thấy chú vịt cuối cùng theo Mẹ. Một xe khẩn cấp được kêu lại chỉ để cứu con mèo đang kẹt trên ngọn cây.

Họ thương và cưng chiều súc vật thật, chứ không làm để khoa trương lòng nhân đạo.

Nhân đạo" Tôi ngồi suy nghĩ: Gần hai triệu người Việt Nam, được nước Mỹ cho vào, nuôi ăn, nuôi ở, nuôi cả thuốc men những ngày đầu...Có phải họ vì nhân đạo hay vì khoa trương" Rồi những hành động can thiệp quân sự ở Kuwait, Irack, Kossavo, ở Phi Châu...để cứu người hoạn nạn. Họ được cái lời gì" Rồi tôi liên nghĩ đến: Người Mỹ đã không thất trận ở Việt Nam.

Quả thế. Lần về Việt Nam đầu tiên của tôi gặp vợ con đói rách. Tôi thử hỏi hết cả xóm: ai muốn đi Hoa Kỳ" Đồng loạt, mọi người đều đưa tay lên. Sao thế" Sao lại từ bỏ Thiên đường của Bác về với Đế quốc" Cái cột đèn biết đi nó cũng đi. Ở Việt Nam người ta nói mấy câu nghe thật lạ tai mà đúng phóc. Nghèo mở mắt không lên. Nghèo ngắt không đau. Cả xóm đến sờ tôi như sờ một bảo vật. Họ sờ để biết người từng ở Mỹ về...

Tôi nói ở Mỹ không thèm ăn thịt gà. Người ta thèm ăn rau muống hơn. Không ai tin. Một năm chưa chắc đã mó tay vào nho, cam, táo... Cũng không ai tin. Tôi về như một huyền thoại, như một hư cấu, như một người không tên. Tôi không tưởng tượng được cây cầu bắt ngang con lộ ngày trước tôi đi học như thế nào, bây giờ nó đã gãy đôi, xơ xác, điêu tàn. Ngôi trường cũ, cái Chùa Hiên, cái Chợ Phúc... Người ta không thèm tu sửa. Ngoại trừ một đôi ngôi nhà mới xây với tiền gửi từ Mỹ, tự Canada, từ Úc, của bà con "Vượt biên phản động". Nó trồi lên như một ả đào tô son trét phấn đi giữa đám cùng đinh.

Việt Nam nói: không có tham nhũng. Hãy về ngay. Phi trường Tân Sơn Nhất và Nội bài là những trạm tham nhũng đầu tiên. Không có mười đồng nhét vào Passport còn lâu mới được qua cửa ải. Không có mười đồng nhét vào giấy khai báo còn lâu hành lý mới được thông qua.

Những cơ sở hành chánh. Những trạm y tế. Những công an phường... Đến tôi, mang cả hai chục ngàn dollars về lo cho vợ con đoàn tụ, mà còn phải xanh mặt, thì bà con trong nước còn máu đâu để chảy"

Bọn tôi bỏ ăn thịt chó, bỏ ăn tiết canh vịt bờ hồ, bỏ tật đái đường, bỏ tật nhậu say rồi lái xe, bỏ tật ăn cắp vặt ở siêu thị, vì vợ con đã qua Mỹ. Chính chúng tôi phải dạy chúng nó đừng bao giờ nói dối, đừng bao giờ bỏ học, đừng bao giờ ăn cắp. Phải sống cho ra con người. Đừng ỷ mạnh hiếp yếu, đừng bóc lột... Làm sái với điều đó là làm sái với pháp luật, và sái với đạo làm người.

Bao giờ thì ở quê hương tôi, mọi ông trưởng gia đình biết dạy con những điều hay ý đẹp"

TRẦN DẠ KHÚC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,068,573
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến