Hôm nay,  

Ông Giáo Mỹ

12/11/200200:00:00(Xem: 154201)
Người viết: Khánh Thông
Bài số 03VBST
Tên Họ: Trần Thành Sơn
TuổI: Canh Tí
Cư trú tại Westminster, CA.
Nghề Nghiệp: kỹ sư vi tính.

Gần bốn mươi sinh viên trong lớp mà phòng học thì sức chứa chỉ chừng ba mươi. Mấy đứa đến trễ thì ngồi bệt cả xuống sàn hoặc là đứng tựa lưng vào vách tường cuối lớp. Bữa nay là ngày đầu khóa, ngoài hành lang vẩn còn thấy lố nhố mấy nhóm chạy tới chạy lui tìm phòng hoặc đổi lớp. Mấy ông thầy thì đã quen thuộc với cảnh này cho nên thường là chờ cho qua năm, mười phút mới bước vào lớp.
Mà lạ! Lớp nào càng nhốn nháo thì lại càng có nhiều sinh viên muốn add Ẳvào giờ chót. Hình như là trong bọn sinh viên ông thầy nào dể, ông nào khó, họ đều biết hết. Ác nổi là mùa này, class schedule Ẳcó thay đổi, nhà trường không list tên giáo sư kế bên lớp và bộ môn nữa, ghi danh sớm cũng không lựa được. Vậy là đi add lớp. Anh chị nào chậm chân thì ráng chịu, gặp ngay lớp ông thầy cho homeworkẲ mệt xỉu, đã vậy cho điểm lại kẹo, gở điểm có mà toát mồ hôi.
Phúc và tôi là sinh viên năm ba, thiệt tình thì không có đường dây nào để biết ông thầy nào dể hay khó. Chỉ là bữa nay ráng đi sớm, thấy lớp nào nhốn nháo và đúng bộ môn thì nhào vô add. Vậy mà cũng chậm chân hơn người ta, đi qua lớp nào cũng thấy đầu đen lố nhố, đứng ngồi đủ chổ.
Bảy giờ năm phút ông thầy lửng thửng bước vào lớp. Dáng người lịch sự, cao ráo, đeo kính cận, chừng trung niên, mặc bộ veston rất hợp thời trang, nhưng coi bộ hơi lạ mặt. Cả lớp vẩn xì xào. Hình như sự hiện diện của ông thầy là lý đương nhiên, không có gì thắc mắc.
Chậm rãi đặt cái cặp lên bàn, đứng khoanh tay, miệng cười mỉm chi và nhìn xuống lớp. Cả lớp bây giờ mới bắt đầu bớt xôn xao và chú ý vào ông thầy hơi lạ mặt này. Đợi cho tiếng ồn bớt dần và tắt hẳn, ông thầy mới bắt đầu lên tiếng:
"Good evening. Tôi tên là Gergorie Marculedes và. . .
Chậc! Cái tên gì nghe lạ hoắc. Ông thầy vẩn tiếp tục. Ngày đầu mùa học mà. Lớp nào cũng như nhau. Bắt đầu là giới thiệu, rồi phát syllabusẲ, trao đổi chút kinh nghiệm của các lớp trước và cuối cùng là cho một, hai chapterẲ homework. Quả tình là tôi cũng không hào hứng gì lắm về những gì ổng nói, nhưng ông thầy có giọng nói thiệt là hợp lổ tai cho nên vô hình chung tôi cũng chú ý lắng nghe:
"... hy vọng là sau khi học xong lớp này, anh chị sẽ có được kiến thức vững vàng hơn để tiếp tục các lớp kế. Sau đây là phần điểm danh các anh chị đã chính thức ghi danh. Tôi chỉ cho add lớp nếu còn đủ chổ và cho những ai thực sự muốn học.
Lúc này thì lục đục đã có một vài sinh viên rời chổ và đi ra. Ra cho lẹ để còn đi add lớp khác. Phúc thúc tay tôi, ý chừng như hỏi là sao, đi hay ở" Thái độ của tôi thì cũng không dứt khoát gì hơn hắn, nhưng tôi đã drop hai lớp rồi, cơ hội add được lớp khác mong manh quá! "Ông thầy này tao thấy được đó", nói vậy cho Phúc nó yên tâm, mặc dầu được hay không phải chờ sau cái exam đầu tiên mới biết.
Những cái tên được gọi, những cánh tay giơ lên, yes, here, có mặt và vân vân. Mỗi lần đọc đến tên Việt Nam, ông thầy có vẻ hơi ngập ngừng một chút như là để đo lường cách đọc nào cho đúng.
Sinh viên ghi danh chính thức không hiện diện cũng khá đông, khoản bảy tám người gì đó. Dáng chừng số người add lớp còn lại cũng hơn chục. Không sao. Nhiều lớp có ông thầy chỉ cho add ba hoặc bốn người mà thôi. Vậy là có cơ hội.
Ông thầy đưa một tờ giấy cho bọn add lớp tụi tôi và bảo ghi tên vào đó. Phúc nhanh tay đón lấy trước, viết tên nó và tôi ngay dòng đầu. Kinh nghiệm mà. Ghi tên trước có nghĩa là ưu tiên trước. Sau khi chuyền hết một vòng, tờ giấy được trao lại ông thầy. Dòm vào danh sách, ước chừng như để đếm, ông nói:
Mười sáu người. Tôi chỉ có thể add thêm tám người. Anh chị có ý kiến gì không" Cần phải nhanh để ai không được add còn có thể đi lớp khác.
"Chà! Tám người dropẲ. Chắc ông này bị chúng chê", tôi tự nhủ và dòm quanh. Quái! Sao thấy ít Việt Nam vậy nè. Phúc nhanh nhẩu, nữa đùa nữa thật:
"You cứ theo thứ tự trong danh sách mà add.
Cả lớp cười ầm. Biết tỏng anh rồi. Phúc khoái trá vì đã làm cho lớp nhộn lên. Hắn dạng lắm. Qua Mỹ mười mấy năm, làm đủ nghề, tiếng Mỹ thuộc hạng khá, lại có bồ Mỹ cho nên phát biểu linh tinh là chuyện nhỏ. Ông thầy vẩn cười mỉm chi, tiếp:
"Thôi được. Để công bằng và nhanh, tôi sẽ chọn một con số trong dãy số từ 1 đến 99. Ai đoán được tôi chọn số nào hoặc đoán được con số gần số tôi chọn nhất thì được add."
Trời đất! Đúng là hên xui. Chỉ có nước đoán mò thôi chứ sao bây giờ. Từng con số được gọi và ghi lên bảng. Bọn add lớp nhau nháu: "Thầy chọn số mấy vậy thầy, số 9 đẹp lắm đó thầy...", vẩn là cười mỉm chi, bí mật, ông thầy vươn tay đến giữa đầu bảng và viết con số tổ tổ bố: 50.
Có tiếng a nhẹ nhỏm, có tiếng ồ ngạc nhiên lẩn chút thất vọng. Không để mất thì giờ, ông thầy bắt đầu khoanh vòng các con số có giá trị gần 50 nhất và đếm đủ tám số. "Done. Anh chị nào không có các số được khoanh thì có thể đi ra." Thật là dứt khoát. Ấy vậy mà chưa thấy ai nhúc nhíc. Một giọng nói ở đâu đó chợt hỏi:
"Tại sao you chọn số 50""
"Tôi đã nói rồi, để công bằng và nhanh. Công bằng vì số 50 nằm giữa dãy số, ít hơn hay nhiều hơn một chút là thiên vị. Nhanh, cũng vì là số giữa, dể chọn lựa, không cần suy nghĩ."


A! Ông muốn chơi chử và thử tài sinh viên đây. Rất tiếc là chẳng có ma nào nhanh trí hết. Phúc và tôi may mắn nằm trong số được ở lại. Chần chừ một chút rồi thì bọn add lớp bị loại cũng phải xãy chân đi cho lẹ để còn kịp add lớp khác. Ông thầy bắt đầu giảng bài đầu tiên của thống kê và tính phân phối; và đương nhiên là không thiếu phần cho bài về nhà đọc mệt nghỉ.
Ba tuần trôi qua một cái vèo và học bá thở. Hôm nay là bài exam đầu tiên, tôi khá là căng thẳng. Không khí trong lớp nặng nề, mọi người làm như là trong tư thế sẳn sàng ứng chiến.
Bài kiểm tra được phát ra. Cầm trên tay, đọc được vài hàng tôi chết sửng. Mặt mày tái mét, dòm qua Phúc, hắn cũng đang liếc tôi với ánh mắt cầu cứu và khẩn trương. Chết. Không hiểu gì hết. Càng đọc mặt tôi càng nóng bừng. Bụng thắt lại. Tay bắt đầu run, không thể nào tập trung. Tôi vốn tự hào là khá thông minh, học một biết lai rai, nhưng lần này có cảm tưởng như tất cả xụp đổ. Cho dù một câu cũng không làm được. Một tiếng rưỡi qua đi thật nhanh. Mắt tôi tối xầm lại. Làm như là cặp mắt cận tăng thêm mấy độ.
"OK, time's upÚ. Anh chị có kéo thêm vài phút cũng không ích gì." Ông thầy, một tiếng rưỡi im lặng, bây giờ mới lên tiếng. Nhìn quanh, hình như cũng chẳng có ai nộp bài. Dr. Marculedes bắt đầu đi đến từng bàn thâu bài. Một vài cây viết vẩn còn hí hoái. Tôi thì đã hoàn toàn thất vọng, tự động đứng lên nộp bài và bước ra khỏi lớp.
Cả tuần trôi qua tôi vẩn bị ám ảnh. Lớp này mà rớt là phải chờ đến năm sau mới lấy được. Vậy là ngày ra trường còn xa lắc. Hôm nay là ngày trả bài và cho biết kết quả. Lớp chỉ còn mười mấy người. Chắc biết trước số phận cho nên drop trước để không bị phốt trong học bạ. Không ngoài dự liệu, Phúc va tôi đều bị điểm F. Hắn không vào lớp bữa nay và hẹn gặp tôi sau giờ học.
Bọn tôi quyết định lên văn phòng Dr. Marculedes để năn nỉ. Hai thằng cùng đi cho mạnh dạn.
Dr. Marculedes đang ngồi ở bàn làm việc và có vẻ bận rộn với đống bài vở trên bàn. Tôi bước vào trước:
"Professor Ma co ...", chết cha, tự nhiên kêu không được tên ổng. Tôi bắt đầu lúng túng và hơi ngượng.
Dr. Marculedes vẩn giử thái độ bình thản và nhắc nhở:
"Mác Cô Li Đi. Khó đọc đấy, nhưng anh phải gọi cho đúng."
Như cái máy, sợ mếch lòng ông, tôi lập lại ngay và khá đúng. Thấy hoàn cảnh không mấy lợi cho tôi, Phúc liền hề hà:
"Tên ông khó phát âm quá. Cũng như tên Việt Nam của tôi, tôi phải đổi là Frank cho mọi người dể gọi."
Vẫn mặt lạnh như tiền, Dr. Marculedes nói:
"Vậy à. Lý do đó đáng sao"
Phúc và tôi cùng ngạc nhiên, chưa kịp phản ứng thì ông tiếp:
"Tôi nghĩ là muốn tiếp xúc với một người trước tiên là phải xưng hô đúng tên của họ chứ. Những người không xưng hô được đúng tên các anh, cũng đáng cho các anh nói chuyên sao" Tên anh là gì"
"Frank Nguyễn."
Phúc trả lời không suy nghĩ, nhưng rồi chợt hiểu, hắn tiếp:
"Ông muốn biết tên Việt Nam của tôi hả" Nói cho ông biết, tên tôi khó phát âm lắm đó. Nếu không đúng thì nghe ra như chữ "phắc".
Với vẻ tiu ngỉu và tức tối, hắn viết xuống tờ giấy trên bàn ông thầy chữ PHÚC và nói với giọng thách thức:
"Đó, ông kêu đi."
Ngoài dự liệu, Dr. Marculedes gọi tên hắn nghe rất gần như là chữ phút và vẩn bình thản: "Sao. Không tệ lắm chứ Mr. Phuc Nguyễn""
Bỏ mặc Phúc đứng tần ngần ở đó, ông quay sang tôi và hỏi: "Còn anh, tên gì"" Đở quá. Tên tôi không đến nỗi khó gọi: "Sơn Trần, professorẲ." Hình như Dr. Marculedes hơi nhếch miệng cười, cái cười thông cảm và hiểu biết, ông tiếp: "Tôi có thể giúp hai anh được gì""
A, hay quá! Bây giờ không khí khá là dể chịu, tôi có thể năn nỉ để ông thầy vớt điểm: "Thầy thông cảm...", và tôi tôi tiếp tục ca bài con cá sống vì nước. Vẩn một thái độ bình thản và chú ý lắng nghe cho đến khi tôi dứt lời, Dr. Marculedes nói:
"Như tôi đã nói trong lớp, đặc biệt lớp này tôi sẽ cho thêm một exam, thay vì hai bài, và sẽ cộng điểm của cả ba bài để lấy điểm tổng kết. Các anh cần cố gắng cho hai bài tới, tôi tin rằng các anh sẽ đạt được tốt hơn. Tôi không thể hứa hẹn gì hơn, nhưng sẳn sàng giải đáp thắc mắc về bài vở nếu như hai anh muốn.
Tôi còn muốn tiếp tục nói thêm nữa. Quả tình là ông thầy có nói trong lớp những điều đó, nhưng tôi vờ như không nhớ và tạo khuôn mặt đau khổ, khó khăn để hy vọng ông thầy đổi ý và vớt vát ít điểm. Lúc này thì Phúc, sau một lúc im lặng, lên tiếng:
"Thank you Dr. Marculedes. Chúng tôi sẽ cố gắng hơn nữa và chắc chắn là sẽ gặp lại ông để hỏi bài."
Nói xong, không đợi tôi phản ứng, kéo tôi ra và bye ông thầy.
Im lặng. Tôi vẫn miên man trong ý hy vọng là Dr. Marculedes sẽ cho điểm vớt vào giờ chót. Phúc thường ngày láu táu, cũng lặng lẽ khó hiểu.
Hành lang vắng vẻ, chỉ vang vang tiếng bước chân dội vọng vào tường . Hình như lối đi từ phòng ông thầy xuống tới bãi đậu xe xa hơn mọi ngày. Tôi bắt chuyện: "Tiếp tục học ổng chứ" Tao thấy coi bộ khó nuốt quá!"
Không trả lời trực tiếp vào câu hỏi của tôi, Phúc hạ giọng chậm rãi nhưng dứt khoát: "Ngày mai tao đi kiếm luật sư làm thủ tục đổi tên. Lấy lại tên cúng cơm của mình. Thằng nào gọi tên tao là fắc thì tao fắc lại nó."
Tôi muốn bật cười, nhưng ngó thấy khuôn mặt nghiêm trọng và đầy xúc cảm của hắn, lại thôi, chỉ cười thầm trong bụng: "Hên quá! Hồi lúc nhập tịch Mỹ mình không có đổi tên."

Riêng tặng cô Tô Thị Thuyết Nga
KHÁNH THÔNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,230,970
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến