Hôm nay,  

How To Become A Teacher's Pet<br> (làm Thế Nào Để Trở Thành "học Trò Cưng" Của Cô Giáo)

11/01/200100:00:00(Xem: 179403)
Bài tham dự số: 158\VB1029


Mùa thu. Những đứa trẻ lăng xăng chen nhau lên xe buýt trước sân nhà làm tôi nhớ đến những ngày thơ ấu hai vai nặng trĩu vác backpack lên trường.

25 năm trước, tôi là một đứa bé trai gầy còm vừa lên bảy. Gia đình tôi đã được tổ chức quốc tế World Church Council, và Giáo Hội Seven Day Adventist bảo lãnh trong những đợt "airlift" đầu tiên đến Camp Pendleton bởi vì Ba tôi là Mục Sư có danh tiếng của Giáo Hội và là thành viên của tổ chức quốc tế này.

Vài tuần sau, trong khi các gia đình trong đợt "airlift" này xuất trại và định cư tại các quận của tiểu bang California thì gia đình tôi di chuyển về một thành phố nhỏ ở miền đông tiểu bang Washington: College Place. Sở dĩ thành phố này có tên College Place là vì nơi đây có trường đại học nổi tiếng ở địa phương là trường Whitman College.

Thoạt đầu, gia đình tôi chung sống với gia đình Ông Bà bảo trợ là Mr. & Mrs. Jones. Ông Jones là vị Chánh án duy nhất cho vùng này, và thường được gọi là Judge Jones. Chúng tôi thì gọi ông bằng "Grandpa Jone's" để tỏ lòng tôn kính. Nhưng ở không được "bao lâu thì gia đình chúng tôi phải dọn ra riêng bởi vì ông bà Chánh án than phiền nhiều về số người đông đảo của gia đình tôi: gồm sáu người trẻ, một bà cụ già (Bà Nội tôi) và Ba Má tôi. Cả thảy là chín người, cùng chung sống với năm người của gia đình Jones. Gia đình Jones không quen với lối sống chen chúc thiếu "privacy" này và đồng thời cũng khó chịu với mùi vị nấu nướng của thực phẩm Việt Nam. Vậy nên Ba Má tôi đã tìm thuê một căn nhà nhỏ gần các trường tiểu học và trung học để tiện cho anh chị em tôi đi học.

Tôi được ghi danh vào lớp Mẫu Giáo dẫu đã quá tuổi lớp bởi không biết nói tiếng Anh. Tôi rất thích lớp Mẫu Giáo vì ở đây tôi không phải làm bài học- chỉ ăn ngủ rồi xem TV, Sesame Street. Mấy đứa bé nhỏ cũng rất ngoan, chúng chưa biết nói nhiều. Như vậy là huề. Chúng tôi chỉ chơi với nhau suốt ngày mà không cần nói năng gì cả.

Đến giữa năm thì tôi được lên lớp Một. Anh văn của tôi lúc này cũng lõm bõm được vài ba chữ, và đã đếm được tới số 20 nhờ Big Bird và Count Dracula. Tôi cũng đã thích nghi được chút ít với môi trường sinh hoạt trong lớp học.

Ở lớp Một, tôi làm bạn với Henry. Mẹ của Henry bị câm điếc và Cha thì bị mù loà chừng ngoài 10 năm. Má của tôi thì làm cùng nhà giặt "laundry" với Mẹ của Henry. Henry còn có đứa em gái tên là Dixie, rất xinh. Dixie có mái tóc sợi chỉ vàng ngắn ngang vai, và đôi mắt xanh như mắt búp bê, là "girlfriend" đầu tiên của tôi trên đất Mỹ. Chiều chiều khi tan trường, chúng tôi thường nắm tay nhau tản bộ về nhà, thật là vui thú!

Mà dường như hai anh em Henry & Dixie cũng bị các bạn bè cùng lớp chê cười bởi thân phận gia đình nghèo, lại có cha mẹ tàn tật. Henry là cặp mắt của Cha, còn Dixie là cái miệng của Mẹ. Hai anh em Henry & Dixie là thông dịch viên cho Cha Mẹ của mình. Khi Mẹ ra dấu thì anh em nói lại cho Cha nghe, và ngược lại, khi Cha nói, thì anh em phải ra dấu cho Mẹ thấy. Hoặc là bà phải đọc môi của ông, "lip-reading". Và vì thế, các bạn học hay múa máy tay chân nhái chọc Henry và Dixie. Cũng bởi vì Cha Mẹ tàn tật cho nên hai anh em thiếu chăm sóc, từ quần áo đến ăn uống.

Có lần Henry móc từ túi quần mời tôi ăn những cục bánh tròn, mặn. Hai đứa nhai rụm rụm ngon lành... Cho đến khi về tới nhà Henry tôi mới biết rằng Henry đã lấy mấy cục bánh này từ bao đồ ăn của con chó giữ nhà. Tôi không giận thằng bạn, mà còn thấy thương thêm. Mỗi bữa ăn trường (miễn phí cho những em trong gia đình lợi tức thấp, low income), tôi đều nhín ra một ít cho Henry ăn thêm. Henry thì ăn bao nhiêu cũng được, như không bao giờ biết no là gì...

Đổi lại, Henry là người bạn chí thân và cũng là cận vệ của tôi. Đến giờ Recess (nghỉ học ra chơi) thì Henry và tôi luôn luôn chơi chung và Henry còn bảo vệ tôi khi bị những đứa khác trêu chọc. Khi lũ nhỏ mắng tôi những từ như "refugee" hay "gook", thì Henry như giả câm giả điếc, kéo tôi ra chỗ khác để khỏi phải đánh nhau với bọn chúng. Có lần tôi phát cáu bởi vừa không hiểu được tiếng, vừa phải nhìn những cử chỉ hung hăng thô tục của bọn chúng nên tôi đã lao đầu đấm đá tới tấp, làm ít nhất là ba bốn đứa dập mặt chạy khóc oa. Khi Thầy Cô ra can thì Henry nhận lỗi và chịu bị đuổi về nhà. Vài hôm sau Henry trở lại trường vui chơi với tôi như trước, không có chút gì hờn oán.

Tôi cũng may mắn có một cô giáo rất thông cảm và thương yêu học trò. Lúc nào Cô cũng che chở, bênh vực cho tôi, dẫu nhiều lần các cha mẹ học sinh khác "complain" về tôi và yêu cầu đuổi lớp hoặc chuyển trường tôi. Cô Rittenhouse còn thường xuyên chăm sóc cho tôi về việc ăn uống và nhất là vào những ngày Lễ- Cô luôn luôn tặng quà cho tôi để tôi không tủi hổ trước mặt các bạn học. Cô giáo tôi trẻ đẹp và dễ thương. Cho đến nay tôi vẫn giữ tấm hình của Cô chụp chung với lớp. Nhìn lại hình tôi không khỏi xúc động khi nhớ tới Cô giáo hiền lành với cặp mắt thạch xanh và máy tóc nâu gợn sóng kính yêu này.

Một hôm vào lúc Recess. Cô giáo gọi tôi vào văn phòng của Cô để giúp Cô bơm những trái banh thể thao. Tôi vô cùng sung sướng bởi vì tôi chưa bao giờ được Cô nhờ sai bảo gì cả. Và tôi biết đây là một danh dự lớn- một đặc quyền dành riêng cho những đứa "Teacher's Pet" (trò cưng của Thầy/Cô). Tôi thấy bao nhiêu con mắt của đám bạn học nhìn tôi rất ganh. Tôi từ tốn đi thẳng vào phòng Cô. Cô giáo xoa đầu tôi, giao cho tôi một trái banh để cầm hộ, rồi Cô đút cây kim bơm hơi vào lỗ banh, rồi nhồi ống bơm. Từ cửa hé mở của văn phòng Cô giáo, tôi giao những trái banh đã bơm căng cứng cho từng nhóm học trò đang dang tay chờ tôi, ủy lạo như một Giáo sĩ! Tôi cảm thấy rằng mình rất oai, được giao trọng trách này. Những đứa trẻ khác phải chờ chực tôi ban thưởng! Cô giáo lại gật đầu cười sung sướng với tôi.

Đến quả bóng thứ năm, thứ sáu, các bạn học tôi đã nhận banh ra sân chơi hết rồi. Còn một trái chót nữa cho tôi và Henry là xong. Tôi tiếp tục giữ chặt trái banh cho Cô giáo nhồi bơm. Ngặt lúc ấy tôi đang mắc tiểu kinh khủng, nhưng phải cố nhịn bởi cơ hội ngàn vàng này đâu có đến nhiều lần mà tháo chạy để bỏ hỏng việc.

Khi cầm giữ hết nổi, nước tiểu nóng phừng phừng cứ phun ra làm đẫm ướt hết cả hai ống quần tôi. Nhưng dẫu hai chân tôi run lên, hai tay tôi vẫn bình tĩnh bám gắt vào trái banh cho Cô giáo bơm. Cô giáo sững sờ bừng đỏ cả mặt lên khi bỗng dưng ngửi mùi tiểu xông lên và thấy hai ống quần tôi đẫm ướt dần dần xuống tới giày. Tôi thì cứ đứng giữa vũng nước tiểu như không có gì xảy ra.

Nét mặt Cô bỗng rộ vẻ buồn lo, Cô hạ giọng êm dịu nói: "It's okay. It's okay. Next time if you need to go, just let me know." (Lần sau, em cứ bảo cho Cô biết rằng em cần đi...) Rồi Cô cười nhẹ, đặt tay lên vai tôi, nói: "Thank you", rồi chỉ chỗ cho tôi để trái banh xuống. Cô xoay lại lấy trong tủ một xấp giấy paper towel, chậm vào chỗ ướt trên nền nhà, từ từ chùi lau. Cô không tỏ ra một chút phiền hà gì cả.

Tôi mắc cở quá, đến nỗi muốn khóc. Rất may, học sinh lúc đó đã ra sân chơi hết rồi, chỉ còn thằng bạn Henry thủy chung vẫn đứng đàng sau lưng tôi, đợi tôi. Henry cũng nhào lại toan giúp Cô giáo lau chùi nhưng cô cản không cho. Cô bảo Henry rằng em cũng có thể đi về nhà với tôi, hẹn sáng mai gặp lại hai em.

Về tới nhà, tôi lẻn vào cửa sau, thay đồ thật nhanh gọn rồi hai đứa cùng sang nhà Henry chơi.

Sau lần đó, Cô giáo không nhờ tôi giúp giữ banh cho Cô bơm nữa, nhưng Cô tỏ vẻ quí mến tôi hơn trước- thường hay nhờ tôi thu dọn và phụ giúp lặt vặt để làm gương mẫu cho lớp. Rõ ràng tôi đã trở thành một thứ "Teacher's Pet", một cương vị giúp tôi thành công trong suốt hành trình học vấn của tôi từ lớp Một cho đến những lớp cao hơn sau này nữa...

Joseph Đỗ Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,037,163
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến