Hôm nay,  

Khoa Học Không Gian

05/01/200100:00:00(Xem: 183153)
(Bài tham dự số 119\VB0917)

Người đầu tiên P. gặp hôm nay khi bước chân vào văn phòng làm việc là một người gốc Trung Hoa. P. chào, hỏi anh: Con anh đâu" Anh mỉm cười trả lời: Tụi nó còn nhỏ quá. Thế còn chị" anh hỏi lại. Con tôi thì lại lớn quá. Đang học hè trên Đại Học nên chẳng đứa nào đi được. Tôi cũng cười đáp lời.

Vừa lúc đó, một đồng nghiệp khác dẫn con vào. Đi ngang qua chúng tôi, anh giới thiệu và khoe cháu với một lô hình ảnh, tranh treo tường trên tay. Họ vừa từ phòng Mission Briefing về. Ngoài hành lang tiếng chân người nhộn nhịp, tiếng trẻ nói cười vui vẻ.

Hôm nay là ngày cho con, cháu nhân viên thăm viếng chỗ làm việc của cha mẹ, ông bà. Trung Tâm Không Gian mang tên cựu Tổng Thống Kennedy ở Florida. Mỗi năm một lần, trẻ em có cơ hội vào tận nơi làm việc để tìm hiểu cách thức hoạt động ở đây. Đôi khi, các em còn có dịp hỏi chuyện các Phi Hành Gia nếu ngày phóng gần trùng dịp này.

Space Shuttle (mà người Việt mình quen gọi là Phi thuyền con thoi) mang người đi đi, về về ngoài không gian đã trở nên quen thuộc với mọi người. Dự án mới nhất hiện nay đang được chú trọng đến là The International Space Station (ISS) mà P. tạm dịch là Trạm Không Gian Quốc Tế.

Đúng như tên gọi, Trạm Không Gian Quốc Tế gồm đóng góp của 16 quốc gia là Mỹ, Nga, Nhật, Canada, Italy, Thụy Điển, The Netherlands, Denmark, Norway, Pháp, Spain, Đức, Thụy sĩ, Belgium, Anh và Brazil. ISS là một công trình vĩ đại nhất từ trước đến nay được đưa vào quỹ đạo.

Hiện tại, ISS nặng 74 ngàn cân Anh và sẽ nặng trên 1 triệu cân Anh khi hoàn tất. Nó sẽ chiếm một khoảng diện tích lớn gấp hai lần một sân football. Trong tình trạng tốt, ISS đang bay ngoài không gian với vận tốc hơn 17 ngàn dặm một giờ (khoảng hơn 27 ngàn cây số một giờ), và mất khoảng 92 phút để quay một vòng quanh trái đất. Cơ phận đầu tiên, Zanya (nghĩa là ngôi sao), được hỏa tiễn không người của Nga Sô phóng từ Kazakhstan mang ra ngoài không gian ngày 20 tháng 11 năm 1988.

Hai tuần sau đó, chiếc phi thuyền Endeavor đã mang Unity, cơ phận thứ hai của Mỹõ ra không gian. Hai phi hành gia mất hơn 21 giờ để nối kết hai phần của Nga Mỹ lại rồi trở về trái đất sau 11 ngày.

Từ đó đến nay, những chiếc phi thuyền tiếp tục chở dụng cụ và máy móc ra để tu bổ, hoàn chỉnh trạm không gian quốc tế này. Theo chương trình thì các phần như Cánh tay người máy của Gia Nã Đại, và phần hai của ba phần tiếp liệu đa năng của Ý đại lợi cũng sẽ được Mỹ mang ra không gian để tiếp tục công việc hoàn thành ISS.

Khi đặt xong ISS trong không gian, chiếc phi thuyền con thoi sẽ trở thành sợi giây liên lạc cũng như chuyên chở hành khách, dụng cụ cần thiết từ Trung Tâm Không Gian ở trái đất đến ISS ở ngoài trái đất. Trạm sẽ là một viện thí nghiệm để học hỏi về cách làm thế nào để sống và làm việc trong không gian - một sửa soạn cho những chuyến đi đến mặt trăng, hỏa tinh và nhiều hành tinh khác trong tương lai.

Từ trạm không gian quốc tế này, một phòng thí nghiệm nguyên tử sẽ được thành lập với sự giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của trọng lực. Thêm vào đó là những thí nghiệm về vạn vật, hóa học, vật lý, cơ thể học và y học bằng những dụng cụ tối tân nhất được dùng ở ngoài trái đất. Ví dụ như một nghiên cứu về tinh thể của chất đạm. Kết quả cho thấy là tinh thể của nhiều đạm chất sẽ liên kết rất tốt khi được kết hợp trong không gian. Nhờ thế, người ta sẽ hiểu cấu trúc thiên nhiên của chất đạm, tế bào, và vi khuẩn mà chế ra những thứ thuốc mới để chế ngự hay tăng thêm ảnh hưởng của tùy loại.

Một nghiên cứu tương tự đã được thí nghiệm ngay trong phi thuyền con thoi dù bị giới hạn bởi thời gian ngắn (phi thuyền thường ra khỏi quả đất từ 7 đến 14 ngày) đã cho nhiều hy vọng trong việc chữa chạy các căn bệnh ngặt nghèo như ung thư, tiểu đường, và chất kháng thể tự suy hóa. Những tế bào sống tăng trưởng mạnh mẽ trong phòng thí nghiệm ngoài quả đất không bị ảnh hưởng của hấp lực trái đất.

Trung Tâm Hàng Không Không Gian (NASA) đã chế tạo một dụng cụ Phản ứng Vạn vật (Bioreactor) để nuôi tế bào (tissue) trong không gian 3 chiều, tương tự như loại tế bào có trong cơ thể con người. Nuôi dưỡng các tế bào tốt như thế trong một thới gian dài để các khoa học gia theo dõi, rồi có thể cấy lại vào cơ thể con người để thay thế các tế bào xấu mà không sợ bị nguy hiểm cho bệnh nhân.

Hậu quả gây ra cho con người sống trong môi trường ít trọng lực là chứng suy yếu bắp thịt, hoạt động tim bị thoái hóa, và mất tinh chất trong xương, cùng nhiều bệnh khác sẽ được ISS chú tâm đến. Những tìm hiểu này sẽ giúp con người biết rõ về cơ thể hơn để phòng ngừa những bệnh khác. Mặt khác, các khoa học gia còn nghiên cứu về hiệu quả của trọng lực trên cây cối, súc vật. Các chất ở thể khí, lỏng, và đặc được xem là căn bản trong sự tìm tòi của ngành Hóa học. Các hóa chất cháy khác nhau khi không có trọng lực.

Quan sát trái đất từ quỹ đạo không gian có thể mang nhiều lợi ích cho môi sinh học. Thí dụ, ngành Earth Science, (Khoa học về trái đất) sẽ học hỏi nhiều về bầu khí quyển, rừng, núi, và biển. Hiểu biết về nguyên nhân hay hậu quả của núi lửa, của bão tố sẽ giúp con người trường tồn. Hơn nữa, hiểu biết này sẽ ngăn chặn con người bớt phá hoại môi sinh như đốt rừng, vứt đổ hóa chất bừa bãi. Những dữ kiện mà con người trên trái đất không phát hiện ra được như khi ở trong không gian, sẽ được ghi nhận để bảo vệ điạ cầu.

Cứ theo đà tiến hoá của khoa học, P. nghĩ, một ngày nào đó, khi trái đất bị nạn nhân mãn, con cháu chúng ta có thể khăn gói quả mướp, dọn lên Hỏa Tinh hay những hành tinh khác để sinh sống một cách dễ dàng như đi du lịch vòng quanh thế giới hiện nay.

Khi đó, hy vọng con người chỉ tranh nhau tìm hiểu về khoa học mà bỏ hết những tranh dành ảnh hưởng chính trị thì có lẽ thế giới mới thực sự hòa bình.

Trân Phương
(Aug, 2000)

Số mai: Một Ngày Làm Việc Trong ROCC, (chữ viết tắt của Range Operation Control Center, Trung Tâm Điều Khiển theo dõi tầm hoạt động của các loại hỏa tiễn)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,160,724
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến