Hôm nay,  

Một Thoáng Nhớ

26/11/200200:00:00(Xem: 292408)
Người viết: Ngọc Trinh

Bài tham dự số 58\VBST

Tác giả 41 tuổi, cư trú tại Fountain Valley, CA. Nghề nghiệp ghi chú: nội trợ. Cô than "muốn viết dài, nhưng đánh máy mỏi tay quá." Xin mời viết tay. Một người có thể dự nhiều bài.


"Chị à, bộ ở đây không giới nghiêm sao""

Anh rể và chị tôi phì cười: "Bộ ở Saigòn bây giờ giới nghiêm hả"

"Dạ...sau 12 giờ thì không ai ra đường...Công an sẽ hỏi giấy, mà không có giấy tờ thì càng khổ, vô tù không biết ngày nào ra. Không như hồi trước, nếu có người bảo lãnh thì được thả ra ngay."

Đó là những thắc mắc của tôi sau khi cùng anh chị thăm một người bạn ở San Diego, trên đường lái xe trở về nhà, lúc đó khoảng một giờ sáng. Trên Freeway-xa lộ không cần đèn, chỉ nội đèn của dòng xe ngược chiều cũng đủ chóa mắt. Thành phố Mỹ quốc ban đêm như những viên ngọc lấp lánh, đèn đuốc chiếu sáng khắp phố phường. Không như ở nước tôi...tội nghiệp, lâu lâu cúp điện, đường xá tối thui, đen như đêm ba mươi...Tôi chợt nhớ đến T, khi ý nghĩ so sánh đo vụt đến. Anh đến rồi đi như áng mây. Có lẽ anh đã vượt biên trước tôi, không lời từ tạ. Chúng tôi thường chia tay nhau ngay đầu ngõ, quay đi chừng mười bước, quay lại khó thấy mặt nhau:

Anh đã đi, xa thành phố nhỏ,
Như những người Sàigòn -
xa nhau lặng câm.
Em cũng đi, rời xa màu cờ đỏ.
Nỗi đau buồn, hằn lên nước Việt Nam.

Anh đã theo dòng sông, ra biển.
Em nhớ con đò nhỏ trên sông.
Những người vượt biên,
bao giờ thôi xa xứ.
Để Mẹ già thôi mãi chờ mong.

Anh đã đi, cuộc tình ở lại.
Em cũng mang theo nỗi buồn tênh,
Ta xa nhau, hai mươi năm khắc khoải.
Ở một nơi nào, còn nhớ hay quên!

Dạo ấy Sài gòn mang một gương mặt buồn bã, phố xá tiêu điều, nhiều nhà bỏ hoang đi hồi hương lập nghiệp, hoặc đi kinh tế mới. Một số người tìm cách ra đi.

Ở Mỹ, nhìn cuộc sống vật chất quá đầy đủ, thức ăn thừa mứa, người ta không dám ăn hết, còn dư phải đổ đi, vì sợ ăn nhiều sẽ phát phì, còn mang thêm nhiều bệnh trong người; nào là cao cholesterol, tiểu đường, cao áp huyết.

Trong khi đó, ở nước tôi, tội nghiệp cho những bà mẹ buôn thúng bán bưng vẫn không đủ cơm gạo qua ngày, tội nghiệp cho những đứa trẻ ngày ngày phải đi lượm bịc ni lông kiếm thêm bát cơm cho ngoại... những người phu đạp xích lô, đạp gồng cả gân cốt vẫn không đủ trả tiền xe cho chủ!

Đất nước đói nghèo, người sống bệnh tật không ai lo, người chết cũng sợ không nằm yên dưới đất, vì có khi nghĩa trang cũng bị san thành bình địa.

Tôi lớn lên không có tình yêu trai gái đúng nghĩa yêu đương. Hững hờ, vội vã chia tay. Tôi vẫn nhớ người ta nói về cuộc tình Romeo và Julliet, người ta ca tụng. Nhưng tôi thấy thật lãng nhách, tại sao người này chết, rồi người kia chết theo. Có lẽ tôi không bao giờ, hay chưa bao giờ được chết cho tình yêu. Tôi chỉ thấy trước mắt tôi một xã hội tối đen. Đường tương lai cũng mịt mờ với một chủ thuyết không đâu, vô tưởng.

Nước Mỹ đa đảng, Nước Mỹ có đảng Cộng Sản, có đảng Dân Chủ, và đảng Cộng Hòa. Nhưng đảng Cộng Sản không bành trướng được ở đây, vì ai cũng đủ ăn đủ mặc, đâu ai thèm dành một cái bánh, để được chia làm đôi.

"Em thấy nước Mỹ thế nào""

Câu hỏi chị tôi đưa tôi về thực tại.

"Ồ! Em thấy nước Mỹ, cái gì cũng to."

Anh chị tôi cười. Tôi nói:

"Có phải không" Mặt trời hừng đông to như cái thúng, mặt trời lặn cũng to hơn trái banh. Mà trái banh đá bóng ở Việt Nam thì lại nhỏ, trái banh đánh Basket ball ở đây thì khỏi chê, đỡ một cái là gẫy xương liền. Còn trái cây thì... ăn một trái táo là đủ no. Đặc biệt cam ở đây da vàng, còn ở Việt Nam thì cam da màu xanh. Nhà cửa thì không thua gì biệt thự ở Việt Nam, chỉ thiếu, cái cổng sắt và con đường vào bằng sỏi. Còn người Mỹ thì ui cha, không thua gì một chiếc hủ lô."

Anh rể tôi cười.

"Ha ha, ha, con nhỏ này ví dụ nghe cũng vui, nếu mày không "diet" là tương lai cũng giống mấy bà đó."

Tôi le lưỡi:

"Em cũng còn muốn lấy chồng chứ bộ!"

Tôi vẩn vơ cười... lại nhớ đến anh...

Ngọc Trinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,722,093
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả tên thật Trần Thị Hậu. trước 1975 học ở Trưng Vương, Văn Khoa, từng tham gia viết bài cho các Đặc San của trường, các báo Thiếu Nhi, Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Tác giả đã dạy Anh Văn ở Cao Đẳng Sư Phạm quê nhà. Từng giảng dạy Việt ngữ tại Học Viện Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng. Hiện đang giảng dạy Việt ngữ tại Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside).
Đây là một chuyện ma có thật trong khu mộ dành cho người gốc Việt, người Nhật, người Tầu tại một nghĩa trang ở Honolulu, Hawaii, nơi có bản sao kiến trúc đền Byodo-In nổi tiếng của Nhật Bản.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California,
Từ San Jose, tôi đón xe đò Hoàng xuôi Nam. Từ hôm cùng với mấy đứa con của Hà bí mật bàn tính chuyện tổ chức buổi lễ sinh nhật thứ 60 cho Hà ở San Diego, tôi rất nôn nóng chuẩn bị cho chuyến đi này.
Tác giả là một chuyên gia từng làm việc tại nhiều vùng tại Hoa Kỳ. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Hoa Phượng Florida,” và “Hoa Xoan Bên Thềm Cu.”
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC, Phi Luật Tân, gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Nhạc sĩ Cung Tiến