Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Chỗ Quê Hương Là Đẹp Hơn Cả

12/11/200200:00:00(Xem: 173272)
Người viết: Bửu Chơn

Bài tham dự số 08VBST

Tác giả tên thật là Phạm Văn Chính, bút hiệu Bửu Sơn, quê quán vùng Núi Cấm.

Vốn sinh trưởng trong một gia đình nông dân, gần hết thời thanh xuân làm nghề dạy học. Tham gia chánh quyền một tháng, đi cải tạo 5 năm. Đi Mỹ diện HO, đã sống tại 3 tiểu bang của Mỹ. Tiểu bang cuối ở Mỹ có lẽ là California.


Sơn và Hòa nhìn nhau. Cả hai cùng cất tiếng: "Có sao không"". Cả hai đồng thời trả lời: "Không sao!". Sau khi nhìn lướt từ đầu đến chân, cả hai mở cửa xe bước xuống đất. Vẫn chưa an tâm, một lần nữa lại nhìn nhau từ đầu đến chân. Hú hồn! Không sao thật. Một tai nạn xe hơi khủng khiếp. Một sự thoát nạn ly kỳ!

Sơn đến Mỹ năm 1998. Rất muộn của diện HO vì Sơn muốn ở lại với quê hương đau khổ của mình. Hòa đến Mỹ trước năm năm bằng đường vượt biển. Cả hai sống chung với nhau ở Hội Quán tôn giáo tại Georgia. Sau đó lại sống chung ở một Hội Quán khác ở Maryland. Vì họ ăn chay trường nên thích sống ở Hội Quán và họ thân nhau vì có cùng một đức tin tôn giáo. Họ muốn phục vụ cho tôn giáo ở hải ngoại, nhưng tài chánh rất eo hẹp. Vì thế, bèn lộ mình từ Maryland sang California, một chuyến đi dài, một chuyến du lịch xuyên ngang nước Mỹ, cả hai luôn luôn bàn luận về các ước mơ chưa thành hiện thực của mình.

Khởi từ Maryland, sau sáu ngày họ mới đến được tiểu bang Oklahoma. Sáu ngày lái xe xuyên qua nhiều tiểu bang, họ được thấy tận mắt nước Mỹ, ít nhứt về bề ngoài của nước Mỹ. Ngày nào cũng đi từ sau 9 giờ sáng và nghỉ trước 5 giờ chiều. Đi như vậy cho khỏe người và cùng để dưỡng "con ngựa già", chiếc Nissan Santra đời 90 không được khỏe cho lắm!

Người ta đồn đại rằng nước Mỹ giàu nhứt thế giới. Nước Mỹ là nơi lý tưởng cho nhiều sắc dân đến sinh sống, lập nghiệp. Nước Nỹ là vùng đất hứa của người Việt Nam từ sau năm 1975 cho đến nay. Khi còn ở Việt Nam, Sơn tự thắc mắc không hiểu vì sao mà ngày nào cũng có hằng mấy trăm người đến đường Pasteur, Sàigòn chầu chực để được đi Mỹ" Bây giờ, câu trả lời đã có. Quả thật, nước Mỹ đẹp. Đường xá, nhà cửa, xe cộ đều bằng phẳng, nguy nga, sang trọng. Ở đâu cũng có cây cỏ xanh tươi và nhiều loại hoa đẹp đua nở. Ở đâu cũng thấy những đàn chim bay lượn an lành, không có ai săn bắn. Thậm chí thỉnh thoảng lại thấy cả đàn nai vàng ngơ ngác, ung dung ăn cỏ rất gần xa lộ. Con người và chúng nó như có sự âm thầm hứa hẹn là tôn trọng đời sống của nhau...

Một khoảng ngắn trên xa lộ bất cứ tiểu bang nào cũng đều có nơi nghĩ ngơi cho khách du lịch. Thành phố, chợ búa, cây xăng, nhà trọ đầy dãy. Ngay nhà cửa ở các vùng thôn quê cũng được xây cất kiên cố, sang trọng, hoàn toàn khác với nhà ở tại thôn quê Việt Nam. Nhà trọ được trang bị đầy đủ tiện nghi: TV, tủ lạnh, máy điều hòa không khí, giường nệm sạch sẽ, tươm tất. Sự tiếp đãi ân cần. Các "motel" dọc đường rất nhiều, đáp ứng trọn vẹn mọi nhu cầu của khách. Họ cạnh tranh thu hút khách hàng bằng nhiều hình thức giảm giá...Nhờ đó mà đường xá xa xôi được chia ra nhiều chặng, giúp khách đi đường có thể vượt qua hằng ngàn cây số một cách dễ dàng, thích thú...

Xe đang chạy với vận tốc 55 miles một giờ, Hòa bỗng cất tiếng:
- Bạn có đồng ý là nước Mỹ giàu có và văn minh không"\
- Tất nhiên, không cần phải bàn. Nhưng, đằng sau sự giàu có, văn minh, nước Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Tôi vẫn cảm thấy không an toàn sau hai năm sống ở đây. Sơn vừa lái xe vừa đáp lời bạn.
- Hay là tại vì bạn đi Mỹ một mình, nên còn nhiều vướng mắc về tình cảm ở Việt Nam. Hòa nhìn Sơn đang lái xe vừa nói vừa cười.
- Có lẽ đúng một phần. Nhưng, vấn đề không phải chỉ là vật chất Hòa ạ. Khi con người có đủ vật chất rồi thì vấn đề tâm linh lại nổi dậy. Tôi vẫn thương yêu đất nước nghèo khổ của mình. Tôi vẫn nghĩ là nếu đất nước mình khá hơn một chút và đời sống vật chất về tự do, thì đất nước mình là nơi đẹp nhứt và đáng sống nhứt. Khi ở tù về, tôi băn khoăn mãi về điều ở hay đi. Cuối cùng tôi quyết định ở lại. Mãi đến giờ này khi nói chuyện với Hòa, tôi vẫn nghe văng vẳng bên tai câu ca dao:


"Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn".

- Tôi thấy hầu hết những người được sống ở Mỹ đều muốn trở thành công dân Mỹ, đều muốn vĩnh viễn trở thành một thành viên của xã hội này chẳng những cho họ mà còn cho con cháu đời đời của họ nữa. Ai cũng xem đây là một loại thiên đàng, chỉ có Sơn là nặng lòng hoài cổ mà thôi! Hòa góp ý rất tích cực.
Yên lặng, liếc nhìn hai bên vệ đường, thở thật sâu không khí đang ùa vào xe đang chạy, Sơn tiếp tục phát biểu suy nghỉ của mình về nước Mỹ:
- Hòa có thấy xã hội Mỹ hiện nay có quá nhiều bụi bậm do xe cộ nhà máy thải ra hằng ngày không" Bầu không khí bị ô nhiểm nặng. Bịnh tật phát sinh nhiều. Tâm thần, ung thư, mập phì và nhiều loại bịnh nguy hiểm khác như cao máu, cao mở v.v... Tôi còn được nghe nhiều về sự lung lay nền tảng gia đình, sự bất hiếu của con cái. Tôi có biết một trường hợp: Cả hai con gái đều tự động bỏ nhà theo trai, bất kể lời khuyên can của mẹ. Thậm chí, thỉnh thoảng chúng còn gọi điện thoại về bảo mẹ phải ăn năn sám hối tội đã làm mất tự do của chúng nó. Hòa không có con nên sẽ rất khó cảm thông nổi khổ của bà mẹ này...

Sau thời gian ngắn trị bịnh, Hòa phục hồi được sức khỏe nên bắt đầu "đi cày" trở lại. Còn Sơn bị nặng hơn, nên không sao đủ sức để "đi cày" theo phong cách công nghiệp của xã hội Mỹ. Nhưng anh ta có thể đi học được. Nhờ bạn dìu dắt Sơn theo học tại một trường College. Học vừa để hoàn thiện khả năng nghe và nói tiếng Anh mà cũng là để hưởng chế độ trợ cấp giáo dục. Đời sống của Sơn vừa dựa vào trợ cấp xã hội, vừa trợ cấp giáo dục. Sơn lại có điều kiện hiểu biết về hai lãnh vực này. Sơn học chung lớp ESL với một người bạn HO, qua trước Sơn khá lâu, hiện đang sống bằng hai loại trợ cấp giáo dục và xã hội. Kỳ năm nay trên 60 tuổi, đang ở nhà housing hai phòng, sát mặt lộ. Một căn nhà khang trang, lịch sự, giá thật rẽ do chính phủ tài trợ một phần tiền nhà. Tuy mới quen nhau, nhưng Sơn và Kỳ khá thân do cùng diện HO và do những suy nghĩ tương đồng. Vì vậy, thường trong giờ nghỉ giữa buổi học, cả hai đều đến một quán cà phê không có người phục vụ để giải lao vừa để nói chuyện tâm tình. Một hôm đang uống cà phê, Kỳ nhìn Sơn:

- Bạn thấy không" Một quán giải khát với rất nhiều loại thức uống nhiều loại bánh mà có ai phục vụ đâu" Ở Mỹ mới có loại quán cà phê này. Việt Nam mình chừng nào mới có" Từ ngày qua Mỹ đến nay càng lúc tôi càng khám phá được nhiều điều mới lạ. Máy móc làm việc thay người ở mọi lãnh vực...
- Phải nhìn nhận nước Mỹ đã cải tiến được rất nhiều. Họ đã đi trước nước ta rất xa về khoa học kỹ thuật. Nhờ không đi làm việc, nhờ đi học, tôi mới thấy được chính sách giáo dục và xã hội của Mỹ là rất đáng ca ngợi. Trường học rất khang trang, rộng rãi. Lớp học khá đầy đủ tiện nghi. Phương pháp giảng dạy cũng tân tiến và cải tiến không ngừng. Vì vậy mà dân trí luôn luôn được nâng cao. Người ta thường nói:" Muốn biết một đất nước tiến bộ thế nào thì hãy nhìn vào nền giáo dục." Rõ ràng nước Mỹ rất chú tâm đến giáo dục, ưu đãi cho giáo dục.
Sơn vừa dứt lời, Kỳ lại thêm:
- Bạn đã từng là thầy giáo. Bạn có bao giờ thấy một người trên 80 tuổi mà vẫn còn đi học không" Bạn có thấy những người đi xe lăn đến trường không" Những người già và bịnh hoạn này học để làm gì" Họ còn giúp gì được Xã hội" Vậy mà tại sao người ta vẫn khuyến khích và giúp đỡ mọi cách để họ vẫn có thể đến trường. Chỉ cần nhìn các cụ già, các người bịnh hoạn, tật nguyền đến trường học hằng ngày, bạn đủ để thấy rõ chính sách giáo dục của nước Mỹ.
Sơn gụt gặt tán đồng và mơ ước:
- Ước gì dân tộc mình được hưởng một chế độ giáo dục như người Mỹ...Ước gì đất nước mình được khá hơn về kinh tế, về xã hội và cả về chính trị. Và ước gì cuộc đời còn lại của mình được sống và được làm việc tại quê hương mình, chứ không phải tại bất cứ một nơi nào khác, kể cả nước Mỹ. Tôi vẫn thấy rằng: "chỗ quê hương là đẹp hơn cảÛ"

BỬU CHƠN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,622,650
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”