Hôm nay,  

Nhức Đầu: Chuyện Stock!

05/01/200100:00:00(Xem: 157827)
(Bài tham dự số 106\VBST)

Kể từ khi Thắng ra khỏi computer shop của Kỹ Sư Lợi thì chàng có một ý nghĩ khác, mộtä hướng đi khác cho cuộc đơiø mình. Chàng nghe Lợi cho biết sáu tháng sau là ông đóng cửa shop.

Theo ông Lợi, số tiền lương ông kiếm được một tháng không bằng một phần ba của thằng em Dược Sĩ của ông, nay đã bỏ nghề bán thuốc sang nghề thị trường chứng khoán làm trong một tuần.

Cũng theo ông Lợi, muốn làm giàu mau là phải đi qua cửa ngõ của Broadway, tên con đường mà trụ sở stock exchange tọa lạc tại New York.

Thatä ra, Thắng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc bài bạc, chỉ cách đây vài tháng thôi, mỗi cuối tuần là Thắng có mặt ở Las Vegas. Nếu làm biếng lái xe 4 tíêng lên Las Vegas thì Thắng có thể đến Bicycle hoặc Holywwood park, tuy không lộng lẩy nhưng cái gì cũng có.

Thắng có trăm vạn cách để đánh bài ăn, nhưng nếu biết dừng lại khi ăn đủ thì có lẽ Thắng chưa từ giã nghề cờ bạc. Nhưng mà nghề đỏ đen, nó kỳ khôi lắm, khi ăn lại muốn ăn thêm, khi thua lại cứ muốn gở. Cũng đã nhiều lần, khi thua nhiều chàng áp dụng chiêu sách: đổi sòng bài, đổi bàn đánh, đi tắm xả xui, hay đi trả thù dân tộc cũng để xả xui, nhưng mà khi trở lại Thắng vẫn thua như thường.

Có khi chàng đi ngủ sớm để ngày mai hên hơn chăng, nhưng làm sao nhắm mắt cho vô khi các cuộc đỏ đen vanã còn tiếp tục ở dưới lầu. Cũng có khi ăn vài ngàn, tiệc tùng với lủ bạn độc thân roià lại cờ bạc cho đến khi sạch túi. Thắng có đem chuyện kinh nghiệm cờ bạc ra kể cho ông Lợi nghe. Nghe xong, ông cười sằng sặc.

"Chú so sánh cờ bạc với stock market thì giống như chú đem mặt trời so với mặt trăng, một bên đòi hỏi một số vốn liếng kiến thức về kinh tế, một bên chỉ là đỏ hay đen. Giữa chú và tôi, tôi khuyên chú đừng bao giờ so sánh một cách kỳ cục, thiên hạ nghe được, họ biết chú chả bíết gì cả"

Đập trúng tâm lý, ông Lợi thao thao bất tuyệt về cổ phần, trái phiếu, hãng lớn, hãng nhỏ, cái stocks nào dễ kiếm tiền. Theo ông Lợi có cái stock nó trồi lên mấy chục đồng đô la mỗi ngày, cứ bỏ tiền mua $120 vào buổi sáng, đến buoiå chiều bán $140.

"Nếu chú có vốn $12,000 thì chú lời mỗi ngày 2 ngàn đô. Chỉ trả tiền giấy tờ cho broker chừng vài chục, còn tất cả là your income hay là tìên kiếm được. Độc thân như chú mà kiếm được chừng đó tìên, các em kiếm tới tấp nập chú có xua cũng không hết."

Làm gì có mười hai ngàn, họa may đi bán cái job cắt cỏ mà chàng có từ 6 năm nay. Thắng tính nếu có bán 80 địa chỉ thì cũng chỉ hơn mười ngàn, có ít chơi ít, có nhiều chơi nhiều.

Sau khi sang lại job cắt cỏ cho thằng bạn, nó chỉ đưa co' tám ngàn, số còn thằng bạn xin trả hàng tháng.

Cầm tám ngàn về nhà, ba mẹ Thắng ngạc nhiên vì không thấy chiếc xe pick up và dụng cụ đồ nghề mà Thắng lái moiã ngày đâu cả.

Cha mẹ Thắng qua Mỹ theo diện HO, trong khi Thắng vượt biên cách đây hơn mười năm lúc đó chàng vừa 14 tuổi, may có bà dì bảo trợ, nếu không Thắng cũng phải ở với gia đình Mỹ.

Ở Mỹ không ai kềm chế, Thắng theo bạn theo bè, tháng học tháng không. Cuối cùng Thắng nhận thấy cái nghề "đi bán xa lộ" này là dễ kiếm tiền và chẳng cần bằng cấp. Nghề này chỉ cần một chút chịu khó và một chút ma lanh là có nhiều tiền.

Nhiều bà già Mỹ về hưu, nhiều tiền dư bạc, cứ hư một chút gì cũng gọi thợ. Battery yếu, đồng hồ nước tự động không chạy cũng gọi đến Thắng, thay battery mà Thắng cũng phải làm thủ tục estimate "khảøo giá", nói năm ba chục là mấy bà chịu ngay. Sau khi estimate xong, Thắng ra tiệm phở ngồi nhâm nhi, ghé chợ 99 mua một cục pin, vài tiếng sau trở lại với một đống đồ nghề, Thắng tháo tung cái đồng hồ tự động, rồi lại ráp lại, sau đó thay cục pin vô là có cái check 50 đô la và năm hay mười đồng tiền típ.

Người Mỹ cần land scaping cho thật đẹp, cho nên Thắng cũng rỉnh rảng tiền bạc, Noel, New Year cũng có quà, có tiền thưởng. Nhưng dù sao cái nghề "bán xa lộ" này cũng phải ra nắng, quần áo dơ dáy vì bụi, vì cỏ. Nhất là khi cặp với mấy em thì khó mà khoe khoang.

Đổi nghề "bán xa lộ" thành "bán cổ phiếu" coi cũng hợp tình hợp lý.

Mẹ Thắng vui mừng ra mặt, khi nghe tin Thắng đươcï job mới, đổi từ blue collar sang white collar làm cho cả nhà sung sướng. Nhất là mayá đứa em Thắng, tụi nó khỏi giặt hằng ngày mấy bộ đồ dơ dáy, hôi cỏ của Thắng.

Thằng Lộc khỏi đem đồ nghề của anh nó đem cất vô ga ra mỗi ngày, nhất là mấy cái máy cắt cỏ nặng trinh trịch.

Nhưng tụi nhỏ cũng dư biết sức học của ông anh Thắng mình, nên cũng tò mò coi ông anh mình có ai lại mướn làm salesman.

Ngươiø nghi ngờ nhiều nhất cũng là ba Thắng, ờ tù Cọng Sản mươiø ba năm, đã cho ông một kinh nghiệm "hãy xem những gì CS làm, đừng nghe những gì CS nói", câu này ông cũng có thể áp dụng cho Thắng, vì chuyện cờ bạc bê bối của Thắng ông đều biết. Tuy nhiên thằng con này nuôi ông và các em nó, từ khi trợ cấp bị cúp.

Thắng từng mua cho ông chiếc xe cũ, để ông lái đi đây đi đó, nhất là tham dự các buổi họp tù nhân mổi tuần mà ông xem là rất quan trọng. Nhận sự giúp đở của Thắng nên ông cũng khó ăn khó nói, nhất là ông đã không nuôi nấng Thắng từ khi nó còn nhỏ xíu.

Thắng diện bộ áo quần đẹp nhất để ra shop của ông Lợi, ông giúp Thắng đi mở một account mua bán cổ phiếu. Trước tiên ông bắt Thắng bỏ hết tiền vô ngân hàng cuả Thắng. Sau đó ông giúp Thắng điền đơn.

Ông Lợi nói "Chú chọn cùng một hảng trading với anh, chổ này rẻ, một lần mua hay bán chi trả có 20 đô thôi. Họ lại cho mình mượn nợ nếu mình thiếu chút đỉnh, có nhiều lúc mình biết chắc chắn trúng, mình mượn tối đa. Càng mua nhiều thì khi lên mình càng trúng nhiều".

Phía sau shop của ông Lơiï có cái giường, một cái bàn và một cái TV. Cứ sáu giờ sáng là Thắng thả bộ từ từ ra đường, chỉ mất 15 phút xe buýt là đến shop. Ông Lợi đã pha sẵn hai ly cà phê, hai thầy trò phì phà thuốc lá, mắt nhìn vào TV, có những hàng chữ chạy phía dưới, ở trên có người nói như nói tin tức. Lâu lâu có biểu đồ, có những mủi tên xanh đỏ.û

Ông Lợi giải thích "cậu nhìn vào hàng chữ đỏ, nếu mà có số trừ lớn là ngày đó nó xuống nhiều, nếu hãng tốt thì tôi mua, trong ngày nó lên lại thì tôi bán".

Cuộc làm ăn của hai thầy trò tiến triển khả quan, ngày nào chử đỏ chạy qua nhiều là ngày đó ông Lợi mua vô, khi nào có chữ xanh hiện ra nhiều thì ông lại bán. Cái account của Thắng đã lên đến hai mươi ba ngàn, mỗi tuần ông Lợi giúp Thắng cash ra 500 đô tiền mặt để đem về nhà. Sau tám giờ sáng, ông Lợi mở cửa shop và Thắng lại giúp lặt vặt trong shop cho đến 2 giờ chiều. Ông Lợi lại thiết kế cho Thắng một cái computer có internet, và Thắng có thể mua bán cổ phiếu ngay tại nha.ø Tuy nhiên Thắng vẫn ra shop giúp mặc dù làm việc chả có lương hứơng gì cả, bỏ không đi làm thì coi như bất nhân bất nghĩa. Mà Thắng cũng phải cần ông Lợi vì thật ra Thắng cũng chả hiểu gì cả, nhất là nghe mấy xướng ngôn viên bàn bạc trên TV, họ nói toàn là danh từ chuyên môn không à.

Ba mẹ Thắng không còn nghi nghờ gì nữa, đã bốn tháng nay ngaỳ nào Thắng cũng đi làm, tiền đem về có hơi ít hơn job "bán xa lộ" nhưng mà đều đặn, nhất là aó quần Thắng khi nào cũng tươm tất, không mệt mỏi, tinh thần Thắng lên cao, hơi kiêu ngạo một chút. Nhưng bù lại được các em kính nể hơn, nhất là ba Thắng đã nhìn Thắng bằng cặp mắt khác.

Thắng ngồi tính nhẩm: 4 tháng từ 8 ngàn thành 23 ngàn. 8 tháng từ 23 ngàn sẽ thành 66 ngàn. Hai năm mình có trên vài trăm ngàn, mua nhà cưới vợ cũng không hết. Thắng mĩm cười một mình, đắc thắng.

Vào một ngày tháng ba, trời bớt lạnh. Ông Lợi đã không cần mở lò sưởi nửa. Mấy bửa nay, Thắng thấy ông Lợi không vui, có lẽ vì trên TV toàn là chữ đỏ, có ùnghĩa là thị trường xuống liên tiếp, ngày thứ tư thì thayá toàn chữ xanh, ông Lợi nói:

"Mấy bửa nay tôi sợ nhưng tôi không nói với chú, mấy cổ phần mình mua xuống hơn 20 đô, ngày nay nó vọt lên lại 12 đô, tôi thì tôi để, còn chú muốn bán hay không thi tùy chú".

Cả hai đều quyết định không bán. Mấy ngày sau nó lại lên lại thêm mười đô. "Thấy chưa, có lời rồi." Thắng vui mừng:

"May là nhờ có anh, không tui lo lắng lắm."

Cả hai vẫn nhất quyết không bán, phải lơìø mười đồng mới bán. Thắng và ông Lợi tự tưởng thưởng cho sự tài giỏi của mình bằng một chầu bia.

Vui không lâu, những ngày hôm sau, hôm sau nữa thị trường lại xuống nặng, Thắng lấy kinh nghiệm lần rồi, nên chẳng lo lắng nhiều, ông Lợi thì rầu ra mặt, ông giao hết cổ phiếu cho vợ và qua Florida thăm đứa con gái lấy chồng bên đó.

Thắng tiễn ông Lợi ra phi trường, trước khi lên máy bay ông còn dặn Thắng nếu cổ phiếu xuống quá thì bán ra, gở gạc được chừng nào hay chừng đó.

Thắng trở về nhà, mở TV đài Việt Nam ra xem, đến mục kinh tế thị trường cô xướng ngôn viên khuyên nhủ "nếu cổ phiếu của bạn xuống nhiều, cách tốt nhất là đừng có bán, từ từ nó sẽ lên lại". Thắng chợt thấy thương ông Lợi, người chả bao giờ dính vào cờ bạc, nên mới thua là đã sốt vó.

Thắng nhìn chồng thư chưa đọc của chàng, nay đã dày cộm. Toàn là thư của stocks, nó xuống có gì vui mà đọc chứ. Ba tuần sau, ông Lợi về, Thắng nhờ ông cash 500 đô như thường lệ, ông Lợi nói :

" Mấy cái stocks của mình lại xuống nữa, để tôi check coi cậu còn bao nhiêu tiền."

Ông Lợi mở computer ra, sau một hồi ông hỏi:

"Mấy tuần nay cậu không check computer" Cậu không check thư""

Thắng lắc đầu nói gọn hơ:

"Nó xuống tôi cũng làm biếng đọc, mà nó xuống thì nó lại lên, tôi không lo nhiều đâu."

Ông Lợi nói :

"Cổ phần của cậu bị margin đòi, nó gửi ba bốn lá thư tới nhà cậu và điện thoại tới shop nhiều lần không ai nghe, nên nó đã bán cổ phần của cậu, nay trong account của cậu chỉ còn hơn 52 đô la."

NGUYÊN THANH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,095,722
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến