Hôm nay,  

Nỗi Lòng Quốc Tịch

26/11/200200:00:00(Xem: 296333)
Người viết: Nguyễn Huy

Bài tham dự số 51/VBST

Ông Nguyễn Huy, hiện cư trú tại thành phố Everett, tiểu bang Washington.

Căn phòng kê san sát hai dãy ghế giữa là lối đi rộng rãi thẳng một mạch từ cửa vào đến cuối. Nhìn trở ra, bên trái là bục gỗ và máy vi âm. Bên phải: lá cờ sao sọc dựng sát tường phía trên treo hình con Đại bàng trong cái khung tròn. Giữa đám đông, đủ mầu da tiếng nói ngồi chờ tuyên thệ nhập tịch nước Mỹ, có người đàn ông từ xứ Việt.

Thoáng một cái, mới ngày nào. Từ phi trường về nhà ông bà bảo trợ. Thấy đường, cầu, xe, nhà, cảnh trí với cây láù xanh đỏ tím vàng. Lòng sững sờ thích thú. Nước Mỹ giàu có, vĩ đại, đẹp rực rỡ quá đi. Nhưng đó chỉ là khung cảnh bên ngoài vô tri giác. Chính con người Mỹ mới đem đến tôi cái cảm giác hư thực về sự hiện hữu của một phần thế giới này.

Ở phòng xã hội, trạm y tế, trường học, họ đón tiếp hướng dẫn phục vụ giúp đỡ chúng tôi một cách ân cần hớn hở đến lạ kỳ. Ngoài đường, trạm xe bus, họ "hi" họ "good morning" chúng tôi tự nhiên vui vẻ; Cứ như đã thân quen nhau. Trong nhà thờ tôi không thấy khoảng cách linh mục giáo dân. Sự gần gũi hồn nhiên thân ái từ vị tông đồ Chúa cho tôi lần đầu cảm nghiệm Ngài hiện thân.

Thế nhưng, với thằng con tôi 5 tuổi lại bị chưng hửng ngay khi xe vừa ngưng. Cửa xe vừa mở, cậu bé chạy thốc đến gốc cây gần đó chưa kịp vạch quần ra thì một loạt tiếng thét "no, no". Có phải vì cú sốc đầu tiên này hay do nhập gia tùy tục, chỉ vài tháng sau, dù đang giữa rừng vắng, cậu cứ nằng nặc đòi về... nhà. Thế là cái truyền thống "xỉa gốc cây" đã biến mất. Chẳng hay câu chuyện đứa bé con lên 5 có liên quan gì với câu "danh ngôn" của một người nào đó rằng "đã đặt đ. lên bàn cầu Mỹ rồi thì xin đừng nói chuyện về lại Việt Nam sinh sống".

"Go back Vietnam!". Tôi giật mình, quay về phía tiếng la, thấy cái đầu người tóc vàng vừa thụt khỏi cửa sổ xe vừa chạy vụt qua bên ngoài hàng rào nông trại nơi chúng tôi đang đứng cắt hoa cho ông bà Mỹ già.

Nhìn lại đám nhân công có người đội nón lá. Trời mưa lún phún từ lâu mà bây giờ mới thấy ướt và lạnh se. Về sau kể lại chuyện cho một ông bạn. Người này kể kinh nghiệm bản thân. Rằng một người Mỹ đã bảo tôi "Nói thật các anh đừng buồn. Họ không nói ra nhưng 80% người Mỹ không ưa các anh".

Sự thật tôi không buồn. Tôi cũng chẳng muốn nói ra với các anh đó thôi. Rằng các anh dựa vào lý do gì để kỳ thị. Cái quyền này nếu có, phải thuộc chính chúng tôi. Lúc ông Kha luân Bố đặt chân lên đất này đã sẵn người Indian mà lịch sử lập quốc Hoa Kỳ ghi rành rành họ đến từ Châu Á. Lại nữa tổ tiên các anh đến đây phần đông là đám tù biệt xứ. Nhưng mà nghĩ lại lý luận này xem ra không ổn với thực tế.

Kìa bọn "wrong guy" từ rừng rú tràn xuống "won the war" kia há đã chẳng nắm trọn quyền kỳ thị đối với đám người văn hiến! Sự kỳ thị của người Mỹ chỉ là chút gợn lờ mờ vô hại nằm đáy bát nước đầy ân nghĩa. Hai đứa con tôi tóc đen mũi tẹt từ chốn tối tăm xa lắc nào đến đây được hưởng mọi quyền lợi đồng đều như những thằng cu Mỹ chính tông. Nơi "quê hương là chỗ đẹp nhất", con cháu tôi không có quyền hưởng sự đồng đều như thế.

Tôi thi quốc tịch vào thời điểm mà lắm kẻ gặp, ai cũng nói là dễ đậu vì phe Dân Chủ cầm quyền nhắm vào số phiếu bầu cử tới đây của đám công dân mới biết điều. Tôi không tin luận điểm này. Còn sờ sờ ra đó, chuyện ông tổng thống len lén một chút xíu với cô thư ký đa tình bị lôi ra "đàn hặc". Cái nền dân chủ xoi mói lạ kỳ đến chuyện riêng tư làm con cháu ông Khổng Tử khó tính cũng lắc đầu ồ ba chuyện lẻ tẻ. Nhưng đừng thấy thế mà quên mất luật pháp Mỹ cũng có lúc chuệch choạng.

Lâu nay cứ tưởng bở rằng tòa án Mỹ luôn luôn quang minh chính đại, bao giờ cũng tha lầm còn hơn giết lầm. Vậy mà mới đây thôi, tờ Newsweek đề ngày June 12, năm 2000 yêu cầu xét lại những bản án giết lầm hơn tha lầm cho các tử tội có tên Gary Gratham ở Texas, Joe Amrine ở Missouri, Lary Osborne ở Kentucky; John Francisco Willia ở Florida và John Spirko ở Ohio!

Vị viên chức Sở Di Trú và Nhập tịch vào phòng với dáng nhanh nhẹn và nụ cười trên môi. Ông mở đầu bằng lời chúc mừng. Tôi nhận ra mắt ông rơm rớm mấy lần trong khi ông nhân danh nước Mỹ chào đón những người lát nữa đây sẽ chính thức là con dân mình, và trong lúc giới thiệu tính đặc thù của nước Mỹ. Đất nước của những người di dân tỵ nạn. Qua khuôn mặt đôn hậu nhân ái và những điều ông nói, tôi được xác tín lần nữa lòng bao dung của đất nước này và trở lại trong tôi tâm trạng háo hức lẫn bùi ngùi buổi đầu mới đến. Ông chấm dứt phần speech bằng câu "Tuy nhiên, đến giờ phút này vẫn chưa muộn cho quí vị nếu muốn thay đổi quyết định."

Tôi đưa mắt nhìn quanh: Nhiều khuôn mặt đăm chiêu.

Cùng đám đông, tôi đứng lên. Úp lòng bàn tay mặt lên ngực trái. Nghiêm trang hướng về lá cờ. Bồi hồi xúc động. Xin tạ ơn nhân dân và đất nước Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay nhân từ và hào hiệp cưu mang những kẻ bị ruồng bỏ đuổi xua trên chính quê hương mình. Vị viên chức đọc chậm rãi rõ ràng từng đoạn ngắn lời tuyên thệ để chúng tôi đọc theo sau. Nhưng sao môi tôi run run. Tai ù ù. Mắt nhòe nhoẹt. Và chập chờn những hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay. Người trai quỳ xuống vũ đình trường Thủ Đức đưa thẳng tay lên thề bảo vệ tổ quốc. Những người lính nằm xuống. Những giải khăn sô Huế mậu thân. Tượng người lính ngồi thương tiếc đồng đội. Tướng Nguyễn Khoa Nam gắn lên ngực người lính tấm huy chương có ngôi sao vàng; choàng vòng hoa lên cỏ, bắt tay và nói điều gì hơi lâu nơi vận động trường Cai Lậy. Và người lính mũ đen ngã bảy Chợ Lớn 30 tháng 4 rời khỏi chiến xa quay nhìn lại khẩu đại liên 12 ly 7 đã tháo nòng. Đeo tay lên ve áo. Lột ba bông mai kim khí. Cúi người buông nhẹ xuống mặt đường. Nghe tiếng Keng.

Nguyễn Huy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,078,906
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến