Hôm nay,  

Chuyện Không Tên Ở Hoa Kỳ

05/01/200100:00:00(Xem: 317661)
(Bài tham dự số: 151\VB1022)

Vừa xong cuộc họp thường lệ mỗi sáng thứ hai, Tom đang thu xếp những giấy tờ lặt vặt bỏ vào cặp, kéo ghế ra vừa sắp đứng lên tính trở về phòng làm việc thì ông Rozich, Head Dept. bước lại gần nói:

- Tom, anh có thể ngồi nán lại năm mười phút không, tôi có chuyện hay nầy muốn kể cho anh nghe.

Thỉnh thoảng sau cuộc họp thường lệ hàng tuần, ông thường giữ Tom lại để kể những chuyện ông đi đua xe hơi, chuyện đi câu, hay chuyện thể thao bóng rổ, football, đội nào thắng, đội nào thua, cầu thủ nào chơi giỏi, dở, vừa ly dị hay vừa mới thay bạn gái v.v... xảy ra vào cuối tuần qua, toàn là những chuyện không dính dáng gì đến việc làm của sở cả. Tom được cái tính chịu ngồi nghe ông nói, thường chỉ góp ý chứ không bao giờ phản đối, tranh luận gì cả nên ông thích vì ông nói có người ngồi lắng nghe. Thực ra thì Tom có biết trời trăng gì các môn thể thao đó đâu mà tranh luận với bàn cải, đặc biệt thì môn football hoàn toàn mù tịt. Football là môn thể thao đại chúng ở Mỹ cũng như môn đá banh bên mình vậy. Người Mỹ thường tổ chức đấu superbowl giữa những đội banh football toàn quốc được chọn vào chung kết nhất là những ngày đầu năm, khán giả Mỹ thì đủ hạng tuổi, từ ông bà già ở nursing home đến cậu con trai bảy tám tuổi, nam thanh, nử tú, đủ cả ngồi chật hết khán đài Rosebowl ở Pasadena nầy, người nào cũng ra vẻ thích thú, say mê xem cái môn thể thao đầy kích động và dễ bị trật chân, gãy tay, lỗ đầu, chảy máu nầy, nên những cầu thủ phải mặc áo, đội mũ, mang giầy được chế tao đặc biệt để bảo vệ thân thể được an toàn khi chơi. Ở nhà, khi Tom xem TV lúc đến phần thể thao tom thường đổi qua đài khác, mấy thằng nhóc nhà Tom biết ý nên khi sắp đến phần tin thể thao, chúng thường đứng dậy vào phòng riêng mở TV của chúng ra xem tiếp. Hôm nay, xếp của Tom vẫn nói về chuyện thể thao nhưng chiều hướng xoay qua vụ Olympic 2000 ở bên Úc. Ông nói:

- Tom ạ! Cô Misty Hyman vừa thắng thi bơi bướm 200 mét đó, còn đội túc cầu ta vừa hạ đội Kuwait 3-1 đó v.v...

Tính đến ngày thứ 13 (Sept 28/2000) Hoa Kỳ đã được 76 huy chương các loại trong đó có 32 huy chương vàng. Ngày 25 tháng 9 năm 2000 Cô Laura Wilkinson đoạt huy chương vàng về môn nhảy bằng (platform diving) đó là huy chương đầu tiên mà Hoa Kỳ đạt được về môn này trong vòng 36 năm. Ngồi nghe ông xếp nói chuyện Olympic 2000 nhưng đầu óc Tom cứ nghĩ về quê hương, tụi thống trị Đỏ nuốt gọn miền Nam Việt Nam đã 25 năm nay, đâu còn chiến tranh đấm đá gì nữa, kể cả nước thì bọn chúng thống trị đã hơn 50 năm rồi, với dân số là 77 triệu 893 ngàn người (theo tài liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc năm 1999) mà chỉ gởi đi dự Thế Vận Hội Olympic có 7 người, Tom không hiểu bọng chùng sợ gởi đi nhiều thì họ xin tỵ nạn chính trị hay không có lực sĩ để gởi . Trong khi đó, đông Timor trong quần đảo Nam dương, một nước sắp được thành lập, mới năm ngoái tụi quân phiệt Nam dương còn giết chóc dẩm máu ở đó, chiến tranh tàn phá khủng khiếp, dân tình khổ sở, chết chóc khắp nơi, họ được tàu Úc chở đi tỵ nạn ở Tây Timor và các nơi khác, liên hiệp quốc phải đưa quân đến can thiệp, dân số ngót triệu người mà họ còn gởi được phái đoàn cũng kiếm vài huy chương đồng, bạc tính cho đến giờ nầy. Thế mới biết tụi Bắc bộ phủ Cộng sản Việt Nam chỉ tổ nói phét, nào là "Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài Người" hoặc "Kinh Tế Thị Trường Tiến Lên Xã Hội Chũ Nghĩa" là cái con bà gì nếu không thời đại, cái xe đạp còn chưa chế nỗi, sao tụi nó nói mà không biết ngượng miệng nhỉ, nếu không có dám tỵ nạn Cộng Sản, trẽ tuổi hay trung niên thì cày hay job, mấy ông bà già, lãnh tiền già, SSI dành dụm, chắt chiêu, vì thương yêu con cháu, bà con kẹt lại ở quê nhà dúi về mỗi năm tới gần 2 tỷ mỹ kim nên tụi Đỏ còn sống lai rai để mà nói dóc, bóc lột, đàn áp.

Thực ra, thì chàng không phải tên Tom hay Tép gì cả, nhưng khi điền đơn xin việc chàng ghi tên thật hồi cha sinh mẹ đẻ đặt cho, nhưng mấy cô Mỹ phòng "human resource" cứ gọi là Toy, (Tiếng Anh dịch ra là: đồ chơi của trẻ con, "danh tử" còn "dòng tử" là đùa bởn, diễu cợt) ông Head Dept.. thấy vậy mới đề nghị đặt thêm một tên nữa là "Thomas, mấy người bạn đồng nghiệp thấy tên Thomas để gọi, nên gọi riết thành ra quen miệng lúc nào không hay nữa, thành tên chết luôn, Tom là nickname của Thomas, cũng như Bill là Williams hay Bob là Robert v.v... vừa phổ thông, vừa để gọi. Ai muốn gọi hay đặt tên gì cũng được.

Chàng quan niệm vượt biên qua đây còn giữ được mạng sống là may rồi, còn gì nữa mà ham. Bạn bè của chàng kẻ chết trên đường vượt biên, người chết trong lao tù Cộng Sản, còn có nhiều ông bạn của chàng, tù tôi, vượt biên, H.O, thoát qua tới đây, những tưởng được đoàn tụ với vợ con sau những năm dài xa cách, được một vài tháng bỗng nhiên lăn đùng ra chết, chứng y thì cứ nói là "heart attack", bên quê mình thì thường nói là "trúng gió" cho xong chuyện.

Thực ra, khi ở tù bọn cai ngục Cộng sản đì anh em tù nhân cải tạo, trả thù có chủ trương, kế hoạch, cơm không đủ no, áo không đủ ấm mà phải lao động quá sức cả ngày, đau không có thuốc uống, suy nhược, bệnh tật tích trữ lâu ngày đến hồi kiệt sức, mấy ai ở tù Cộng sản nếu mấy mà còn sống trở về không mang bệnh" Rồi tối về bày ra sinh hoạt, kiểm điểm nữa, ngồi nghe mấy thằng dốt nói chữ, chuyện trên trời, duới đất, kể ra thì đứa con trẻ 5,7 tuổi còn cho là chuyện trời ơi, đất hởi, huống chi anh chị em tù nhân chính trị, H.O là những người đã vào sinh ra tử, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, ngồi nghe riết không sinh ra bệnh thì cũng phải điên thôi...

Tom có anh bạn thân tên là anh Ba lặn lội qua được tới đây thì mới biết vợ đã ôm cầm sang thuyền khác từ đời nào, có cái là bà vợ vẫn làm giấy tờ bảo lãnh cho ông chồng, nhưng khi đến Mỹ anh Ba lấy làm ngạc nhiên là bà thu xếp cho ở nhờ nhà người quen, tính chuyện âu yếm, tâm tình với vợ sau nhiều năm mới gặp lại thì bà nghiêm sắc mặt bảo: "Chúng ta lớn rồi phải đàng hoàng, nghiêm túc một chút...để người ta cười cho, " Anh Ba lấy làm lạ và nghĩ trên đời chuyện vợ chồng như vậy là thường nếu không sao hồi ở Việt Nam lại có một lũ nhóc sinh ra năm một chứ lị, sau nầy anh Ba mới rõ là ta đã lấy chồng khác và không một lời giải thích gì cả, hỏi lũ con thì mới biết mỗi đứa đi làm việc mỗi nơi, ở tận những tiểu bang xa xôi miền Đông, miền Bắc Hoa Kỳ. Hồi anh Ba bị tụi ngố đưa ra nhốt ngoài Bắc, bà ở nhà thu xếp vượt biên mới xảy ra cảnh "xảy dàn tan nghé" vậy. Vì sinh kế anh Ba đi ủi đồ cho hãng may, vào hãng gặp được chị Tư, trông cũng đẹp gái, da dẻ hồng hào, nhưng cái chân có tật bẫm sinh hay thương tích chiến tranh nên chị đi lại trông vẻ khó khăn, khập khiển, tội nghiệp, chưa lập gia đình lần nào, Mỹ gọi là "never married" người Việt Nam mình thường gọi là gái "Tân", chị chừng ba sáu, ba bảy thôi, trông chị gọn gàng, nhẹ nhõm, mũi cao, trán rộng, đôi mắt bồ câu, ươn ướt long lanh như hạt sương buổi sáng, chị ngồi cúi xuống nơi máy may nhìn nhà là tranh vẽ tố nữ trong phim Tàu, anh Bà cầm lòng không đậu, ngồi gần nhau làm việc, tù tì, rù rì, tâm tình sau đó, chỉ biết mấy tháng sau anh báo cho ông bà chủ cho share phòng là sẽ "move out" tuần tới và ráp vào với chị Tư và trở thành anh Tư sau một bửa nhậu ra mắt anh em bạn bè thân thuộc ở tiệm ăn Viễn Đông của Ông Nghị Tony Lâm. Hôm dự lễ Quân lực 19 tháng 6 xong, Tom đang thả bộ dài trên đường Bolsa, thấy một người đi xe đạp ngược chiều trên lề đường, đầu đội mũ lưỡi trai, thắng xe cái két và chào hỏi:

- Chào anh Tám, chà rãnh quá hà, sao tà tà ở đây"

- Ủa, Anh Tư, chạy đi đâu mà ào ào vậy" và Tom tiếp: "Tôi mới dự lễ Quân Lực xong, tính thả dài ra đây kiếm cái gì bỏ vô bụng. À ! mà anh treo cái gì lủng lẳng nơi ghi đông đó anh Tư""

- Tôi cũng vừa ở chỗ làm về đây, ghé chợ mua chút đồ ăn về cho Tâm nấu cơm chiều đó mà.

- Giỏi dữ đa. Anh bây giờ cũng rành chợ búa quá hả.

- Thì giúp bả được chút nào hay chút mấy mà. Bữa nào hết hàng, hãng cho về sớm tôi còn phụ trách nấu cơm luôn. Nè! Anh Tám, ghé qua nhà tôi lai rai ba sợi mừng ngày Quân lực nghe.

Cái nhà của anh chị Tư là cái gara mướn ở phía sau nhà vợ chồng ông Mễ già, bếp là cái lò giống như quả bom T-28 không rõ, cứ mỗi sáu tháng hết ga phải đi đổi hay bom ga vào, bên trái kê cái bàn tròn trên để đủ thứ: xấp VIỆT BÁO sắp ngay ngắn, thứ tự, (order) trân trọng, cạnh đó lẫn lộn có lọ tương ớt, chai xì dầu, họp bánh biscuit, họp trà xanh, mấy cái ly plastic...Nhà chỉ có hai cái ghế, một chiếc để ở đây, còn chiếc kia để nơi máy may của chị Tư đang ngồi cắt chỉ.

- Mình phải uống mừng ngày Quân lực chứ anh Tám" Và anh quay lại nói vọng qua tấm màng che ngăn cách cái bếp và cái máy may:

- Có anh Tám đến chơi nè em.

Vừa nói anh Tư hô chị Tư làm cho đĩa thịt bò lúc lắc, trong khi chờ đợi, anh trải chiếc chiếu xuống đất, bước vội trong mở tủ lạnh lấy xâu bia ra và lục lọi trong ngăn kéo lôi ra mấy họp cử kiệu và gói tôm khô:

- Ngồi xuống tụi mình súc miệng trước anh Tám.

Mới uống hết lon thứ nhất thì chị Tư đã bưng lên đĩa thịt bò lúc lắc thơm phức. Chị vui vẻ, cười và nói:

- Xin mời các anh dùng tạm nhé. Chị quay qua bảo anh Tư:

- Mời anh Tám cầm đũa đi anh. Em bận may lỡ đường kim. Cứ tự nhiên nghe anh Tám.

- Cảm ơn chị Tư. Chị xào thịt bò nhanh thật, mùi thơm phức, chưa ăn đã thấy ngon, nếu chị mở quán nhậu thì đắc khách lắm đó!

- Cảm ơn anh Tám khen, nhưng làm gì có vốn mà mở anh Tám/

- Anh Tư có phước dữ đa, qua Mỹ tị nạn Cộng sản, mà chị Tư cũng chiều anh ra phết nhỉ" Làm món nhậu cho anh đãi bạn bè, thật chị Tư là người đàn bà hiếm có lắm đó, quí hóa thay!

- Cũng tùy người anh Tám ạ. Tôi cũng được cái may mắn, chắc trời không phụ kẻ ở hiền gặp lành mà.

Hết lon bia thứ hai, anh Tư đã ngà ngà, lè nhè hỏi Tom:

- Bên này mình có dễ mua bom (1) không anh Tám và mua ở đâu"

- Trời ơi, trấu cha gì cha nội, chỗ nào lại không có, bom có suốt năm mà anh Tư, trong mấy cái siêu thị Mỹ, hay chợ trái cây nào không có, tới mấy chợ Việt Nam mình còn nhiều nữa mà họ còn bán cả thùng nữa đó, rẻ chỉ bằng nữa chợ Mỹ thôi như chợ Đồng Hương, Viễn Đông, Phát Tài, Tân Mai, Vanco đó mà v.v... Bom ở Mỹ có cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông mà anh Tư.

- Thôi đi ông nội, anh Tám là dân cựu nhà binh mà sao trả lời lạc đề vậy. Tôi hỏi là hỏi bom nổ kia, bom đạn đó cha nội.

- Để chi vậy, bộ anh dỡn chơi sao anh Tư"

- Để chờ thằng Lê Khả Phiêu qua Mỹ tôi tính chơi đẹp với nó, nghe nói nó đã qua bên Tây rồi. Mình đâu còn gì nữa mà phải sợ chứ! Tôi tính cưa đôi quả bom đó với nó.

- Bộ anh tính noi gương anh hùng Việt Nam Phạm Hồng Thái ở Sa điện Bên Tàu năm xưa, ném tạc đạn làm thắng Toàn quyền Tây chết hụt đó hả"

Đường cùng rồi thì mình phải tính chứ anh Tám.

- Ờ! thì cũng phải vậy thôi cũng như chiến sĩ Trần Hồng chơi đẹp bên Tây (2), chị Ngọc Hạnh chơi đẹp bên Anh (3) vậy mà. Nhưng không được đâu anh Tư ơi, bên Mỹ mình mua súng thì dễ chứ mua bom không dễ đâu, bây giờ mua súng cũng bắt đầu khó rồi đó, nếu luật "gun control" Passed thì còn khó hơn nhiều. Tụi tôi phạm mua súng làm bậy nhiều lắm, cha nào cũng có súng cả, có khi sùng còn bán sale nữa. Chính con Út nhà tôi cũng thủ cái P.38 tron xách tay khi có chuyện phải ra ngoài ban đêm, tôi hỏi chi vậy con, anh biết nó trả lời sao không" "Con của lính mà Ba". Anh mà tính chuyện mua bom, chỉ mới tính thôi và cái ý tưởng đó anh chỉ mới hỏi ở cửa hàng bán súng thì FBI theo dõi anh ngay, đừng bao giờ dỡn mặt với luật pháp nước Mỹ anh Tư, kẹt lắm đó. Anh thấy không, đám khủng bố ở Trung Đông đó bị theo dõi sát nút đấy, tôi có mấy anh bạn người Trung Đông cùng làm việc với tôi ở sở nầy có cái họ là Hussain, Patel, Mahommed thường than phiền là khi có dịp phải đi đâu bằng máy bay, khi tới phi trường bị xét hỏi kỷ hơn người khác và bị theo dõi sát nữa đó, còn khi vi phạm luật lưu thông thường bị cảnh sát chận lại lâu hơn, điện thoại phối kiểm, điều tra sở khởi trước khi viết cho cái ticket đó. Nước Mỹ ghét nhất là khủng bố, phá hoại, không êm đâu anh Tư, mình tính chuyện khác êm hơn.

- À, anh tính chuyện gì kể nghe thử có xuôi tai không"

- Ờ, ờ, giã dụ anh lọt qua được hàng rào mật vụ, FBI, cảnh sát, công an, an ninh, quân cảnh, anh chơi trót lọt, thằng Phiêu lăn đùng ra theo Hồ Chí Minh về chầu ông tổ Mác Lê của nó thì còn hơn 2 triệu thằng Phiêu khác nữa chi, rồi đâu cũng vào đó cả, chỉ tội cộng đồng mình bị nhân dân Mỹ và chính quyền Mỹ lên án là thích lao động, khũng bố, phá hoại thôi và cái tên họ Nguyễn, họ Phạm, họ Trần, họ Lê v.v... đi tới đâu trên đất Mỹ cũng bị để ý đó anh Tư.

- Tôi thấy mình biểu tình hoài không thấm gì cả, đường nó, nó cứ đi tức thiệt.

- Ít ra cũng làm cho thế giới quan tâm chứ anh Tư.

- Mấy ông thầy tướng số, phong dịch, phong thủy gì đó, nói đến năm 2000 thế nào cũng có đổi thay ở Việt Nam mình, chờ mõi con mắt, sắp hết năm rồi có thấy con bà gì đâu. Tôi thì tôi nóng lam lắm rồi, chịu không nổi nữa, mình năm nay 60 cả rồi, thọ lắm thì cũng năm, mười năm nữa là cùng, "thất thập cổ lai hy "mà anh Tám.

- Như anh dã ro, đồng bào mình ở Việt Nam đang bị một thiểu số đảng viên Cộng sản cầm quyền đè nén, bóc lột, tướt đoạt hết quyền căn bản làm người, nhân quyền không có gì hết, tài sản của chùa chiền, nhà thờ bị chúng ngang nhiên chiếm giữ. Đồng bào Việt Nam khắp nước đã nhận được nhu cầu khẩn thiết là phải có một cuộc Cách Mạng thực sự, lòng dân đang căm thù, ai oán, chẳng khác gì xăng dầu đã đổ sẳn vào căn nhà Việt Nam chỉ cho một ngọn lửa "Tự Do" của những người yêu nước thật sự châm vào thôi. Từ Nam chí Bắc đồng bào sẽ vùng dậy đạp đổ tất cả và làm lại đó anh Tư. Anh thấy không, ở Nam dương, cách đây vài năm anh em sinh viên và đồng bào cùng nhau đứng lên biểu tình, chống đối kéo sập tên Tổng Thống Shuharto và bạn bè độc tài, tham nhũng và đưa ra tòa nữa, mới đây thôi, đồng bào và sinh viên Nam tư đã đồng lòng vùng dậy truất phế tên Tổng Thống Milosevic và phe đảng ra khỏi chính quyền vì tổ chức bầu cử gian lận, tham nhũng, độc tài và khát máu. Cộng Sản Việt Nam chỉ còn là thời gian thôi anh Tư. Nhưng mà để dịp sau anh em mình bàn tiếp. Phải có kế sách, chiến lược mới được đó anh Tư. Đừng nóng.

Tom và anh Tư gục xuống nơi chiếc chiếu lúc nào không rõ, khi Tom tỉnh dậy thấy anh Tư nằm ở góc nhà, mắt nhắm nghiền lại, hơi thở đều đặn, chắc anh đang thả hồn về Việt Nam thương yêu, mơ về dòng sông Cửu Long, bến Bạch Đằng, bến Ninh Kiều, con đò Thủ Thiêm, sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ, chùa Một Cột, vịnh Hạ Long, thánh đường Đức Mẹ La Vang, cổ thành Quảng Trị, thánh thất Cao đài Tây Ninh, thành địa Hòa Hảo, sông Trà Khúc, núi Thiên Bút, Thiên Ấn, dòng Lại Giang và khắp mọi nơi nẻo đường quê hương đất nước thân yêu. Còn Tom thì đầu nhức như búa bổ và chưa nghĩ ra được kế sách gì về thăm quê cha đất tổ không Cộng sản đây. Sau tấm màng che, tiếng máy may của chị Tư vắt chỉ kêu lên từng chặp, từng chặp em như tiếng sáo diều ở đồng quê năm nào khi thanh bình ở trên quê hương ta xa xôi... không Cộng Sản.

NGUYỄN HỮU THỜI

(1) Apple (danh từ) Người Việt thường gọi là trái bom hoặc trái táo.

(2) Chiến sĩ Trần Hồng ở bên Pháp, ngày 30 tháng tư năm 1996 Ông dùng xe ủi đất ủi sập Cổng Sứ quán Cộng Sản Việt Nam tại Paris vào ngày 30 tháng Tư năm nay Ông đốt cỏ Cộng Sản Việt Nam và bắn nhiều phát súng chỉ thiên thách đố tụi bạo quyền Cộng Sản Việt Nam trước sứ quán của chúng ở Paris.

(3) Ngày 30 tháng Tư năm nay, chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh ở London (Anh Quốc) dùng bom sang ném vào Sứ quán Cộng Sản VN ở London. Hành động anh hùng, can đảm của Chị Ngọc Hạnh và chiến sĩ Trần Hồng đã nói lên lòng căm phẫn của đồng bào tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Chiến Sĩ Trần Hồng và chị Ngọc Hạnh được mọi người Việt nam trong nước và hải ngoại rất ngưỡng mộ và thương yêu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,208,361
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến