Hôm nay,  

Hệ Thống Chắn Nhiệt

11/01/200100:00:00(Xem: 150243)
Một đôi khi nghĩ lại, tôi không khỏi buồn cưới và xấu hổ cho sự ngây ngô của mình.

Là một người bình thường trên mọi phương diện, chẳng bao giờ tôi dám nghĩ là mình sẽ đi Mỹ. Thế mà tôi đã được làm việc chung với các khoa học gia, lại còn được chụp hình chung với các phi hành gia nữa.

Rất hãnh diện, tôi đem khoe những tấm hình có chữ ký và hình tôi được chụp với các phi hành gia (chỉ với một số rất ít bạn bè quan tâm đến khoa học thôi). Có bạn bảo tôi chịu khó thu thập hình có chữ ký này làm lưu niệm mai sau. Nghe có lý, nhưng làm không dễ.

Năm 81, khi chồng tôi chuyển về làm việc ở KSC, tôi đã năn nỉ anh phải nhiều lần xin thẻ để có thể vào xem phi thuyền lên ở chỗ thật gần. Đặc biệt là những lần phóng ban đêm.

Không uổng công thức khuya chờ đợi, với khoảng cách 1 dặm, ngăn bằng giòng sông Banana, nhừng người đi xem hồi hộp chờ. Tiếng người điều khiển đếm ngược vang vang trong đêm tối: ... 3, 2, 1, lift off. Cả một cột lửa bay thẳng lên trời, chen trong những vì sao đêm lấp lánh. Ánh sáng chiếu loà đêm đen, tiếng nổ ầm vang rung chuyển mặt đất.

Sau này tôi biết thêm là còn có nước. Thật kỳ diệu. Thủy kị Hoả. Vậy mà ở đây, ngay dàn phóng, khi chiếc phi thuyền bay lên cũng là lúc hàng triệu gallons nước ào ạt tuôn ra để làm giảm chấn động cũng như làm giảm sức nóng khủng khiếp của nhiên liệu khai hỏa.

Trên mặt đất thì dùng nước chế ngự nhiệt nhưng ngoài mặt đất lại phải dùng phương pháp khác.

Hầu hết mọi người đều biết là phi thuyền phải có một hệ thống chắn nhiệt rất cao. Nhưng không mấy ai nghĩ đến chuyện nếu không có sức chắn nhiệt đặc biệt, chiếc phi thuyền sẽ trở thành một khối cầu lửa khi trở về bầu khí quyển của trái đất.

Ngoài sự thay đổi nhiệt độ quá lớn, một công dụng khác của hệ thống chắn nhiệt là ngăn chặn phóng xạ mặt trời có thể hủy hoại những máy móc cũng như tất cả những vật dụng, và sinh mạng các phi hành gia trong phi thuyền khi đang nghiên cứu ở ngoài trái đất. Như thế đủ hiểu là hệ thống chắn nhiệt quan trọng như thế nào.

Nằm trong trung tâm không gian Kennedy, TPSF (Thermal Protection System Facility) chế tạo những phần mới để thay thế những chỗ bị hư hại ngoài vỏ phi thuyền trong hành trình đi, về trái đất. Mỗi chiếc phi thuyền cần khoảng 24 ngàn miếng chắn nhiệt, 2 ngàn 3 trăm tấm chăn có sức ngăn nhiệt uyển chuyển, 5 ngàn 5 trăm tấm chăn có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, 8 trăm miếng có khả năng ngăn chặn những làn sóng cao thế và hàng ngàn miếng dùng trong những chỗ tiếp nối nhau. Từng miếng một, phải thật vừa vặn, thích hợp với nhiệm vụ chắn nhiệt dùng cho phiá trong, hoặc phía ngoài phi thuyền.

Ở bên ngoài, vỏ phi thuyền làm bằng những miếng gạch sứ, những miếng ngăn chặn làn sóng cao thế, những miếng nối tiếp, và những tấm chăn cũng bằng gạch sứ. Những bộ phận chắn nhiệt này bao bọc toàn bộ chiếc phi thuyền để bảo vệ lớp da bằng nhôm và graphite epoxy (một hợp chất carbon fiber dưới sức ép thật cao được kết hợp bởi một loại keo có khả năng kết hợp các nguyên tử lại với nhau) để phi thuyền có thể chịu đựng được nhiệt độ cực lạnh -200 độ F (-129 độ C) khi ra ngoài không gian hay cực nóng +2900 độ F (+1593 độ C) khi trở về trái đất.

Kế đến là những tấm chăn có hệ thống kiểm soát nhiệt độ để bảo vệ những hệ thống chất lỏng, dụng cụ, máy móc của phi thuyền thoát khỏi sự hủy hoại cuả những tia phóng xạ từ mặt trời khi đang ở trong không gian.

Tùy theo từng chỗ và tùy theo nhiệm vụ, kích thước cũng như thể loại của từng miếng chăn chắn nhiệt rất khác biệt. Mỗi miếng có thể nhỏ từ 3x6 inches nhưng cũng có thể lớn đến 3x6 feet. Khi thì làm bằng loại vải thật dầy, lúc là những miếng kim loại mỏng hay bằng một loại hợp chất hóa học đặc biệt. Tất cả đều được ghi rõ trong những bản vẽ mà các kỹ sư đã sáng tạo ra.

Y hệt một bức tranh nhiều mảnh được ghép lại với nhau, các miếng chắn nhiệt cũng được ghép lại để che chở chiếc phi thuyền toàn vẹn trở về trái đất. Thay thế những cơ phận hư hỏng xong, bảo trì lại máy móc, ráp thêm những dụng cụ mới, chiếc phi thuyền lai sẵn sàng để đưa ra dàn phóng.

Những loại hỏa tiễn như Titan, Delta, Trident thường chỉ có một dàn phóng. Riêng chiếc phi thuyền có tới hai dàn phóng. Năm 1976, Enterprise, chiếc phi thuyền đầu tiên được tạo ra như một thử nghiệm kiểu mẫu. Chiếc thứ hai, phi thuyền Columbia mới là chiếc đầu tiên thực sự ra ngoài không gian năm 1979. Sau đó 11 tháng, chiếc Challenger được chế tạo để rồi bị nổ sau này. Năm 1983, phi thuyền Discovery được đưa đến KSC. Và năm 1985 chiếc Atlantis ra đời.

Phi thuyền bay trong không gian với vận tốc khoảng hơn 17 ngàn dặm một giờ. Để trở lại trái đất, vận tốc giảm chỉ còn khoảng 200 dặm một giờ. Khi trở về trái đất, phi thuyền trở đầu đuôi để cơ phận Reaction Control System hoạt động. Tiếp đó, bộ phận Orbital Maneuvering System được dùng để giảm vận tốc phi thuyền. Các hoạt động trên phi thuyền tạm ngưng khi vào quỹ đạo của điạ cầu.

Áp dụng phương pháp hàng không, phi thuyền đáp xuống phi đạo như những chiếc máy bay thông thường. Vận tốc lúc này vào khoảng hơn 200 dặm một giờ. Các phi hành gia được đưa ngay đi để dò tia phóng xạ cũng như xem lại sức khỏe trước khi ra họp báo. Chiếc phi thuyền cũng được đưa về trạm kiểm soát, tu bổ chuẩn bị cho công tác lần tới.

Trân Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến