Hôm nay,  

Tiếng Chuông Xứ Người

05/01/200100:00:00(Xem: 163982)
(Bài tham dự số 143\VB1013)

TIẾNG CHUÔNG XỨ NGƯỜI

"Đem chuông đi đánh xứ người
Tiếng kêu bịch bịch,
uổng đời cái chuông"

Cộng Đồng Việt Nam, nơi tôi đang sống, chỉ một số ít người biết tới tôi, vì hiếm khi tôi xuất hiện nơi chốn đông người.
"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao"
(thơ Nguyễn Khuyến)

Thế rồi! Gặp ngày lành tháng tốt, thiên hạ rân ran, Dũng tôi mới đem "cái đáng ghét" ra để góp vào cuộc thi Việt Báo, để cám ơn Đời và đem chút niềm vui đến cho Người.
"Thong dong nhất
ai bằng chú Dũng
Trong anh em chúng bạn gần xa
Qua Mỹ đây:
năm, tháng, không nhà
Thân không bệnh!
Tâm không mẻ!
Áo quần chẳng sửa soạn!
Ráng hết gân
mới làm đủ tiền tiêu tạm
Khi trả bill, khi thuốc điếu,
khi đủng đỉnh ngồi xe
Sự đời chú chẳng muốn nghe".
(theo thơ Trần Tế Xương)

Từ đây, bóng đen mờ dần, ánh sáng chan hòa bắt đầu ló dạng nơi chân trời.

Mùa hè năm 1965. Chiếc phản lực cơ từ từ hạ cánh xuống phi trường San Francisco của thành phố mờ sương thơ mộng. Đó là nơi tôi đặt chân đến trong lần đầu tiên đi du học.
Tiếng chuông nhè nhẹ ngân vang của một du học sinh Việt Nam hòa lẫn với tiếng chuông thánh thót của các du học sinh thế giới, trong tinh thần Liên Hiệp Quốc, không phân biệt màu da, tôn giáo, chính kiến..tạo nên tình huynh đệ dễ thương vô cùng.
Kết quả là những bằng ban khen, những buổi vinh danh, là công dân danh dự của một thành phố ở tiểu bang Cali, được vào Tòa Bạch Cung gặp tổng thống Mỹ quốc...
Trở về Việt Nam, tôi đã đem số vốn tri thức ít ỏi có được để truyền thụ lại cho lớp đàn em ở Xứ Hoa Anh Đào mộng mơ, quê hương đẹp đẽ và hùng tráng Dalat-Lâm Đồng, nơi tôi được sinh ra và lớn trong tình thương yêu đầm ấm, ngọt ngào của gia đình, cùng các Thầy Cô kính mến, đã dày công truyền thụ cho tôi cái vốn quí của cuộc đời.
Đến khi qua Mỹ lại lần thứ hai, tôi tiếp tục hưởng được sự hạnh phúc trong việc nghiên cứu, học hỏi những kỹ thuật tân tiến nơi xứ người. Cái học không nhắm vào con đường vinh hoa, phú quí, chạy theo danh vọng...; nhưng học là để xây dựng Đất Nước, đem công sức ra, không những để giúp cho chính mình, cho gia đình mình, mà còn giúp đỡ cho xã hội, cho đồng bào khốn khó của mình.
Do vậy đến khi nào làm được những điều này, thì lúc đó mới có thể nói là tôi đã góp phần làm "vẻ vang dân Việt". Cái học của kẻ sĩ là vậy. Kẻ sĩ thì phải luôn luôn tự hỏi rằng "mình đã làm được gì cho Đất Nước, chứ không phải đòi hỏi Đất Nước phải làm gì cho mình".
Tôi xin mượn vài lời trong bài hát "Nhu Đạo Hành Khúcđể nói lên tâm niệm của tôi:
"Cải tạo sức sống, nòi giống Tiên Rồng yêu mến
Kiên tâm kiên chí, gian nguy ta không sờn lòng
Bùng lên tinh thần dân tộc Việt Nam
Mạnh sức, chí lớn, tâm hồn trong sáng
Bền chí chiến đấu bênh vực công lý
Giữ Non Sông trong muôn vàn khó khăn
Dù khi vinh quang không hề từ kiêu
Tài trí nhất quyết bênh vực kẻ yếu..."

Qua việc nghiên cứu, học hỏi ở giai đoạn này, tôi đã đi vào con đường nghệ thuật: từ nghệ thuật giáo dục, đến nghệ thuật giải phẫu, nghệ thuật in ấn, nghệ thuật vẽ trên máy điện toán, nghệ thuật quản lý, điều hành... và cuối cùng là nghệ thuật sáng tạo, một loại hình nghệ thuật nhằm tạo ra những cái mới chưa hề có trên đời, thường được gọi là sự phát minh (Invention).


Trên con đường đầy chông gai, trắc trở này, tôi đang học hỏi rất chăm chỉ và đang bước đi những bước chập chững. Tôi đã cố gắng học nơi những nhà sáng tạo đức tính cần cù, tinh thần khách quan, vô tư v sự hy sinh cao cả phục vụ cho nhân loại. Ngoài các đức tính vừa kể, còn phải nói đến sự học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và tích lũy vốn trí thức về sự vật. Đúng là thật khó khăn. Nhưng "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông"
(Nguyễn Bá Học)
Do vậy, tôi đã cố gắng hết sức mình, đôi lúc muốn ngã quỵ trước khi về tới đích.
Lắm lúc "anh hùng thấm mệt", đi giữa đường đời dân tộc, không một ai có thể giúp mình trong vấn đề này, không một ai thật sự hiểu mình cả, nên đâm ra nản chí. Nhưng nhờ học hỏi được những đức tính tốt nơi các nhà sáng tạo, cho nên tôi đã vượt qua được tất cả để hăng hái tiếp tục đi trên con đường đơn độc nhưng không cô đơn.
Trước mắt tôi luôn luôn mở ra một vùng biển cả mênh mông và khoảng không gian vô tận của kho tàng thiên nhiên, đang chờ tôi tiến bước. Sự kiên trì và quyết tâm của tôi được thể hiện qua cặp mắt ngời sáng, đầy tin tưởng vào tương lai rạng rỡ của những phát minh dành cho các thế hệ mai sau.
"Ông lái đò xem ra còn gân cốt
Đã có ngày thấy được ánh hồng tươi
Bùng sáng lên ánh hồng tươi rực rỡ
Non Sông rền một điệu nhạc oai hùng
Dòng sông xưa
chuyển mình lên hăm hở
Ông lái đò lại đưa khách sang sông
Những người khách vẫn giống ngày xưa ấy
Thỉnh thoảng về thăm lại bến đò xưa
Thăm ông lái giờ đây đà tóc trắng
Thân gầy còm, bất kể nắng cùng mưa" (theo bài hát "Ông Lái Đò")

"Trời không phụ lòng người". Những phát minh của tôi trong các lĩnh vực y khoa, xây dựng, hóa sinh...đã được truyền đi hầu khắp nơi trên quả địa cầu, qua một số báo chí, đài phát thanh và truyền hình (kể cả đài CNN và BBC). Tôi đã được văn bằng chủ quyền phát minh của nhà nước Mỹ do cơ quan Cấp Bằng Phát Minh và Nhãn Hiệu (US Patent and Trademark Office) ban tặng, đã được các bằng khen của hội những Nhà Phát Minh Quốc Tế và Mỹ, đã tham dự những cuộc triễn lãm, hội họp với những nhà sáng tạo, tham dự cuộc triễn lãm "Những Người Đi Tiên Phong của Thế Kỷ 21", đại hội "Anh Hùng Mỹ Quốc", đại hội "Vinh Danh những Nhân Tài Mỹ Quốc"... và là một trong bốn tiểu thương trên toàn nước Mỹ được Học Bổng Thương Mãi của trường đại học USC cùng với công ty dầu hỏa Arco và Bank of America.
"Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ
Có những lúc trời dồn, sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong
Chí những toan xẻ núi, lấp sông
Làm nên được Anh Hùng nơi xứ Mỹ" (theo thơ Nguyễn Công Trứ)

Những tiếng chuông ngân, tuy chưa được rõ ràng, thánh thót, nhưng dù sao đó cũng là những tiếng chuông ở xứ người, khích lệ tôi tiếp tục tiến bước.
"Có tiếng mà chưa có miếng" thì chưa được vui lắm phải không quí vị"
Tôi muốn có "miếng" để trả nợ áo cơm cho Xã Hội và Quê Hương yêu dấu, nơi bé Dũng được sinh ra, lớn lên trong sự thương yêu, đùm bọc của Cha Mẹ, anh chị, bà con, và những người cùng chung dòng máu Việt Nam.
"Đi đâu cũng nhớ Mẹ già
Nhớ canh dưa muối,
nhớ cà dầm tương"
(ca dao)

Cali, mùa xuân năm 2000
Thương tặng người vợ hiền thục và các con
Charlie Dũng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,457,609
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến