Hôm nay,  

Chuyện Kể Trong Mall

05/01/200100:00:00(Xem: 145536)
(Bài tham dự số 107\VB902)

Trời Tháng Bảy ở Phoenix, tiểu bang Arizona có nhiều cây xương rồng thật là nóng, một cái nóng có thể làm ngất người, 115 độ F, 117 độ F. Ôi, thật khó mà tưởng tượng nổi trứng gà, có thể chín dưới sức nóng ngoài trời nầy mà không cần lửa.

Nóng quá, khát quá. Lục túi, kiếm vội vài chục xen để mua nước uống. Đây rồi, từng đồng hai mươi lăm xen được bỏ vào máy. Bỏ đủ số, bấm nút, lon Peppsi rớt ra. Khum mình xuống nhặt lon Peppsi, tự nhiên một phút chạnh lòng. Mở lon ra uống vội vài ngụm nước, đã thấy mát lại, nhưng bụng vẫn bồn chồn. Có lẽ nhớ lại lúc mới qua Mỹ không có một xen dính túi.

Vậy mà đã tám năm qua rồi. Nhớ ngày nào mới qua Mỹ đứng trước "machine" bán nước này mình không biết làm sao để mua, e dè mắc cỡ khi thấy cái "machine" đối với mình to lớn quá, lạ quá, đẹp quá và hay ghê. Bây giờ thì quen rồi.

Đang định quăng lon Pepsi đã cạn vào thùng rác thì bất chợt có tiếng gọi của con nhỏ bạn:

"Hà ơi! Đi qua mall chơi không"" Đó là giọng hồn nhiên yêu đời của Lan Khuê, nói là bạn chứ nhỏ hơn tôi tới mười tuổi.

Chưa kịp trả lời là đã bị cô ta lôi đi. Chỉ còn cách vừa đi theo vừa nói: "Nắng quá, đi đâu"" Lan Khuê bảo:

"That's why qua mall cho mát. Bữa nay không có hàng về được nghỉ một tiếng lận mà."

Lan Khuê cũng như nhiều người Việt qua đây, thường nói chuyện bằng thứ tiếng nữa Mỹ nữa ta. Nửa nạc nửa mỡ có nghĩa là ...ba rọi. Tiếng Việt thì quên, tiếng Anh thì chưa biết, không biết nói tiếng gì. Hai đứa cùng cười.

Thế là chúng tôi bách bộ qua mall. Nhà băng chúng tôi làm cách mall một con lộ, chúng tôi đứng bên đây đường chỗ dấu hiệu "Don't walk" (Bàn tay dơ) mất đi để dấu hiệu "walk" (Người đi bộ trắng trắng) hiện lên là đi qua.

Lan Khuê nhìn tôi, hỏi:

"Why" Look you kỳ kỳ" Sao đỏ mặt quá vậy" Nắng quá hả""

Chính cái bảng "walk" vừa làm tôi đỏ mặt, nhưng tôi chỉ lắc đầu lia lịa, không biết phải trả lời sao. Qua bên đường rồi, Lan Khuê còn hỏi lần nữa với giọng chăm sóc ân cần: "You OK không""

Lúc này, tôi mới có thể vừa gật đầu vừa bật mí cho cô ta biết, lúc tôi mới qua Mỹ, việc băng qua đường cũng cũng là một vấn đề tức cười. Tuy cả hai vợ chồng đều có chút học thức, nhưng ngây ngô đến độ không đứa nào chịu đọc sự chỉ dẫn được dán rõ ràng ngay cột đèn: "Bấm nút để qua lộ." Vậy là phải đứng chờ thật lâu, mà dấu "walk" không hiện lên. Bụng đói, miệng khát, chai nước lạnh đem theo đã cạn từ lâu. Vẫn cứ chờ mãi. May thay, một tên Mỹ đi tới cũng để băng qua đường. Hắn với tay bấm nút và chỉ vài phút sau dấu hiệu "Walk" hiện ra. Nhờ vậy hai vợ chồng mới thoát cảnh chết đói, chết khát.

Nghe tôi kể đến đây Lan Khuê cười ngặt nghẽo, vừa đi vừa ôm bụng cười thôi là cười, làm cho tôi cũng cười đến hai giòng lệ chảy xuống hồi nào cũng không hay. Nhớ lại, hôm đó là ngày chúng tôi đi học Anh văn về. Mới qua nên đi học lớp "free" và đi bằng xe đạp. Chồng chở vợ coi khổ không tả xiết.

Tôi còn nhớ một ngày anh Út đang lái xe để chở chúng tôi đi xin tiền trợ cấp. Chồng tôi hỏi ông anh họ: "Anh Út ơi! Đường rộng quá chạy hoài làm sao biết đường nào rẻ vào, quẹo ngã nào để đi về nhà, không biết sẽ bị lạc, học làm sao vậy, chắc em không nhớ nổi quá". Chồng tôi vừa hỏi vừa cười cười, mặt thấy tội nghiệp lắm. Anh Út trả lời: "Dễ lắm ở vài tháng là tất cả sẽ biết ngay." Thật y như rằng, ông xã tôi bây giờ đi tới đâu cũng được miễn là có địa chỉ, có bản đồ là xong ngay thôi.

Lan Khuê cười đồng tình với tôi và chỉ tay về phía trước. Chúng tôi rảo bước vào những tiệm quần áo. Đàn bà con gái là thế, rất thích đi shopping. Một bảng giá to tướng đặt ngay ngoài cửa tiệm "SALE! 75% off." Xứ này, ngay cả vàng cũng sale luôn.

Chuyện mua đồ sale nầy đã lọt vào đầu tôi kể từ khi chúng tôi ở Thái Lan vài tiếng đồng hồ để chuyển máy bay tới phi trường Los Angeles cách đây tám năm. Một bà hướng dẫn bảo đi qua Mỹ đi làm kiếm tiền dễ mà khó. Khó vì nếu không xài cẩn thận, khi thiếu hụt

sẽ không mượn được tiền ai cả. Mua đồ thì phải đợi sale. Phải chờ sale tới bảy mươi lăm phần trăm chứ năm chục phần trăm chưa chắc chịu mua. Nghe vậy, cả đoàn người Việt cười ồ lên một cái. Bà ta còn bảo mua quần áo phải biết mua trái mùa. Mùa đông thì mua đồ mùa hè và ngược lại thì mới rẻ.

Lời hướng dẫn ấy với tôi đã thành nề nếp xài tiền cho tới bây giờ. Nhờ vậy mà những năm đầu tuy khó khăn chật vật, với đồng lương chưa tới năm dollars một giờ, chúng tôi vẫn đủ sống và giành dụm mua được một chiếc xe củ trị giá tám trăm dollars. Hên ghê. Xe cũ những bền. Chúng tôi xài nó cũng được bốn năm thì bán đi. Khi bán xe, thấy thương nó làm sao, bởi nó đã sống với chúng tôi những thời điểm khởi đầu khó khăn tại Mỹ. Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy khó mà quên được.

Hả hê với mấy túi đồ vừa mua được rẻ, chúng tôi nghe bụng cồn cào vì đói, thế là rảo bước tới khu bán đồ ăn. Trong khi hai chị em sắp hàng chờ tới phiên, tôi lại kể cho Lan Khuê nghe chuyện "food" và gia đình chúng tôi. Nhớ lại mà thương, má tôi nay thì tám chục tuổi. Hồi chúng tôi sắp qua Mỹ, bà thường nói: "Rầu quá! Lạy Trời lạy Phật cho ở bên Mỹ có bán nước mắm và bán gạo. Không có tiền, mình có cơm ăn với nước mắm kho quẹt cũng xong." Lúc đó tôi trấn an má tôi: "Làm gì mà không có, bạn bè qua trước, vả lại anh chị Năm nói có. Má đừng có lo."

Đâu ngờ rằng qua Mỹ cái gì cũng có. Mắm không chỉ vài ba loại mà là tất cả các loại. Nước mắm thì đủ thứ nhãn hiệu, nào Con Ngựa Bay, Ba con Cua, con Mực rẻ tiền. Rồi lại có loại: mắm Thái Châu Đốc, mắm cá sặc, cá linh, vân vân và vân vân. Ngày xưa mùi nước mắm thơm thì thôi. Ở Mỹ tám năm, bây giờ kho cá nấu canh xài nước mắm là sợ hôi nhà.

Chúng tôi mua bánh Hamburger. Tôi lại kể cho Lan Khuê nghe, hồi mới qua anh chị Năm mua loại này cho cả nhà ăn. Không ai nuốt vô, chỉ trừ vợ chồng tôi là ăn được nửa cái, còn má tôi thì nói với chị tôi: "Con xin nó một miếng nước mắm để chấm với thịt bò được không"" Cả nhà trố mắt nhìn bà rồi phá lên cười.

Lan Khuê nghe kể cũng cười theo, rồi thúc tôi "Kể nửa đi tụi mình còn đủ giờ mà." Im lặng một lát tôi nói:

"Hồi mới qua Mỹ không biết sao, cả nhà thèm chua. Mười ba người trừ thằng Hải Đăng thằng con của tôi mới hai tuổi tám tháng, trong mười hai người, chồng tôi, và hai thằng em trai tất cả ai cũng muốn ăn chua. Không biết có phải chúng tôi qua vào tháng hai khí trời lạnh quá nên trong người thiếu vitamin C không. Vậy là tuần nào tôi cũng đi chợ Southwest. Dạo ấy chợ này xoài tám trái một đồng. Chúng tôi mua xoài dăm muối ớt thật cay, rồi cả nhà xúm vào ăn ngon lành. Nói tới ớt cũng bị rầy vì ớt ở chợ Việt Nam một đồng một bịch mắc lắm mà chúng tôi ăn không biết cay gì cả."

Nói tới ớt, lại nhắc câu "Ớt nào mà ớt chẳng cay, gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng." Tôi và Lan Khuê cùng nhau cười vui vẻ hợp ý nhau lắm vì câu ca dao nầy.

Đảo mắt nhìn quanh một vòng, tôi nói nhỏ với cô bạn: "Thấy bà đó ăn một hộp gà nước ngon quá há". Lan Khuê bảo tôi ngán thấy mồ, qua Mỹ ăn gà riết gáy luôn, cứ gà bò, bò gà tối ngày. Món gà của tiệm Church nhắc tôi nhớ ra thêm chuyện để kể nữa với bạn.

"Hồi mới qua Mỹ tôi hay chở má tôi đi ăn loại gà bán ở tiệm Church này lắm. Má bảo mềm, thơm lại rẻ, sale mười lăm miếng bảy đồng ăn cả nhà. Mỗi lần đi ăn, má đều đem theo một hũ nước mắm chấm thêm. Bà bảo vậy mới ngon. Riêng tôi thì ngại Mỹ, Mễ nghe mùi kỳ kỳ, nhưng cũng bấm bụng đem theo cho vui lòng má tôi. Ăn riết rồi tên tiệm Church này nhập tâm. Một bữa, khi tôi đi làm, vào hãng thấy hai con nhỏ Mễ đang bàn về sự tín ngưỡng của đạo, đứa theo đạo Tin Lành, đứa theo đạo Thiên Chúa. Thấy tôi từ xa đi lại, tụi nó hỏi tôi bằng giọng Mỹ: "Which church are you going to"" (Nghĩa là tôi đi nhà thờ nào") Lúc đó thật sự tôi chỉ nghe được chữ "church." Thế là tôi đoán tiệm gà (và vì Anh văn "giỏi" quá mà). Tôi nói tôi đi ở Church gần chợ Fry's ở 75th Avenue và Indian School Road, hai hoặc ba ngày đi một lần, đi hoài. Tụi nó tưởng tôi ngoan đạo quá, còn hỏi tiếp chứ không phải cuối tuần đi hả. Tui trả lời nó sale thì đi, mua rẻ và ăn ngon lắm. Tới đây, tụi nó mới trố mắt nhìn tôi như nhìn người hỏa tinh. Sau cùng tôi mới hiểu tụi nó hỏi tôi đi nhà thờ nào. Nhà thờ cũng là Church mà tiệm bán gà cũng tên Church. Đúng là chuyện ông nói gà, bà nói vịt."

Lan Khuê nghe chuyện cười đến độ mọi người xung quanh phải quay lại. Thế là chúng tôi mắc cỡ, lẹ lẹ thu xếp những tàn dư sau khi ăn và rút lui nhanh để đi về thẳng.

Trên đường về hãng, Lan Khuê nói không ngờ chị có những mẩu chuyện "funny" quá. Tôi bảo Lan Khuê:

"Ở đó mà funny. Tôi đã cằn cỗi rồi, soi gương thấy mình già. Những cọng tóc bạc đang thi nhau chen lên giữa mớ tóc đen. Chúng cố vươn lên thẳng tắp như để ra oai: 'Tui đã xuất hiện. Sợ chưa""

Văn Thi Ca

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,057,194
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến