Hôm nay,  

Chân Trời Mới

12/11/200200:00:00(Xem: 177657)
Người viết: Việt Cuòng
Bài chọn đăng số 05VBST

VIỆT CƯỜNG
Tên thật: Nguyễn Thanh Lâm, định cư tại tiểu bang Washington
Công việc: chủ tiệm fast food trong shopping Mall.
Sở thích: nhiếp ảnh và viết văn. Từ hơn 20 năm qua, đã viết đủ thể loại, kể cả chuyện dài, chuyện ngắn.

Khi rời bỏ Quê Hương vào ngày đau thương 30 tháng tư 1975, tôi vừa tròn 10 tuổi đời cùng đi với 5 đứa em mà đứa nhỏ nhất mới có hơn 1 tuổi. Dù nhỏ tuổi nhưng tôi vẫn còn nhớ chút ít về Sài gòn vào cái ngày mà tất cả chúng tôi đã phải bỏ Nước ra đi.
Trước đó ít hôm, tôi và thằng em trai kế còn đang ở nội trú tại trường Thánh Mẫu Chí Hòa do các bà phước cai quản thì ba má tôi đến đón chị em tôi về gấp. Chúng tôi rất buồn và hoang mang không hiểu chuyện gì sắp xảy ra"
Rồi những ngày kế tiếp cả nhà chúng tôi phải di tản sang nhà người bác, anh của ba tôi, ở tận Chợ Lớn, để tá túc. Ba má nói nhà của bác xây bằng bê tông chắc chắn lắm nên không sợ bị pháo kích.

Thế rồi Sài gòn đã bị pháo kích thật dữ dội vào đêm 29 tháng tư nhưng may phúc vì khu chúng tôi ở không bị ăn đạn. Nhưng không hiểu vì sao ba má chúng tôi lại tỏ ra rất lo sợ và buồn bã. Hôm sau là 30 tháng tư, mới sáng sớm ba tôi đã lấy xe honda ra khỏi nhà sau khi dặn dò mọi người phải chuẩn bị sẵn sàng chờ ba tôi trở lại.
Khoảng gần trưa ba tôi về tới và ra lệnh mọi người lên xe gấp. May là ba má tôi có xe hơi nhà nên có thể xử dụng trong cơn biến loạn ghê sợ này. Ba chở cả nhà thẳng ra bến tàu nơi có rất nhiều tàu đang đậu và đã có khá đông đồng bào leo lên. Tới nơi ba bỏ đại chiếc xe bên lề đường rồi hối chúng tôi chạy càng nhanh càng tốt về hướng một con tàu khá lớn đã có rất nhiều người trên đó (về sau tôi mới biết là có gần 4 ngàn người) và nó đang đậu ngay giữa sông.
Ba tôi phải bỏ tiền ra mướn 2 chiếc ghe nhỏ chở cả nhà ra chỗ tàu đậu. Một vài người trên tàu vội ném giây thừng xuống để kéo chúng tôi lên tàu. Ba tôi vừa cõng từng đứa con vừa bám vào sợi giây để được kéo lên. Con tàu này mang tên Trường Xuân sau này đã được nhắc tới rất nhiều. Và chỉ ít phút sau đó con tàu tách bến đem mọi người tới một nơi vô định. Tự nhiên tôi buột miệng hỏi ba tôi : con tàu sẽ đưa chúng ta đi đâu vậy ba" Ba tôi trấn an: thì...đưa chúng ta đi...đi Mỹ chứ còn đi đâu nữa!

Trong đời tôi đã có nghe nói tới Mỹ quốc và được biết nó ở xa lắm, xa thật là xa vậy đó. Nhưng tôi cũng nghe ba tôi nói Mỹ quốc thật là rộng lớn, thật là văn minh và có sức hấp dẫn mọi người tứ xứ. Ba còn nói sau này nếu có cơ hội và phương tiện ba sẽ tìm cách cho chúng tôi qua đó ăn học. Giấc mộng đó chưa thành, bây giờ tự nhiên cả gia đình tôi được đi Mỹ không tốn một xu thì quả thật đây là một cơ hội hiếm có.
Tuy chuyến vượt biển thật là gian nan, đói khát và mọi người đều tỏ ra buồn rầu và chán nản nhưng không hiểu sao trong đầu tôi lại nhen nhúm một chút niềm vui, niềm hy vọng thật khó tả. Đôi ba lần tôi đã phóng tầm mắt về phía chân trời mù xa để mường tượng ra một "Chân trời mới" đầy hứa hẹn ở tương lai. Tôi mong mỏi từng phút, từng giờ, từng ngày sao cho con tàu mau tới bến để tôi được nhìn tận mắt Mỹ quốc như lòng ước mơ.
Tôi không may sinh ra và lớn lên trong một quốc gia có chiến tranh triền miên gây biết bao chết chóc, tang thương. Tôi phải đi tìm "Chân Trời Mới" nơi đó có tự do thực sự và không còn chiến tranh nữa. Có như vậy tương lai của chúng tôi mới được bảo đảm và lớp người trẻ như chúng tôi mới được hưởng sự giáo dục đúng mức.
Tôi rời bỏ Quê Hương khi trí khôn còn non dại, chưa hiểu thế nào là Quê Cha, Đất Tổ, là tự do, là cộng sản " Tôi chỉ biết rằng "Chân trời mới" chính là một nơi thật lý tưởng mà tất cả chúng tôi sẽ phải trả bằng một giá rất đắt mới tới đó được qua chuyến đi đầy cam go này. Và cuối cùng con tàu nhỏ của chúng tôi đã được một chiếc tàu hàng to lớn của xứ Đan Mạch cứu vớt đem vào Hồng Kông. Và gia đình chúng tôi đã phải sống trong trại tỵ nạn hơn 6 tháng trước khi được sang định cư ở Hoa Kỳ.

Thời gian sống trong trại tuy thiếu thốn về vật chất nhưng bù lại tuổi trẻ như chúng tôi lại được tạm no đủ về tinh thần. Một số thầy cô trẻ tuổi đầy nhiệt huyết đã tình nguyện dậy tiếng Anh cho chúng tôi cũng như cho bất cứ ai muốn theo học vì anh văn quả là nhu cầu cấp bách trước khi được tới Mỹ. Chúng tôi vừa học anh văn vừa học hỏi về lịch sử, phong tục, tập quán cũng như lối sống của người Mỹ.
Điều làm tôi thích nhất về nước Mỹ chính là ở sự tạp chủng của nó đúng với danh xưng Hiệp Chủng Quốc. Mai mốt đây khi chúng tôi được qua Mỹ sinh sống, chúng tôi sẽ đem thêm một sắc dân mới tới cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ: Sắc dân Việt Nam.
Trong số những bài học về Mỹ quốc, tôi nhớ nhất bài học nói về Hiệp Chủng Quốc và về cộng đồng người Mỹ mà tôi đã thuộc gần như làm lòng và cho tới ngày hôm nay tôi vẫn còn nhớ : "Đa số người Mỹ tới đây từ những vùng đất xa xôi. Hiệp Chủng Quốc là một quốc gia rất vĩ đại, gồm 50 tiểu bang. Quốc gia này có dư thừa đất đai để hàng trăm triệu người có thể sinh sống thoải mái. Bạn có thể cư ngụ tại một thành phố lớn ồn ào, tấp nập hoặc ở tại một thị trấn nhỏ bé hay ở một vùng quê có nông trại trồng trọt hoặc ở trên vùng cao nguyên, vùng biển sống với ngư nghiệp. Mọi người tại Hiệp Chủng Quốc đều có quyền và có cơ hội thăng tiến không phân biệt chủng tộc và tôn giáo. Ở khắp nơi, chúng ta có thể tìm thấy người dân sinh sống quây quần trong sự thanh bình và hạnh phúc mặc dầu họ có những nguồn gốc dị biệt. Chúng ta đã thấy biết bao nhiêu thánh đường, chùa chiền mọc lên khắp nơi. Chúng ta tôn trọng tôn giáo của mọi sắc dân."

Hoặc bài học khác nói về Cộng Đồng Người Mỹ:
"Bạn là một DI DÂN mới tới Mỹ quốc. Bạn sẽ mang tới cho cộng đồng người bản xứ năng khiếu của bạn, sức mạnh của bạn và sự hy vọng của bạn cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bạn tới đây để sinh sống và làm việc với mọi người trong cộng đồng. Cộng đồng rất vui mừng và chào đón bạn như một người hàng xóm tốt. Cộng đồng cần và muốn có sự đóng góp của bạn. Dù bạn sống ở đâu bạn cũng là thành viên trong cộng đồng Hoa Kỳ.


Và, cũng như mọi người, bạn có quyền lợi và trách nhiệm trong cộng đồng của bạn. Bạn có quyền hưởng mọi tiện ích công cộng như có quyền tới trường học, thư viện, bảo tàng viện, công viên, bệnh viện và các trung tâm công cộng. Bạn cũng có quyền hưởng sự giúp đỡ của các cơ quan tìm việc, của cảnh sát,sở cứu hỏa và của bộ an sinh xã hội. Nhưng bạn cũng có trách nhiệm như bất cứ người dân nào khác trong cộng đồng. Bạn phải giúp duy trì vệ sinh chung trong vùng bạn cư ngụ. Bạn và những người hàng xóm của bạn phải có trách nhiệm làm gia tăng mức độ sinh sống trong cộng đồng. Cộng đồng của bạn cần có một ngôi trường mới, một bệnh viện, một sân chơi cho trẻ em...đó là lúc cộng đồng cần sự đóng góp công sức của bạn.

Hoa Kỳ là một quốc gia có mức sống cao nhất thế giới. Chúng ta có rất nhiều xe hơi, nhiều điện thoại, nhiều máy truyền hình, nhiều radio...hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Hệ thống điện, truyền tin, thông tin đi vào từng đơn vị gia cư của mỗi gia đình thật đầy đủ và nhanh chóng dù họ ở bất cứ nơi nào. Chúng ta có quá đủ thực phẩm, quần áo, thuốc men và sách báo. Chúng ta luôn luôn cố gắng nâng cao mức sống của mọi người. Mọi trẻ em trong nước đều được hưởng tối đa sự giáo dục mà chúng cần, chúng muốn. Chúng ta mong muốn mọi người đều đạt được một đời sống sung túc và được hưởng thụ đầy đủ."
Thời gian chờ đợi rồi cũng qua đi và cuối cùng gia đình tôi đã được tới định cư tại tiểu bang cùng tên với vị Tổng Thống đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc: Tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
Thật là tuyệt vời vì nơi đây quả thật là một quốc gia vĩ đại và quá văn minh, tân tiến. Ba má chúng tôi tỏ ra thật hạnh phúc và mãn nguyện khi thấy chúng tôi đã tìm được đúng nơi, đúng chỗ để ăn học và tiến thân. Giấc mơ ngày nào nay đã thành sự thật. Ôi ! Xin cảm tạ Ông Trời!

Lần đầu tiên bước vào lớp học, tôi cảm thấy thật là bỡ ngỡ và cô đơn, lẻ loi. Trong lớp có mình tôi là người Việt Nam thì thử hỏi có thể làm cách nào để tôi không bị cô đơn " Nhưng có lẽ nhờ ở lớp tuổi hồn nhiên, tuổi vô tư nên dần dần tôi đã hòa nhập vào tập thể toàn là người bản xứ một cách dễ dàng. Các em của tôi cũng vậy. Và chẳng mấy chốc tất cả chúng tôi đã có thể hiểu được bài giảng của thầy cô cũng như giao tiếp, chuyện trò được với các bạn bè cùng trường.
Ba má rất vui mừng khi thấy chúng tôi có nhiều tiến bộ nơi học dường và đặc biệt chúng tôi còn được thầy cô khen là thông minh, lanh lợi và rất khá về môn toán học.
Nhưng ba má tôi lại tỏ ra lo âu khi thấy chúng tôi nói tiếng Mỹ với nhau và bớt dần tiếng Việt trong gia đình. Ba tôi nói: cứ cái đà này sẽ có ngày các con không còn biết mình là người Việt Nam nữa. Ngay tuần lễ sau đó mỗi ngày ba dành một giờ đồng hồ để dạy chúng tôi tiếng Việt.
Ngày nào cũng như ngày nấy, sau phần làm homework là phần học Việt ngữ. Vì tôi đã biết đọc và viết tiếng Việt nên ba tôi giao cho tôi nhiệm vụ "trợ giáo" và theo dõi việc học của các em tôi. Ngoài ra ba còn bắt chúng tôi theo học tại các lớp Việt ngữ do hội ái hữu địa phương tổ chức hàng tuần.. Nhờ vậy nên chỉ sau một thời gian ngắn chị em tôi đã có thể đọc được tiếng Việt.
Ngoài ra ba tôi còn bắt tất cả chúng tôi phải nói tiếng Việt trong gia đình. Nếu đứa nào nói tiếng Mỹ sẽ bị phạt...quỳ và chép phạt. Ba tôi rất nghiêm khắc trong việc dậy dỗ chúng tôi nên đứa nào cũng răm rắp tuân theo, không dám hé răng sợ ba tôi bắt gặp.
Tội nghiệp thằng cu út mới lên 2 đã phải bập bẹ tiếng Việt trong khi ngày nào nó cũng nghe Mỹ nó nói sì là sí lồ trên TV riết rồi cũng nhập vào đầu óc còn quá non nớt của nó. Ba tôi đã giao nhiệm vụ dậy nó nói tiếng Việt cho má tôi cũng như chị em tôi.

Ba tôi thường răn dậy chúng tôi: "Các con phải luôn nhớ mình là người Việt Nam. Màu da vàng, màu mắt đen bẫm sinh và dòng máu Việt ngàn đời đang chu lưu trong cơ thể của các con sẽ chẳng bao giờ có thể thay đổi được...cho dù các con có thể nói tiếng Mỹ giống y như nguời Mỹ. Do đó, đã là người Việt thì các con phải biết đọc và nói tiếng Việt dù ở bất cứ vào hoàn cảnh nào".
Sáu chị em chúng tôi cứ theo năm tháng mà lớn dần và tiến nhanh trên đường học vấn. Quả đúng như bài học mà các thầy cô đã dậy chúng tôi trong trại tỵ nạn: tuổi trẻ chúng tôi, không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, màu da...đều được hưởng trọn vẹn sự giáo dục quá đầy đủ và đúng cách của một quốc gia văn minh vượt bực như Hiệp Chủng Quốc này.
Ngày tôi được đội lên đầu chiếc mũ tốt nghiệp trung học tôi thấy mình đã thực sự trưởng thành, sẽ tung cánh bay bổng, bay xa cùng các bạn đồng lớp để xây dựng cho chính mình một tương lai rực rỡ và sáng lạn sau này. Một "Chân Trời Mới" đang chờ đợi chúng tôi.

Ở Mỹ có quá nhiều ngành để theo học, nhưng vì tôi có khiếu về điện toán nên vị cố vấn trong trường đã khuyên tôi chọn ngành này.
Ba tôi quan niệm: học ngành nào cũng tốt vì ở xứ sở này môn học nào cũng bao la, muốn đi sâu vào để khám phá nó cũng đủ mệt rồi. Hơn nữa "chỉ có người xấu chứ không có nghề xấu" miễn là con phải cố gắng học cho tới nơi tới chốn, có như vậy con mới có tương lai vững chắc.
Tôi đã vững tin ở tương lai và mạnh dạn bước vào ngưỡng cửa đại học. Tôi chọn trường đại học tư, tuy học phí có hơi mắc nhưng khi ra trường lại dễ kiếm job vì trường nổi tiếng nhất nhì ở vùng tây bắc này. Đó là trường Seattle University do các cha dòng Tên điều khiển và dậy dỗ.
Sau 4 năm dùi mài kinh sử, vùi đầu vào đèn sách, tôi đã áo mũ vinh quy với mảnh bằng Computer Science và tôi đã bắt được cái job khá thơm tại Department of Engineer thuộc thành phố Seattle.
Ngày tôi tốt nghiệp, ba má và các em cuả tôi đều hớn hở mừng vui vì tôi là đứa con đầu lòng, nếu tôi suông sẻ may mắn thì các em tôi sẽ dễ dàng nối gót theo sau đúng như câu nói : Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt.

Hôm nay, 30 tháng tư năm 2000, đúng 25 năm kể từ ngày chúng tôi rời bỏ Quê Hương đi tìm tự do nơi "Chân Trời Mới". Với 35 tuổi đời, tôi đã lớn lên và được giáo dục nơi vùng đất hiếm quý này, nơi vừa có tự do thực sự vừa có quyền được hưởng đầy đủ sự giáo dục vềà khoa học, về kỹ thuật cũng như về chuyên môn để có một tương lai tốt đẹp.
Hiệp Chủng Quốc quả là một nơi thật lý tưởng cho mọi người từ mọi nơi trên thế giới quy tụ về đây để cùng xây dựng và phát triển khả năng trên "quê hương thứ hai" của họ.

Hiệp Chủng Quốc thật đúng là một "Chân Trờ Mới"!.

Việt-Cường (viết thay con gái)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến