Hôm nay,  

Chuyện Năm Năm Sau

05/01/200100:00:00(Xem: 177484)
(Bài tham dự số 113\VB0911)

Tôi định cư tại San Jose đã gần ba năm, sau hai năm ăn cơm của Cao Ủy Tỵ Nạn tại Mã Lai.

Nhớ lại hồi vượt ngục U Minh trở về Sài Gòn, tôi mới biết mình đã quên hỏi địa chỉ của Hiền. Lúc ấy mới vò đầu, bứt tai trách mình sao vô ý đến vậy, chẳng lẽ lộn trở xuống U Minh hỏi nàng"

Những ngày tháng sau đó dù đã thoát cảnh tù tội nhưng lòng tôi cứ ray rứt mãi không nguôi vì hình bóng nàng cứ quẩn quanh trong lòng. Mỗi lần nghĩ đến cánh tay trắng nuột nà bị lá mía cứa đến rướm máu khi nàng đi lao động đốn mía ở U Minh là lòng tôi xót xa như vết thương bị xát muối. Không biết nàng có oán, có hận tôi không chớ chính tôi oán hận mình vô cùng. Sao lúc đó mình không kéo nàng vượt ngục luôn" Tôi thường nghiến răng hối tiếc như vậy. Dĩ nhiên là sẽ khó khăn và nguy hiểm hơn gấp bội, nhưng thà không thoát được thì cùng chung số phận tù ngục với nhau. Lẽ nào lại lo thoát thân một mình"

Nhưng thật tình mà nói, tuy thoát được về Sài Gòn, đâu đã hết chuyện. Tôi không dám về nhà vì chắc chắn công an ở U Minh báo về địa phương tôi ở việc tôi vượt ngục. Thế là những tháng sau đó tôi sống lang thang từ nhà thằng bạn này qua nhà một người bà con khác cho đến khi bắt được đường dây vượt biên mới.

Chuyến đi này trót lọt. Chỉ ba ngày là ghe chúng tôi tấp vào đảo Bi Đông. Nhưng thời của những thuyền nhân được chào đón đã hết. Mỗi người chúng tôi đều phải qua một cuộc Thanh Lọc khó khăn.

Suốt hai năm sống ở đảo, chiều nào tôi cũng ra ngồi ngắm hoàng hôn trên bờ biển và tìm kiếm Hiền trong những chuyến ghe vượt biên cập bến Bi Đông, nhưng lần nào cũng thất vọng. Tôi rời Bi Đông vào một chiều mưa, lòng nghe hiu quạnh chứ không mừng vui như những người khác khi được ra phi trường để đến vùng đất hứa.

Thành phố tôi đang sống thật thơ mộng với núi đồi nhấp nhô chạy loanh quanh tạo nên những lũng nhỏ êm đềm và những thảm cỏ xanh mơn mởn điểm lấm tấm hoa vàng trải mênh mang khắp nơi. Vì vậy nó được gọi bằng cái tên hết sức mộng mơ: Thung Lũng Hoa Vàng.

Ở đây người Việt định cư khá nhiều, nhất là từ khi có chương trình H.O. Các khu thương mại và chợ búa dành cho người Việt mọc lên khắp nơi.

Riêng tôi, cứ mỗi lần vào những nơi như vậy, mắt lúc nào cũng nhìn quanh, cố tìm kiếm khuôn mặt thân yêu của Hiền.

Có lần vào một buổi chiều thứ Bảy, tôi đi dạo mua mấy cuốn băng nhạc ở khu chợ Lion. Khu chợ tấp nập người đi kẻ lại, già trẻ lớn bé đều ăn vận thật đẹp với đủ loại đủ kiểu chẳng khác gì những chiều thứ Bảy trên hai bên lề đường Lê Lợi ở Sài Gòn xưa kia. Bất chợt tôi thấy dáng Hiền thấp thoáng trong dòng người đi dạo đông đảo kia. Tôi vội chạy theo, va phải người này, chạm phải người kia nhưng không kịp dừng lại xin lỗi, lao tiếp tới phía Hiền và gọi lên mừng rỡ :"Hiền".

Cô gái quay lại trố mắt nhìn tôi. Nhìn khuôn mặt xa lạ của cô gái, tôi thất vọng, nhìn xuống nói lí nhí xin lỗi.

Khi đó là mùa đông đầu tiên tôi sống ở xứ người. Cái lạnh giá dường như thấm tận vào lòng. Có lẽ nào tôi sẽ chẳng bao giờ gặp lại được nàng"

Sang năm thứ hai, cũng đang lúc đi dạo tại chợ Lion vào một chiều thứ Bảy, tôi bỗng thấy Hiền đi lẩn trong dòng người dạo chơi tấp nập. Làm sao tôi quên được gương mặt xinh đẹp, hiền dịu ấy. Nhưng đi bên cạnh nàng có một người đàn ông nữa. Tôi đứng khựng lại, lòng hoang mang.

Sau vài chục giây ngần ngừ, tôi đuổi theo, nhưng nàng đã biến mất tăm mất tích cùng với người bạn trai đồng hành. Hôm đó tôi về thao thức suốt đêm. Bao nhiêu ý nghĩ lộn xộn trong đầu. Vừa tiếc nuối là không đuổi kịp nàng sau bốn năm mất liên lạc. Nhưng lòng lại lo lắng băn khoăn vì người đàn ông dáng cao cao ấy sao lại đi bên nàng. Lần trước tôi đã nhận lầm người rồi, lần này tuy thoáng thấy được khuôn mặt nhưng trên đời người giống người thiếu gì" Nghĩ vậy tôi thấy an tâm nhưng rồi chợt buồn tênh, vì nếu vậy thì hiện giờ nàng vẫn còn đang ở Việt Nam, làm sao tôi tìm gặp lại được nàng đây" Mà nếu nàng đã vượt biên thì chắc gì nàng cũng đến Mỹ và ở tại Thung Lũng Hoa Vàng này.

Một chiều thứ bẩy, như mọi chiều thứ Bảy khác của suốt năm vừa qua, tôi tiếp tục tìm kiếm Hiền ở khu chợ Lion.

Khu chợ khá rộng và có lẽ đây là khu thương mại lớn nhất dành cho người Việt tại San Jose. Hai bên cổng chính dựng hai con sư tử bằng đá thật to. Phía trước là bãi đậu xe rộng mênh mông. Mặt tiền có một dãy cửa tiệm và bên phải là khu chợ bán thực phẩm rộng lớn. Đi vòng hai bên cổng là vào đến khu chợ lồng. Bên trong là những tiệm ăn bán cho khách dạo chơi y như chợ Bến Thành ở Sài Gòn. Trước mặt chợ lông là khoảng sân nhỏ tráng xi măng, đặt hàng chục bộ bàn ghế bằng nhựa trắng dành cho khách thích ngồi ngoài trời. Viền quanh sân là những hàng cây lá tựa như lá dừa. Tôi yêu khung cảnh ở đây vô cùng vì nó có cái vẻ giống với quê nhà hơn những khu chợ khác.

Đang ngồi nhâm nhi ly bia, ngắm những tàu lá xanh như lá dừa, chợt tôi nghe:

-Tùng. Có phải Tùng đó không"

Tôi giật mình nhìn lên thấy một người đàn ông vận vét-tông đang trố mắt nhìn tôi, miệng cười toe toét như mừng rỡ lắm. Phải một lúc sau tôi mới nhận ra:

-Anh Sơn.

Tôi cũng kêu lên, ngỡ ngàng nhìn người bạn tù U Minh năm nào nay quá là bảnh bao, thật chả bù với lúc ở tù, bộ quần áo tù rộng thùng thình, trông hề không chịu nỗi.

Kêu thêm mấy chai bia, chúng tôi ngồi lai rai hỏi thăm nhau.

- Anh qua Mỹ khi nào"

- Được năm rưởi rồi.

- Diện H.O à"

- Dĩ nhiên rồi. Anh cười rồi nói tiếp:

- Lần đó nhờ Tùng kéo vượt ngục rồi ở nhà luôn chớ hết tiền vượt biên rồi. Ngờ đâu chương trình H.O này cứu tinh cả bà xã lẫn hai đứa con luôn. Còn Tùng thì thế nào"

- À, em vượt biên qua Mã Lai, đến Mỹ được ba năm rồi.

- Thế còn cô Hiền hồi ở tù U Minh đâu rồi"

Tôi buồn rầu đáp:

- Em mất liên lạc với Hiền từ lúc vượt ngục về Sài Gòn đến giờ.

- Tiếc nhỉ" Thế còn thằng Nở"

- Em cũng không liên lạc với nó. Làm tài công như nó chỉ có đưa mình vào tù hoặc làm mồi cho cá mập thôi.

Gặp lại anh Sơn chỉ thêm nhớ Hiền thôi. Nhưng thật kỳ lạ, tôi cứ linh cảm người con gái đi với người đàn ông cao ốm chính là Hiền.

Cuối cùng, thêm một chiều thứ Bảy ở khu chợ Lion, tôi đã tìm được Hiền. Cuộc trùng phùng có nhiều nụ cười nhưng cũng không kém phần đau xót vì tôi gặp không chỉ một mình Hiền.

Bên cạnh nàng còn có một đứa bé độ ba tuổi. Nước da nó ngâm đen, tóc quăn không giống những đứa bé Việt Nam khác.

"Ghe em bị hư máy, lênh đênh trên biển cả tuần lễ cuối cùng gặp ghe đánh cá Thái Lan, tưởng được cứu ai ngờ đám đó là hải tặc. Chúng bắt em và năm người con gái khác lên ghe chúng rồi tông ghe vào chiếc ghe vượt biên nhỏ xíu cho đến lúc chìm hẳn. Tội nghiệp mấy người đàn ông và đám con nít còn lại trên ghe, ai bị chết đuối thì thôi, còn ai bơi lóp ngóp đều bị chúng đứng trên ghe dùng dao, búa bổ xuống đầu cho tới chết. Đám đàn bà con gái tụi em bị nhốt trên tàu hơn một tuần lễ, sau khi thỏa mãn thú tính chúng cột chúng em vào một cái thùng đựng dầu rỗng bằng nhựa rồi quăng từng người xuống biển. Sau hơn hai ngày bập bềnh trên sóng biển, em ngất đi tỉnh lại mấy lần, cuối cùng gặp tàu Hải Quân Thái vớt đem vào bệnh viện. Ra viện, Cao Ủy Tỵ Nạn đưa em vào trại tỵ nạn ở Panatnikhom."

Chúng tôi đang ngồi trên một băng đá. Nói đến đây nàng xoa đầu thằng nhỏ đang toe miệng cười một cách vô tư lự. "Em sinh thằng Hải ở trại Panat."

Nàng vừa dứt lời, hai đứa chúng tôi ôm nhau nước mắt chảy ròng. Thằng Hải giương đôi mắt ngây thơ ngơ ngác nhìn chúng tôi rồi cũng òa khóc theo.

Một năm sau chúng tôi làm đám cưới. Tôi thương thằng Hải như con vì tính nết nó rất dễ thương và ngoan ngoãn. Mỗi lần nhìn đến nó, lòng tôi không khỏi bồi hồi nghĩ đến những thảm cảnh mà đồng bào Việt Nam mình phải chịu trên biển cả hung hiểm để tìm đến bến bờ tự do. Chế độ sắt máu của Cộng Sản vẫn đang còn thống trị trên quê hương đau thương của chúng ta. Tôi và Hiền đã đến Mỹ nhưng đó mới chỉ là thứ tự do ích kỷ cho bản thân, vì trong tâm thức, chúng tôi cảm thấy có lỗi với những người phải ở lại trên quê hương ngục tù. Nhất là tôi, người đã từng cầm bút trên quê hương, nỗi bất an trong tâm khảm còn to lớn hơn nữa.

Tôi và Hiền hứa với nhau là một ngày nào đó chúng tôi sẽ trở về Việt Nam sống với quê hương đau khổ của mình.

Quỳnh Si

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến