Hôm nay,  

Mở Rộng Xa Lộ 5

20/11/200200:00:00(Xem: 191204)
Người viết: Trần Đức Hợp

Bài tham dự số 48\VBST

Tác giả bài viết Trần Đức Hợp, hiện cư trú tại San Diego, tự ghi chú như sau về ông:
- Ngành nghề kiếm cơm: Kỹ sư công chánh
-Nơi đang làm việc: Công trường Xây Cất Xa lộ 15 tại San Diego (đường 40th Street)
- Cơ quan phục vụ: Chính phủ Tiểu Bang California, Department of Transportation, District II, San Diego.
Bài viết này được thực hiện khi còn làm tại Caltrans District 12, Orange County khi mở rộng xa lộ 5 tại Santa Ana. Nay xa lộ này được tiếp tục mở rộng giữa 2 giao điểm 5/91 và 5/22/57 và sẽ hoàn tất trong năm 2001 như dự trù.

Xa lộ xuyên bang số 5, con đường huyết mạch chạy dọc từ Bắc xuống Nam tiểu bang California, đã được xây dựng vào những năm thập niên 1950, lúc tôi chưa được sinh ra ở Việt Nam. Xa lộ này gồm 3 lanes chạy mỗi chiều, lúc đầu chỉ được dự trù thõa mãn mức lưu thông cho đến thập niên 1970 mà thôi.

Mấy năm trước khi vào thế kỷ 21, số lượng xe cộ trên xa lộ ở vùng Los Angeles đã gia tăng khủng khiếp cùng với mức gia tăng dân số. Chỉ cách Los Angeles 30 miles (48 km) về phía Nam, quận Cam với Little Saigon cũng gia tăng dân số thật mau lẹ. Đông dân nhất là thành phố Santa Ana nằm dọc hai bên xa lộ 5, mức độ phát triển đã đặt việc mở rộng xa lộ thành vấn đề cấp bách.

Công trình bày đã gặp rất nhiều trở ngại và khó khăn. Làm thế nào để vừa xây cất mở rộng xa lộ, vừa duy trì xe cộ lưu thông như bình thường trong một khu vực chật hẹp và đông dân" Trường hợp này cũng tương tự như làm một cuộc giải phẩu toàn diện về tim mạch cho bệnh nhân đang chạy đua việt dã (marathon) trong Thế Vận Hội.

Công trình này lại bị đặt vào trọng tâm của dư luận quần chúng một cách bất đắc dĩ. Lý do là tờ báo lớn nhất quận Cam, tờ Orange County Register, có tòa soạn nằm bên cạnh xa lộ 5 này. Mỗi khi tìm thấy bất cứ một lỗi lầm nhỏ nhặt nào trong công tác mở rộng xa lộ, tờ báo này cho đăng ngay lên trang đầu cả bài viết lẫn hình ảnh để thông báo cho hàng triệu dân quận Cam. Do đó, bất cứ ai làm ở công trường mở rộng 5 đều hay bị nhức đầu, về nhà thường hay quạu cọ. Tội nghiệp những bà xã ở nhà, lâu lâu thấy đức lang quân từ công trường trở về, bực bội vì những chuyện gì không biết, đâm ra gắt gỏng mình một cách oan uổng mà chẳng hiểu vì sao.

Tuy gọi là mở rộng, nhưng thật ra đây là một công trình xây dựng hoàn toàn mới, bao gồm nhiều kiến thúc trong không gian ba chiều chứ không phải chỉ mở rộng một chiều ngang mà thôi. Công trình này còn áp dụng một số kỹ thuật mới như deep footing, column dowel cage, step down piles, pin connection,..., để chống động đất. Vì vậy, nó càng thêm phần khó khăn và phức tạp.

Tôi có số không được đẻ bọc điều nên thường gặp nhiều khó khăn trắc trở. Hễ cái gì khó nuốt, thiên hạ ai cũng chê hoặc né tránh là y như rằng tôi được hân hạnh lãnh. Cũng như những lần trước, lần này tôi sẵn sàng nhận công tác tại công trường. Một niềm an ủi là nhân viên làm ở công trường này, được coi là trọng tâm của Khu 12, California Department of Transportation, hay Caltrans, được ưu tiên trong việc sử dụng trang thiết bị. Chúng tôi được cấp những công xa rất mới, đời 92 hoặc mới hơn, với những máy móc, dụng cụ, radio cầm tay, pager,..., loại mới nhất.

Công tác cực nhọc nhất là kiểm tra đóng và chặn xa lộ về đêm, cho công nhân nhà thầu được làm việc an toàn. Làm công việc này, nhân viên Caltrans luôn luôn bị những tay tài xế xe vận tải hạng nặng bất mãn, chửi rủa om xòm, vì họ phải mất thì giờ chạy vòng (detour) qua những xa lộ trình khác, dài hơn, nhiều khi chật hẹp và khúc khuỷu khó đi, Kinh nghiệm cho thấy là khi đóng xa lộ, nên có thêm một xe của Cảnh Sát Kiểm soát Xa Lộ (California Highway Patrol hay CHP) đi kèm. Như thế, chẳng có "ông nội" nào dám chửi bới nhân viên Caltrans, lý do dễ hiểu là tài xế xe vận tải mỗi khi thấy xe của CHP thì ngoan như cừu non, chỉ mong né cho lẹ, nếu bị còi hú thì đúng là "chết cửa tứ" theo cách phát biểu của AH Nguyễn Hải Bằng.

Cứ mỗi lần đóng hay mở xa lộ tại giao điểm với các xa lộ 22 và 57, thường được gọi tắt là 5/22/57, mỗi đêm tôi phải chạy xe vừa liên lạc bằng radio cầm tay với trung tâm kiểm soát lưu thông. Nơi này đưa dữ kiện vào máy điện toán và thông báo các trung tâm kiểm soát khác trong tiểu bang. Đóng và mở xa lộ đều phải qua thủ tục này.

Làm việc cả đêm vào mùa đông, chúng tôi ai cũng "thủ" sẵn một bình cà-phê đen thật đậm pha sẵn, để chống cái lạnh cắt da và để bớt buồn ngủ. Thức suốt đêm như vậy, đến sáng hôm sau thì chúng tôi đều như cái mền rách, người ngợm bơ phờ. Ai nấy chỉ ao ước được về nhà, quên đi hết mọi việc trên thế gian này.

Một tai nạn xảy ra cho tôi khi đi kiểm soát nhà thầu vẽ sơn vạch đường (striping) trong một đêm hè 1995. Hôm đó trời tối đen như đêm 30, đèn đường thì lờ mờ, công trường thì vật liệu để bừa bãi, ngổn ngang. Hơn nữa, bụi do máy cạo chà sơn thổi tung bay mù mịt, làm cho tôi khó nhìn được cảnh chung quanh. Tuy có đèn rọi cầm tay, nhưng ánh sáng quá yếu ớt, không đủ để tôi có thể phân biệt được các vật gần ngay cạnh. Đang đi trên mặt đường, tôi bỗng bước hụt xuống rãnh thoát nước (gutter), chỉ cần một chút chênh lệch khoảng nửa inch (1.2 cm) đã làm mắt cá chân của tôi bị bong gân. Tôi đau thấu xương, mắt nổ đom đóm như đếm nhiều ngôi sao trên trời. Lúc đó, nếu có kêu trời cũng chẳng ai nghe, vì vậy, tôi lặng lẽ lê đôi chân về chỗ đậu xe. Tôi phải mất cả tháng trời mới bình phục được và từ đó tôi hiểu tại sao Caltrans đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu.

Với chi phí 579 triệu Mỹ-kim chỉ riêng cho một đoạn 4.5 miles (7.2 km), xa lộ 5 mở rộng ở Santa Ana từ 6 lanes trở thành 12 lanes, trong đó có 2 car-pool transit way dành riêng cho xe chở nhiều người, được cách ngăn bởi những thành chắn (barrier) cao 3 foot (gần 1m). Công trình này cũng xây mới hoàn toàn hai giao điểm xa lộ 5/55 và 5/22/57, cùng với 7 đại kiến trúc cầu đường mới băng qua xa lộ. Ngoài ra, còn có 2 drop-ramp chạy thẳng ra đường Main và Grand, nối trực tiếp với các car-pool lane mà không phải chạy qua những lane thông thường khác (xem hình đính kèm).

Không những là công trình trọng tâm, nó còn là công trình gai góc, khó khăn nhất trong kế hoạch mở rộng xa lộ 5 tại quận Cam. Chi phí tổng cộng của kế hoạch lên đến 1.2 tỷ Mỹ-kim, được cử tri trong quận Cam bầu chấp thuận việc đóng góp qua một sắc thuế phụ thu 0.5 xu/gallon xăng từ năm 1990. Với chi phí lớn lao như vậy, công trình mở rộng xa lộ 5 tại quận Cam được coi như một trong những chương trình kiều lộ vĩ đại nhất của Hoa Kỳ, chuẩn bị cho con đường xuyên bang này bước vào thế kỷ 21.

Công trình được khánh thành ngày 15 tháng 4, năm 1996. Đó cũng là ngày hạn chót mà người dân có lợi tức tại Hoa Kỳ phải khai thuế cho năm 1995. Tôi còn nhớ rõ ngày hôm đó, nhiều người ra đường với mặt mày méo xẹo vì phải nộp thêm tiền thuế cho chính phủ liên bang hay tiểu bang, nhưng cũng có nhiều người lái xe thật thoải mái trên khúc xa lộ 5 đổi mới này. Không còn bị kẹt xe như mỗi ngày, họ cảm thấy rất thỏa mãn và có thể họ tự nhủ rằng lái xe hôm nay sao "đã"quá. Họ đâu có ngờ rằng ngày hôm nay cũng là ngày các vị dân cử của quận Cam trông đợi từ lâu.

Các vị này cũng tự nhận rằng đã hoàn tất bổn phận đối với cử tri trong nhiệm kỳ này, vì "tiền đóng thuế của các bạn đã được sử dụng hữu hiệu", chắc chắn các bạn sẽ "tiếp tục bỏ phiếu tín nhiệm chúng tôi trong nhiệm kỳ tới".

TRẦN ĐỨC HỢP

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,116,377
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến