Hôm nay,  

Cái Điếu Cầy Ở Mỹ

12/11/200200:00:00(Xem: 170635)
Người viết: Cao Huynh

Bài tham dự số 09\VBST

Tên thật Nguyễn Cao Huynh, sinh năm 1944 tại miền Bắc Việt Nam.
Hiện cư trú tại Santa Ana.

Nghề nghiệp: Dealer (chia bài) cho Pechanga Casino ở thành phố Temeculer, California.

Tôi hút thuốc Lào từ hồi còn trẻ ở vùng quê miền Bắc, đến khi ra Hànội, vào Saigòn cũng vẫn còn hút. Nhưng từ năm 1975 di tản sang Mỹ thì đành phải gián đoạn.

Đến năm 1991 bố tôi mất tại Hànội, tôi về chịu tang cha, gia tài duy nhất của ông chỉ còn cái điếu cầy. Khi trở về Mỹ, tôi đã quyết định đem theo cái điếu này. Cũng từ đó tôi bắt đầu hút thuốc lào lại...

Cái điếu cầy này có dáng vẽ cũ kỹ nhưng chắc chắn, nó dài bằng hơn nửa cánh tay người lớn, to bằng bắp chân đứa nhỏ 2,3 tuổi, thứ điếu làm bằng tre già, lâu ngày lên nước bóng loáng, chẳng cần đánh vẹc ni cũng đổi sang mầu gụ nhạt.
Như một duyên phận với người và vật, nó đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó hàng ngày với tôi, đi đâu tôi cũng đem nó theo, ngay cả đi làm hoặc đi chơi xa.

Có điều phải công nhận rằng: Ở cái đất nước Hoa kỳ văn minh, khoa học, thơm phức, sạch sẽ này mà phô trương một cái điếu cầy thô thiển, mùi hôi hám, khai khai để hút ngay ở nơi công cộng, trước mặt người bản xứ thì cũng thấy kỳ kỳ, lạc hậu...

Thôi thì nhập gia tùy tục, nhập sông tùy khúc, cho nên khi ở nhà không nói làm gì, nhưng ra ngoài là tôi chỉ hút trong xe, hút kín đáo không ai thấy. Khi đi làm tôi cũng chỉ để trong xe giờ nghĩ, sau bửa ăn, bao giờ tôi cũng lẻn ra xe làm một điếu cho đã rồi mới trở lại làm việc. Rồi một lần tôi lái xe lên Los Angeles để mua mấy món hàng họ bán sale, đang tay xách, nách mang trở lại chỗ đậu xe nơi cuối đường số 6 của downtown, tôi chợt hốt hoảng lo sợ... Sau phía xe tôi đậu là 2 xe Cảnh sát với đèn xanh, đèn đỏ chớp nhoang nhoáng. Ngang cùng chiếc xe tôi là một chiếc xe thường, nhưng ở nóc xe bên trái cũng gắn một cái đèn đỏ, to bằng trái bưởi, giữa đám xe ấy lố nhố 2,3 người mặc sắc phục Cảnh sát. Ngoài ra, còn 2,3 người mặc đồng phục màu xanh đậm sau lưng họ nổi bật lên những hàng chữ AFT (Alcohol, Firearms, Tabaco) và DEA (Drug Enforcement Agent).

Thoạt đầu tôi cứ nghĩ là xe mình bị đụng hoặc trộm cắp, nhưng khi tới gần, thấy những nhân viên đang dòm ngó vào xe thì tôi cũng đã có thể đoán vì sao xảy ra cảnh tượng này. Khi tới gần tôi còn nghe họ xì xào:
"Giống như mìn ống." (bomb pipe)
"Chắc là đồ nghề xài ma túy...""

Thấy tôi tới nhận xe, họ bảo tôi mở cửa xe và cho họ xem cái điếu cầy, trong lúc một nhân viên khác dòm ngó trong xe. Một nhân viên AFT cầm cái hộp thuốc lào nhỏ bằng nhựa của tôi xem xét; tôi phải giải thích rằng đây chỉ là cái điếu và thuốc sợi (Tabaco) bình thường mà người miền Bắc VN chúng tôi hút rất nhiều.
Một nhân viên cầm cái điếu ngửi ngửi rồi nhăn mũi làm tất cả phá lên cười, biến cái không khí đang căng thẳng trở thành nhẹ nhõm và vui vẻ.

Rốt cuộc đám AFT và DEA sau một hồi xem xét cũng kết luận:-"không phải là bom cũng không có vấn đề ma túy." Tuy vậy họ vẫn hỏi giấy xe, bằng lái và nơi làm việc của tôi. Họ còn bảo tôi hút thử một điếu cho họ xem, thế là đúng lúc cũng đang thèm thuốc, tôi hút ngay một điếu. Rất bình tĩnh, thanh thản và điệu nghệ, tôi nhồi thuốc vào nõ, bật quẹt gas hít một hơi dài, đoạn ngửa cổ thả khói lên bầu trời cao... Làm tất cả bọn họ tỏ ra thích thú, có nguời còn vổ tay đôm đốp.

Một nhân viên bài trừ ma túy mặc thường phục thắt cà vạt, súng ngắn dằng ngang ngực trái, còn xin phép được chụp ảnh cái điếu cầy của tôi. Ông ta dựa đứng nó vào bờ tường gần đó rồi bấm mấy pô liền theo những góc độ khác nhau. Trước khi chia tay ông ta còn căn dặn tôi:
"Ông nên để cái điếu vào một chỗ kín đáo, kẻo nay mai có người tò mò lại gọi điện thoại báo cho chúng tôi..."

Đoạn họ vẩy chào tôi rồi lên xe giải tán. Họ đi rồi, tôi bước vào xe, trút một hơi thở dài, nhẹ nhõm. Một thoáng bực mình, nhưng rồi cũng một thoáng cảm thấy vui vui.

Thế là từ nay trong văn phòng Sở Bài Trừ Ma Túy của Los Angeles, đã có những tấm ảnh cái điếu cầy của bố tôi.

Cao Huynh, 5/2000

Ý kiến bạn đọc
15/02/202108:19:38
Khách
is erectile dysfunction reversible <a href=https://plaquenilx.com/#>best time to take plaquenil</a> prostate cancer erectile dysfunction
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,138,491
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến