Hôm nay,  

Đổi Đời

05/01/200100:00:00(Xem: 168221)
(Bài tham dự sôá 110\VB0907)

Bài viết sau đây nói về 2 người bạn mà tôi được biết khi còn ở Việt Nam cũng như sau khi sang định cư tại Hoa Kỳ. Cả hai đều "đôåi đời" trái ngược nhau.

Tôi gọi nó là "hắn" tiếng miền Trung của chúng tôi, vì hắn kém thua tôi 5 tuổi. Lúc còn nhỏ chúng tôi chơi thân với nhau như anh em. Tên hắn là Q. Hắn ở giữ trâu cho gia đình tôi từ lúc hắn lên 10 tuổi. Đến khi hắn 15 tuổi thì tôi xa hắn. Tôi trốn ra vùng Pháp chiếm, đi lính cho Tây rồi chuyển sang quân đội VN và nối tiếp phục vụ đủ ngành ở khắp 4 vùng chiến thuật.

Từ đó đến giờ tôi chưa bao giờgặp lại được hắn, chỉ nghe bà con ở vùng kinh tế mới nói lại là hắn đang ở vùng đèo heo hút gió cách thị xã Pleiku hơn 50 cây số, gia đình nghèo khó lắm, quanh năm suốt tháng vùi đầu trong rừng sâu đốn củi, đốt than để nuôi vợ và 2 con.

Tôi cũng được biết vào năm 1957, khi hắn lên 20 tuổi thì hắn tình nguyện đi khai hoang lập ấp ở vùng Cao Nguyên, vì ở quê nhà đất đai không đủ canh tác, hơn nữa quê tôi ruộng đất toàn là đất phèn (nước mặn quanh năm).

Gần 50 năm xa hắn, thì đùng một cái, cách đây 2 tháng, tình cờ tôi và hắn gặp nhau tại thương xá Phước Lộc Thọ ở đường Bolsa. Hắn nhìn tôi, tôi nhìn hắn. Cả hai đều ngợ ngợ, nửa nhớ nửa quên. Cứ nghĩ rằng có gặp đâu đây. Có lẽ bởi vì chúng tôi xa nhau khi hắn mới 15 tuổi, tôi mới 20, lúc bây giờ cả hai còn thanh xuân - từ năm 1952 đến nay cũng đã ngót 48 năm trời làm sao mà nhận ra được.

Thêm vào đó, giờ trông hắn đạo mạo, có vẻ trí thức, còn tôi thì đầu tóc bạc phơ ở tuổi 68, nên cả hai khó mà nhận ra. Nhưng cuối cùng chúng tôi cũng đánh liều hỏi nhau. À! té ra đích thực hắn là Hai Q. lúc nhỏ ở giữ trâu cho gia đình tôi.

Chúng tôi cả hai đều vô cùng mừng rỡ, cười cười, nói nói. Hắn thuật cho tôi nghe suốt 18 năm trời, sống vâát vưởng nghèo khổ trong những buôn của đồng bào Thượng, cơm không đủ ăn, áo quần chẳng có mà mặc. Vợ con nheo nhóc bệnh hoạn triền miên, đủ mọi thứ cơ cực! Không ngờ những ngày di tản của Vùng 2 Chiến Thuật về Nha Trang, hắn may mắn theo chân đoàn người ra được Hạm đội Mỹ và từ đó được đưa đến đảo Guam, ít lâu sau thì sang Mỹ và cuối cùng cũng về cư ngụ tại Miền Nam Cali.

Kêå đến đó, hắn bỗng ngước mắt lên trần nhà, nói lên những lời cám ơn Thượng Đế, cám ơn người Mỹ, cám ơn nước Mỹ và cám ơn những người đã dìu dắt và giúp đỡ hắn lúc ban đầu khi mới đặt chân lên đất Mỹ.

Giờ đây hắn không còn là một tên tiều phu đôáùn củi, đốt than như 25 năm về trước nữa, mà đã nghiễm nhiên trở thành một chủ nhân nông trại chăn nuôi ở vùng Riverside. Hai đứa con hắn cũng không còn như trước đây nữa, ăn bận rách rưới, hằng ngày phải đi đào bới từng gốc mì sót lại duới chân núi, mà nay đã trở thành 2 kỹsư điện toán đang phục vụ cho một đại công ty ở một Tiểu bang xa. Hắn cười bảo tôi: "Có ai ngờ điều mình không ngờ." Giờ đây hắn đang sống với nhà cửa khang trang, xe hơi đắt tiền, con cái thành danh.

Hắn đã lột xác "đổi đời" hội nhập vào giòng văn minh của ngưoi Mỹ nên ăn nói lanh lẹ, hoạt bát. Hắn đã bỏ lại nơi Việt Nam những cái nghèo khổ, đần độn, dốt nát mà hắn chịu đựng suốt từ nhỏ cho đến lớn.

Chuyêän đổi đời của Q., làm tôi nhớ tới người tôi quen biết thứ 2. Ông ta lớn hơn tôi 5 tuổi. Năm nay cũng ngoài 70. Tên ông là Tr. Trước năm 1975 ông là một nhà thầu khoán từng làm chủ 5, 7 căn nhà tại Miền Trung, có xe hơi riêng, từng quen biết với các ông tai to mặt lớn ở Vùng 1 Chiến thuật.

Sau 1975 ông và gia đình chuyển vào Saigon cư ngụ tại ngã tư Bảy Hiền.

Giữa thập niên 80 ông đã bán tâát cả cơ sở nhà cửa và gom góp lo lót cho 5 người con trai ông vượt biên theo diện bán chính thức.

Gửi xong con cái tới Mỹ, hai ông bà yên tâm ở lại Việt Nam. Mỗi buổi sáng Ông đạp xe đến vườn Tao Đàn tập dưỡng sinh với những người cao niên như ông và dạo chơi trò chuyện mãi đến gần trưa mới về nhà.

Ông mang một hoài bão, đến Mỹ gặp con, cha con đoàn tụ hạnh phúc biết bao! Sau mười năm chờ đợi, sau cùng vợ chồng ông cũng được đoàn tụ với các con tại Mỹ.

Những tưởûng đời sống sung túc ở Mỹ sẽ làm ông thoải mái. Nào ngờ những người con của ông đã sớm hội nhập cái xã hội văn minh vật châát của xứ người, quên hẳn phong tục tốt đẹp của người Việt Nam từ xưa "Lễ, Hiếu, Nghĩa". Đã vâäy, lại cộng thêm 5 cô dâu là những cô gái lớn lên tại My.õ Tâát cả đêàu coi ông bà là gánh năëng, nên đã có nhiều lời không hay với cha mẹ. Thế là, thường xuyên xảy ra cảnh ra cảnh xáo trộn trong gia đình của các đứa con chỉ vì sự có mặt của 2 vợ chồng ông.

Ông bắt đầu cảm thay ê chề, buồn rầu và đôi khi hối tiếc quá khứ. Ông ân hận cho sự ra đi của ông, giá như ông không vì những đứa con của ông, thì giờ này ông đang lâm vào hoàn cảnh bị hâát hủi ở đâát khách quê người.

Ông đến Mỹ theo diện bảo lãnh, nên phải đợi sau 3 năm mới có thể vay tiền GR và xin chút ít Food Stamps.

Thế rồi, thời gian cũng thâám thoát qua mau, vợ chồng ông cũng đủ tiêu chuẩn xin phiếu thực phẩm (food stamps) và vay tiền GR của Quận. Tôi thân hành đưa vợ chồng ông đến sở Xã hội quận Cam để làm thủ tục.

Một tháng sau thì 2 vợ chồng ông nhận được 400 đôla tiền GR mỗi tháng và hơn 200 đô cho phiếu thực phẩm. Ông cũng nhờ tôi thuê cho vợ chồng ông một phòng với giá $250 đô một tháng.

Vì bận đi đây, đi đó nên 4,5 tháng sau tôi mới có dịp đến thăm vợ chồng ông. Giờ thì nét mặt Ông rạng rỡ, mặc dù tiền vay và tiền phiếu thực phẩm chỉ vừa đủ tiêu trong tháng, nhưng ông cảm thay thoải mái tha hồ đi chơi cùng khắp, tham gia sinh hoạt cộng đồng đề làm quen với người này, người nọ, đau yếu thì có medical - và còn bao phúc lợi khác dành cho ngưoi cao niên.

Bây giờ thì chắc ông cũng đã rõ những gì đâát nước Hoa Kỳ đã ưu đãi cho con ông thành danh, thành phận, còn riêng ông nếu như không có những phúc lợi cho người già thì không biết vợ chồng ông sẽ đi về đâu, sau khi bị mâáy đứa con hăét hủi, xua đuổi.

Hoàng Ngọc Diệp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,194,515
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.