Hôm nay,  

Cái Điếu Cầy Ở Mỹ

12/11/200200:00:00(Xem: 170642)
Người viết: Cao Huynh

Bài tham dự số 09\VBST

Tên thật Nguyễn Cao Huynh, sinh năm 1944 tại miền Bắc Việt Nam.
Hiện cư trú tại Santa Ana.

Nghề nghiệp: Dealer (chia bài) cho Pechanga Casino ở thành phố Temeculer, California.

Tôi hút thuốc Lào từ hồi còn trẻ ở vùng quê miền Bắc, đến khi ra Hànội, vào Saigòn cũng vẫn còn hút. Nhưng từ năm 1975 di tản sang Mỹ thì đành phải gián đoạn.

Đến năm 1991 bố tôi mất tại Hànội, tôi về chịu tang cha, gia tài duy nhất của ông chỉ còn cái điếu cầy. Khi trở về Mỹ, tôi đã quyết định đem theo cái điếu này. Cũng từ đó tôi bắt đầu hút thuốc lào lại...

Cái điếu cầy này có dáng vẽ cũ kỹ nhưng chắc chắn, nó dài bằng hơn nửa cánh tay người lớn, to bằng bắp chân đứa nhỏ 2,3 tuổi, thứ điếu làm bằng tre già, lâu ngày lên nước bóng loáng, chẳng cần đánh vẹc ni cũng đổi sang mầu gụ nhạt.
Như một duyên phận với người và vật, nó đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó hàng ngày với tôi, đi đâu tôi cũng đem nó theo, ngay cả đi làm hoặc đi chơi xa.

Có điều phải công nhận rằng: Ở cái đất nước Hoa kỳ văn minh, khoa học, thơm phức, sạch sẽ này mà phô trương một cái điếu cầy thô thiển, mùi hôi hám, khai khai để hút ngay ở nơi công cộng, trước mặt người bản xứ thì cũng thấy kỳ kỳ, lạc hậu...

Thôi thì nhập gia tùy tục, nhập sông tùy khúc, cho nên khi ở nhà không nói làm gì, nhưng ra ngoài là tôi chỉ hút trong xe, hút kín đáo không ai thấy. Khi đi làm tôi cũng chỉ để trong xe giờ nghĩ, sau bửa ăn, bao giờ tôi cũng lẻn ra xe làm một điếu cho đã rồi mới trở lại làm việc. Rồi một lần tôi lái xe lên Los Angeles để mua mấy món hàng họ bán sale, đang tay xách, nách mang trở lại chỗ đậu xe nơi cuối đường số 6 của downtown, tôi chợt hốt hoảng lo sợ... Sau phía xe tôi đậu là 2 xe Cảnh sát với đèn xanh, đèn đỏ chớp nhoang nhoáng. Ngang cùng chiếc xe tôi là một chiếc xe thường, nhưng ở nóc xe bên trái cũng gắn một cái đèn đỏ, to bằng trái bưởi, giữa đám xe ấy lố nhố 2,3 người mặc sắc phục Cảnh sát. Ngoài ra, còn 2,3 người mặc đồng phục màu xanh đậm sau lưng họ nổi bật lên những hàng chữ AFT (Alcohol, Firearms, Tabaco) và DEA (Drug Enforcement Agent).

Thoạt đầu tôi cứ nghĩ là xe mình bị đụng hoặc trộm cắp, nhưng khi tới gần, thấy những nhân viên đang dòm ngó vào xe thì tôi cũng đã có thể đoán vì sao xảy ra cảnh tượng này. Khi tới gần tôi còn nghe họ xì xào:
"Giống như mìn ống." (bomb pipe)
"Chắc là đồ nghề xài ma túy...""

Thấy tôi tới nhận xe, họ bảo tôi mở cửa xe và cho họ xem cái điếu cầy, trong lúc một nhân viên khác dòm ngó trong xe. Một nhân viên AFT cầm cái hộp thuốc lào nhỏ bằng nhựa của tôi xem xét; tôi phải giải thích rằng đây chỉ là cái điếu và thuốc sợi (Tabaco) bình thường mà người miền Bắc VN chúng tôi hút rất nhiều.
Một nhân viên cầm cái điếu ngửi ngửi rồi nhăn mũi làm tất cả phá lên cười, biến cái không khí đang căng thẳng trở thành nhẹ nhõm và vui vẻ.

Rốt cuộc đám AFT và DEA sau một hồi xem xét cũng kết luận:-"không phải là bom cũng không có vấn đề ma túy." Tuy vậy họ vẫn hỏi giấy xe, bằng lái và nơi làm việc của tôi. Họ còn bảo tôi hút thử một điếu cho họ xem, thế là đúng lúc cũng đang thèm thuốc, tôi hút ngay một điếu. Rất bình tĩnh, thanh thản và điệu nghệ, tôi nhồi thuốc vào nõ, bật quẹt gas hít một hơi dài, đoạn ngửa cổ thả khói lên bầu trời cao... Làm tất cả bọn họ tỏ ra thích thú, có nguời còn vổ tay đôm đốp.

Một nhân viên bài trừ ma túy mặc thường phục thắt cà vạt, súng ngắn dằng ngang ngực trái, còn xin phép được chụp ảnh cái điếu cầy của tôi. Ông ta dựa đứng nó vào bờ tường gần đó rồi bấm mấy pô liền theo những góc độ khác nhau. Trước khi chia tay ông ta còn căn dặn tôi:
"Ông nên để cái điếu vào một chỗ kín đáo, kẻo nay mai có người tò mò lại gọi điện thoại báo cho chúng tôi..."

Đoạn họ vẩy chào tôi rồi lên xe giải tán. Họ đi rồi, tôi bước vào xe, trút một hơi thở dài, nhẹ nhõm. Một thoáng bực mình, nhưng rồi cũng một thoáng cảm thấy vui vui.

Thế là từ nay trong văn phòng Sở Bài Trừ Ma Túy của Los Angeles, đã có những tấm ảnh cái điếu cầy của bố tôi.

Cao Huynh, 5/2000

Ý kiến bạn đọc
15/02/202108:19:38
Khách
is erectile dysfunction reversible <a href=https://plaquenilx.com/#>best time to take plaquenil</a> prostate cancer erectile dysfunction
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,175,228
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến